Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Những năm đầu đời

27/11/201310:30(Xem: 19335)
02. Những năm đầu đời
Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Tác giả: Diki Tsering
Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup
Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering
Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
Diễn đọc: Pt Quảng An


2. Những năm đầu đời của tôi




Vài ngày trước khi tôi ra đời, ông nội tôi đến gặp một vị lạt ma ở địa phương. Ông nhất định nói rằng đứa cháu sắp chào đời sẽ là con gái. Ông nói: "Tôi cảm thấy điều này ở trong xương tủy. Nó sẽ là một người danh tiếng. Xin giúp con tìm một cái tên cho đứa con gái đặc biệt này, nó sẽ trở thành một người đàn bà đặc biệt về sau". Sau vài lời cầu nguyện và nhiều giờ xem số, cái tên Sonam Tsomo được quyết định chọn, Sonam nghĩa là "phồn thịnh" (fertility) và Tsomo là nữ thần trường thọ (goddess of longevity).

Trong truyền thống xã hội nông thôn chúng tôi, tôn giáo là điều thiết yếu nhất của đời sống. Tôn giáo mang lại mọi sự an lạc cho tâm trí. Tôn giáo mà tôi gọi là niềm tin hay tín ngưỡng, là một phần của mọi phương diện đời sống hằng ngày của chúng tôi. Các tu sĩ, đại diện cho các đấng thiêng liêng trên thế gian, được mời tham dự mọi sự kiện lớn của đời sống như sinh ra đời, hôn nhân, di chuyển, bệnh tật, tang chế và tái sinh.

Những ký ức sớm nhất của tôi là về một xứ được thiên nhiên ban cho tính chất của một thiên đường sung túc với rừng cây, hồ nước, núi đồi và đất mầu mỡ. Đó là ký ức của tôi về ngôi làng Churkha ở xứ Tsongkha, nơi tôi ra đời. Churkha thuộc quyền cai trị của Tu viện Kumbum. Tsongkha là nơi sinh ra Tổ Sư Tống Khách Ba (Tsongkha), người khai sáng ra Tông Phái Gelugpa (Hoàng Mạo Giáo) của Phật Giáo Tây Tạng vào thế kỷ thứ mười bốn. Tôi là đứa con thứ hai trong nhà và là con gái thứ nhất. Có lẽ sự ra đời của tôi được coi là một sự không may mắn cho cha mẹ tôi vì nó báo trước một chuỗi dài những đứa con gái trong gia đình.

Tôi không bao giờ quên những ngày thơ ngây và tự do của mình ở Amdo (một trong hai tỉnh miền đông Tây Tạng). Tôi lớn lên với bảy em gái và ba anh em trai trong tình thương nồng ấm. Cha mẹ tôi là những nông dân hiền lành và giàu có. Tầm mắt và ý thức của tôi bắt đầu và chấm dứt với đời sống của ông cha tôi, những người làm nghề canh tác ruộng đất. Đất là phương tiện sống của chúng tôi. Khi số mạng thay đổi đời sống của tôi một cách bất ngờ và mau chóng như vậy, tôi chỉ là cô gái nông thôn.

Trong những năm đầu đời, tôi sống trong một gia đình lớn. Cha tôi có sáu anh em và tất cả họ đều sống trong cùng một nhà với vợ con của họ. Đây là một tập quán đặc thù của địa phương chúng tôi ở tỉnh Amdo. Con trai đưa vợ về sống ở nhà cha mẹ của mình, còn con gái thì về nhà chồng. Khi cha mẹ chỉ có con gái, họ sẽ "bắt rể" về sống với gia đình mình để duy trì dòng họ của gia tộc, nhưng đây không phải là tục lệ tiêu biểu.

Kiến trúc nhà cửa ở Amdo rất khác kiểu nhà ở miền trung Tây Tạng. Nhà ở đây có hình vuông, với một tầng hoặc hai tầng và chúng tôi cũng có một tầng dành cho những người giúp việc. Nhà có tường được làm bằng hai lớp ván, ở giữa là lớp cát nện. Nhà ở nông thôn có sân rộng, xung quanh có tường rào được làm bằng những tảng đá. Một gia đình lớn thường sống trong một cụm những ngôi nhà như vậy. Mỗi ngôi nhà có một phòng lớn chứa thực phẩm, gồm "tsampa" (bột lúa mạch rang, thực phẩm chính của người Tây Tạng), bột mì, bơ, thịt khô và dầu mè. Chuồng gia súc được xây ở bên ngoài ngôi nhà cho cừu, bò, ngựa, trâu yak, lừa, heo, và dzomo (là con của trâu yak và bò cái, con đực gọi là dzo).

Ở vùng này tôi từng thấy có một giống chó trông rất hung dữ, kể cả ở Lhasa. Chúng được nuôi để làm chó canh, người ta nói rằng những con chó này thường được đổi lấy ngựa. Khi được trao đổi như vậy, chúng phải đi tới những nơi xa, và bàn chân của chúng sẽ bị sưng. Người ta lấy lông trâu yak bọc những bàn chân đó lại để có thể đi tiếp.

Cha tôi tên là Tashi Dhondup, và mẹ tôi tên là Doma Yangzom. Ông bà nội tôi ở cùng với chúng tôi. Ở Amdo tất cả những người đàn bà lớn tuổi được gọi là "amala", hay mẹ. Để phân biệt các bà mẹ khác nhau. Chúng tôi gọi mẹ già là "tama" và mẹ trẻ là "gama", theo thứ tự trên dưới của họ. Để tỏ lòng hiếu thảo, những người con trưởng thành không để cho cha mẹ của mình phải làm việc, vì những người già được coi là đã làm công việc của họ trong thời tuổi trẻ.

Từ lúc tôi mới sinh ra, ông bà nội tôi rất thương tôi, dù tôi là con thứ hai, sau một người anh, vì các vị linh cảm tôi là một đứa trẻ đặc biệt và sẽ là một người lớn đặc biệt hơn nữa. Ông bà dành cho tôi nhiều tình cảm đến mức tôi cảm thấy mình được nuông chiều. Tôi biết ơn ông bà đã làm cho tuổi thơ của tôi vui sướng và đã không cho biết, dù chỉ tạm thời, rằng đời sống của một người đàn bà có thể khó khăn, khắc nghiệt, đầy thử thách và khổ đau.

Ông bà nội là mối liên hệ giữa tôi và thế giới của tôi. Tôi ngủ với các vị, ăn với các vị, được các vị dỗ dành và nựng nịu. Dường như các vị dành cho tôi sống trọn vẹn đời sống nhỏ bé của mình. Đây là điều khả hữu vì có mối liên hệ tự nhiên và thoải mái giữa ông bà và các cháu, không có những nguyên tắc cư xử cứng nhắc.

Ông nội của tôi là một người rất mạnh mẽ, quyền uy và hơi kiêu ngạo. Ở Amdo lúc đó ông nội là chúa tể, và ông cai trị với bàn tay sắt. Con người dữ dội này đã bồng tôi trên tay ngay lúc tôi chào đời và la lớn "Con bé này là Sonam Tsomo của tôi". Với câu tuyên bố này, tôi đã thuộc về sự trông coi của ông nội. Dù khó chịu với sự phô diễn quyền lực của ông nội, cha mẹ tôi cũng chỉ biết vâng lời ông.

Cha mẹ tôi chiều ý ông bà nội trong mọi việc quan trọng nhưng cũng chiều theo mọi ý muốn của tôi. Điều này thường có vẻ kỳ lạ, và chỉ về sau tôi mới hiểu sự tôn trọng ẩn ở bên dưới những mối liên hệ gia tộc của chúng tôi, và sự tôn trọng này có ở trong mọi hành vi của chúng tôi như thế nào. Mọi người trong gia tộc đều sợ và tôn kính ông bà, nhưng liên hệ giữa ông bà và các cháu lại có tính cách thân mật. Liên hệ giữa cha mẹ và con cái thì có liên hệ kiềm chế, khoảng cách và có phép tắc. Mối liên hệ của cha mẹ tôi đối với Ông bà nội là như vậy.

Với sự thú vị ngầm, tôi nhận thấy cha mẹ tôi nể sợ ông bà nội. Thí dụ, nếu ông bà nội ngồi trên phản, cha tôi không được ngồi bên cạnh ông nội, ít nhất cũng là trước mặt người khác. Vì sự hiếu kính, cha tôi phải đứng hay ngồi dưới sàn nhà. Nhưng tôi có thể leo lên phản ngồi cạnh ông nội và cảm thấy an toàn trong vòng tay của ông. Tôi cố ý khiêu khích cha tôi bằng cách này để cho thấy trong sự hiện diện của ông nội tôi là cô chủ nhỏ của tất cả và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.

Khi ông nội uống trà, phong tục không cho phép cha tôi cùng uống trà, trừ khi ông nội nói "Tashi, con ngồi xuống uống một chén". Ngay cả khi đó cha tôi cũng không bao giờ ngồi xuống một cái ghế mà chỉ ngồi xuống sàn nhà. Ghế là chỉ dành cho những người ngang hàng ngồi đối diện nhau.

Mỗi buổi tối, khi gia đình tụ họp trong bữa ăn, tôi lại nhích đến gần ông nội, một dấu hiệu bí mật giữa ông nội và tôi hàm ý chúng tôi sẽ có một cuộc vui sau bữa ăn. Tôi sẽ say mê nghe ông nội kể vô số truyện tích. Câu chuyện mà tôi thích nhất là chuyện ông nội tôi thắng tất cả mọi người khác trong việc chọn tên cho tôi. Ông nội là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi trong những năm tháng đầu đời đó. Ông nội biết cách vui hưởng mọi kinh nghiệm đời sống của mình.

Ngay cả khi còn khá nhỏ tôi đã suy nghĩ về sự kiện là con gái chứ không phải con trai. Chúng tôi sớm biết về vai trò và ý nguyện khác nhau của đàn ông, đàn bà và gia đình nào cũng thích con trai hơn con gái. Có khi người ta coi việc sinh ra con gái là điều xui xẻo. Tôi nghe nói một gia đình nghèo đã dìm chết đứa con gái sơ sinh của họ. Con gái trong nhà bị xem là một gánh nặng kinh tế trong xã hội nông nghiệp chúng tôi. Khi còn nhỏ, con gái chỉ biết ăn mà không đóng góp gì cho việc sản xuất nông phẩm. Đến tuổi vị thành niên, con gái lại phải được cha mẹ cho của hồi môn để đi về nhà chồng. Ngược lại, con trai làm cho sản lượng lương thực của gia đình gia tăng. Họ ở lại trong gia đình và con cháu của họ làm cho tài sản gia đình lớn hơn nữa.

Nhiều lần tôi hỏi ông nội là ông có thích con trai hơn con gái không? Tôi sẽ không chịu đựng nổi cảm giác bất mãn nếu ông nội nói thích con trai hơn, nhưng ông nhéo tai tôi và nói "Có phải là ông đã nói cháu là con gái ngay cả trước khi cháu ra đời hay không?".Lúc đó tôi cảm thấy thật vui sướng. Tôi muốn người khác thích tôi vì chính con người của tôi chứ không vì tôi thuộc về một giới tính có ích lợi thực tiễn cho họ.

Những năm đầu tiên đó có đủ những loại vui sướng mà tôi không bao giờ quên. Tôi được tự do cười lớn như là đang nghe kể chuyện khôi hài nhất thế giới, được tự do ngắm vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá, cảm nhận sự vui thích của ngựa và bò, được tự do mơ mộng tất cả những giấc mơ mà mình có thể gợi lên trong tâm trí.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2014(Xem: 6971)
Ngày chủ nhật vẫn hối hả, vẫn đan xen sọc ca-rô những dòng xe. Bỗng nhiên trên đường phố Sài Gòn xuất hiện 24 thành viên trẻ trung vui nhộn mặc áo cam tươi tắn đầy sức sống. Họ đạp xe đạp. Họ mang theo bao tải đựng rác, găng tay và dụng cụ nhặt rác. Vâng! đó chính là những thành viên CLB Sách Thái Hà. Những con người với nhiệt huyết của tuổi trẻ mong muốn xây dựng một cộng đồng ý thức "xanh" và sống "xanh".
25/12/2014(Xem: 7864)
Những ai hành trì pháp Theo chánh pháp khéo dạy sẽ đến bờ bên kia Vuợt ma lực khó thoát. PC.86. Đạo Phật là con đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.
24/12/2014(Xem: 8056)
Vị khách Tăng được mời đến đạo tràng Thọ Bát Quan Trai của chùa Linh Thứu trong khóa tu mùa đông năm nay, không ai xa lạ, đấy là Thầy An Chí đến từ xứ Na Uy nơi biệt danh là xứ lạnh tình nồng, lạnh đến nỗi chỉ ăn kem ngoài trời mới cảm thấy ấm áp mà thôi.
24/12/2014(Xem: 6726)
Để nhận thức về thế giới hiện tượng bên ngoài, con người thường dựa hẳn vào 5 giác quan của mình như là 5 công cụ tìm kiếm hiện thực vậy. Nhưng 5 giác quan này là luôn tạo ra “một thế giới cảm giác” luôn thay đổi. Do đó Phật giáo mới nói 5 căn hiệp với 5 trần là gây đau khổ tưng bừng. Vì trong ngoài gì cũng thay đổi chạy ngược chạy xuôi hết mà. Cho nên về việc tu tập, trước tiên chúng ta phải biết kiểm soát 5 căn này, bằng cách đừng cho nó tiếp xúc với trần cảnh nhiều quá, mà làm rối lòng chúng ta thì sẽ rất khó tu.
24/12/2014(Xem: 8695)
Bạn đừng quy Phật Pháp Tăng ngoài cửa miệng. Khi quy y thì tâm bạn với Phật là một. Bạn đừng quên sống với tâm tỉnh giác, sống với tâm tỉnh giác, chính là quy y Phật vậy. Khi quy y thì tâm bạn với Pháp là một. Bạn đừng quên mọi an lạc đều là do tâm không còn phiền não đem lại. Quy y với tâm không phiền não là quy y Pháp vậy.
22/12/2014(Xem: 9156)
Cuộc sống đời thường của nữ tu Tây Tạng Ngoài lúc thiền, hay tụng kinh, các ni cô được làm những công việc mình yêu thích như vẽ tranh hay nói chuyện điện thoại cùng bạn bè.
21/12/2014(Xem: 7712)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
21/12/2014(Xem: 7689)
Câu chuyện thứ nhất nói về một người được coi như là một vị Bồ Tát của nhân loại. Đó là bà Melinda Gates. Bà sinh năm 1964. Chồng bà là ông Bill Gates sinh năm 1955. Ông là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Khối tài sản của ông có khi lên tới 77, 8 tỉ USD.
19/12/2014(Xem: 15510)
Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói với BBC ông cho rằng có thể mình sẽ là người cuối cùng giữ cương vị này. Tuy nhiên ông nói cũng là điều tốt nếu như truyền thống nhiều thế kỷ nay dừng ở "một vị Đạt Lai Lạt Ma được nhiều người tôn kính". Ông cũng cho rằng Anh quốc đã nhẹ tay với Trung Quốc quanh các vụ biểu tình mới đây vì lý do tài chính. Ông nói: "Túi tiền của họ ít nhiều đang trống rỗng, vậy nên họ quan trọng việc quan hệ chặt với Trung Quốc vì lý do tiền bạc". Đức Đạt Lai Lạt Mamới đây đã bị Đức Giáo hoàng từ chối tiếp khi ông tới tham dự một cuộc họp dành cho những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome. Vatican giải thích đây là vì "tình hình tế nhị" với Trung Quốc.
15/12/2014(Xem: 7743)
Là người phàm, không ai tránh khỏi những tệ nạn sai phạm tầm thường, tuy nhiên cũng không hiếm những tu sĩ làm chủ được bản thân, không để hành động đi ra ngoài luật nghi của nhà Phật. Và cũng rất may, kẻ phạm giới hoặc tạo ra tai tiếng phần lớn là các tu sĩ trẻ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]