Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Những cái tang

27/11/201311:41(Xem: 19364)
12. Những cái tang

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



12. Những cái tang





Sau khi tôi về nhà chồng ít lâu, cha chồng tôi qua đời, hưởng thọ sáu mươi ba tuổi. Tôi nghĩ có lẽ ông ấy bị ung thư, dù thời đó chúng tôi không biết gì về căn bệnh này. Ông không thể ăn gì được kể cả mật ong, trong một tháng, ông sa sút và yếu đi kinh khủng, chúng tôi biết là cái chết đã đến gần. Chúng tôi đã mướn nhà đòn rồi.

Vào đêm ông chết, ông nói với tôi rằng cố phải chịu đau khổ vì tính khí của mẹ chồng, nhờ vậy mà về sau cuộc đời của tôi sẽ dễ chịu. Ông bảo tôi đừng ghi nhớ gì về sự đau khổ này mà hãy làm một người vợ tốt. Tôi đã khóc suốt trong lúc đó. Ông cố gắng hết sức để an ủi tôi và bảo tôi đừng lo gì cho ông. Rồi ông nói ông muốn uống một chén trà mật ong, khi tôi nâng đầu ông lên để uống trà, thì ông tắt thở.

Mọi người được gọi vào phòng và khóc bên giường của ông. Người ta cho rằng khóc nhiều hay biểu lộ cảm xúc quá nhiều là không tốt, vì vậy chúng tôi cố gắng kiềm chế và chỉ tụng kinh cầu nguyện. Tất cả hàng xóm đều đến viếng người quá cố, chia buồn và giúp đỡ tang lễ. Các vị khách biếu tặng cho tang gia mười hai ổ bánh mì, vì mười hai là con số của sự chết. Tất cả phụ nữ trong nhà ngừng mọi công việc cho đến khi lễ tang kết thúc, tức là sau ba tuần, trong thời gian đó tất cả mọi công việc đều do những người hầu và tá điền làm giúp.

Mọi người trong gia đình đều tụ tập ở nhà trong ba tuần tang lễ, không làm gì mà chỉ tụng kinh cầu nguyện. Các tu sĩ đến tụng kinh trong ba ngày. Người ta tụng niệm để thần thức của người chết không bám giữ vào tài sản vật chất, người thân của mình, và sẽ tái sinh ở một cõi giới cao hơn.

Thầy bói quyết định thời gian thi thể người quá cố được quàn ở trong nhà bao lâu, thời gian này có thể là ba ngày. Linh cữu của cha chồng tôi được để ở trong nhà hai ngày. Chúng tôi canh thức ngày đêm, tụng kinh và lễ bái nhiều lần. Chúng tôi tin rằng khi chết, người ta trở thành một vị thần, vì vậy chúng tôi cư xử với người quá cố như một vị thần.

Thầy bói cũng quyết định cách tống táng là hỏa thiêu, chôn dưới đất, thả xuống nước hay cho chim ăn. Điểu táng được xem là cách tốt nhất, vì sạch sẽ nhất, nhưng ở Tsongkha, đa số xác người chết được chôn xuống đất. Xác người quá cố được đặt ngồi theo tư thế tọa thiền hoa sen, hai tay chắp như đang tụng kinh cầu nguyện, người ta đo kích thước rồi đóng một cái hòm bằng gỗ. Mặt người chết được che kín bằng một chiếc khăn lễ, và thân được bọc vải trắng, thường là vải lụa. Cha chồng của tôi được mặc áo Tây Tạng bằng lụa trắng, những bông hoa thơm và những cành thông được đặt vào trong hòm cùng với thi hài, không có một vật nào khác được để vào trong hòm.

Mỗi gia đình có một nghĩa địa riêng ở trong khu đất của mình, và đây là nơi linh cữu của cha chồng tôi được đưa đến an táng. Tất cả người hàng xóm đều đến để đưa tiễn, ông thầy bói cũng cho biết những người nào có thể chạm vào xác người quá cố và quan tài. Các thân nhân phái nam sẽ khiêng quan tài, họ không được đặt nó xuống mà cũng không được ngừng lại, vì người ta tin rằng nếu ngừng lại, thần thức của người quá cố sẽ ở lại tại chỗ đó mà không thể đi tái sinh một cách bình thường.

Các thân nhân phái nữ không được đi theo linh cữu ra nghĩa trang mà phải ở lại nhà, mẹ chồng tôi rất buồn và khóc liên tục, tất cả các con của bà đã trở về để an ủi bà. Trong ba tuần chúng tôi không được đến thăm nhà của ai và không được cưỡi ngựa. Tất cả những vật dụng của người quá cố được mang cho người khác, tang gia không được giữ lại một vật nào cả.

Trong gia đình của người quá cố, các bà các cô không được trang điểm mái tóc với những dải lụa nhiều màu thông thường, cũng không được gội đầu trong một tuần sau khi người thân qua đời, tóc của chúng tôi chỉ được cột sơ sài bằng một sợi len trắng. Chúng tôi chỉ được mặc y phục cũ, và không được đeo một món trang sức nào. Khi cha chồng tôi chết, tấm ở lưng được bỏ ra, tấm "hari" được đeo như vậy trong suốt thời kỳ để tang. Khi chồng chết, tấm nhung ở cả hai bên được lấy ra trong ba năm để tang.

Đàn ông đang có tang không được mặc trang phục mới, và nếu có tang cha mẹ, họ không được đội mũ nón. Giống như phụ nữ, họ phải cột những sợi len trắng trên bím tóc. Sau ba tuần những sợi len này được tháo ra và đốt, đối với nam cũng như nữ, và bây giờ những dải lụa nhiều màu có thể được đeo trở lại trên tóc.

Mẹ chồng của tôi đã qua đời sau chồng bà hai năm. Lúc đó tôi đã hai mươi tuổi, bà cụ hưởng dương trần thế năm mươi tám tuổi. Bà bị bệnh nhưng tôi nghĩ bà chết vì nhớ người anh của bà là Taktser Rinpoche, đã qua đời trước đó không lâu.

Khi trẻ con chết, tang lễ được làm đơn giản, các vị lạt ma đến nhà tụng niệm, và thầy bói đến coi ngày giờ. Tôi có ba con trai chết non, một đứa được chôn, và hai đứa kia được đưa lên một quả đồi cao để đó bố thí cho chim hay thú rừng. Tôi bảo những người khiêng xác mang quần áo của các con tôi về, vì chúng đã tới thế gian này không mặc gì cả và tôi muốn chúng rời khỏi đây cũng vậy.

Chúng tôi tin rằng nếu người ta khóc quá nhiều khi có người chết, người quá cố sẽ không thể siêu thoát. Người ta nói nước mắt của cha mẹ sẽ giống như mưa đá rơi xuống mặt đứa con đã chết. Vì vậy tôi luôn luôn kiềm chế sự xúc động của mình khi các con của tôi mất, dù trong lòng tôi đau khổ biết bao, và tôi cũng bảo chồng tôi đừng khóc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2011(Xem: 7813)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
16/02/2011(Xem: 9562)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
16/02/2011(Xem: 6037)
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, thư giãn tinh thần.
16/02/2011(Xem: 6867)
Yêu thương và được yêu thương là hai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
15/02/2011(Xem: 11205)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 7066)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 10890)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7383)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7370)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8565)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]