Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Lại Ra Đi, Đến Khu Rừng Nimba

26/11/201320:39(Xem: 35266)
21. Lại Ra Đi, Đến Khu Rừng Nimba
mot_cuoic_doi_tap_4
Lại Ra Đi,
Đến Khu Rừng Nimba


Sau lễ tôn trí xá-lợi tôn giả Koṇḍañña vào tháp bạc, được mấy hôm, đức vua Bimbisāra, hoàng hậu Videhi và một số quan đại thần đến thăm viếng đức Thế Tôn. Cũng như đồng thời, một số đại gia chủ, trưởng giả trong kinh thành cũng tìm đến Trúc Lâm để nghe pháp, cúng dường...

Ông thần y Jīvaka Komārabhacca vừa công cán từ Vesāli về, người đang còn đầy bụi đường cũng hối hả đến đảnh lễ bảo tháp, sau đó đến vấn an sức khỏe của đức Thế Tôn.

Đức Phật thuyết một vài pháp thoại khác với thường lệ, ngài nhấn mạnh về lẽ vô thường của chư pháp, cái sinh tử tất định của các loài hữu tình. Sau đó, đức Thế Tôn tán thán công đức của hai hàng cận sự về việc xây dựng bảo tháp để phụng thờ xá-lợi của chư vị A-la-hán tịch diệt.

Trong hội chúng hôm đó có người hỏi, trên thế gian này, ai là người xứng đáng được xây dựng bảo tháp? Đức Phật đã cặn kẽ nêu dẫn truyền thống chư Phật quá khứ cũng như lịch sử lâu đời của châu Diêm-phù-đề - thì chỉ có đức Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, chư vị A-la-hán và vua Chuyển luân Thánh vương mới hội đủ công đức phước báu để thế gian xây dựng bảo tháp phụng thờ, lễ bái.

Cuối buổi pháp thoại, chợt thần y Jīvaka trình bày một việc hơi lạc đề nhưng đáng quan tâm:

- Tôn giả Aññā-Koṇḍañña hơn mười năm ẩn cư tại Himalaya, đến lúc tuổi già, thọ phần đã mãn mà trông sức khỏe, vóc dáng vẫn khang kiện, không ốm đau, bệnh tật gì, đấy là do nước ngọt trong lành, không khí trong lành, cây trái trong lành. Tại Vesāli cũng như các thành phố lớn của Vajjī, Mithilā đều không có được môi trường tốt lành như vậy! Lại nữa, lúc này đời sống vật chất tăng thịnh, do đó, chư tăng được thí chủ dâng cúng vật thực thượng vị hằng ngày. Điều này lại phát sanh vấn đề là chư tăng quá nhiều vị bị bệnh, nhiều chứng bệnh khác nhau nhưng phổ biến nhất là tháo dạ(1)và một số bệnh thuộc về khí huyết. Ngoài một số thuốc mà đệ tử sẽ chế biến để sử dụng cho chư tăng, xin đức Thế Tôn y chuẩn cho mấy điều, nhờ vậy, ngăn ngừa phần nào một số chứng bệnh tương quan phát sanh.

- Ừ, ông cứ nói!

- Quanh cốc liêu của chư tăng phải cho làm đường đi kinh hành, sạch sẽ, cao ráo, bề ngang chỉ cần một hắc tay hoặc rộng hơn một tí, bề dài chừng năm bảy đòn gánh cũng được; và nó được xem như là một thiết kế đồng bộ với cốc liêu. Có đường kinh hành này, chư vị đi lui đi tới thư giãn, hít thở, niệm tưởng hoặc an trú đề mục gì cũng được... thì loại trừ rất nhiều thứ bệnh.

- Đúng vậy! Cốc liêu của Như Lai và chư vị trưởng lão có đường kinh hành này nhưng nó chưa phổ cập đi các nơi. Rồi Như Lai sẽ nhắc nhở. Thêm một chút nữa, là nếu mùa mưa thì cho phép làm đường kinh hành có mái che!

- Tâu vâng! Cái thứ hai, đệ tử thiết nghĩ là rất cần thiết nhưng không biết có thực hiện được không!

- Ông cứ nói!

- Những thành phố cổ xưa của những nền văn minh cổ, thành phố nào cũng có những nhà tắm hơi công cộng. Hiện nay chỉ còn duy trì trong các cung đình, giới quý tộc, đại phú gia, đại phú thương. Nếu được tắm hơi, không kể mùa mưa hay mùa nắng, nó sẽ loại trừ một số căn bệnh khác nữa. Đức Thế Tôn, chư vị trưởng lão tôn túc nên sử dụng phòng tắm hơi để duy trì sức khỏe vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người.

Đức Phật nói:

- Yêu cầu này hoàn toàn đúng đắn nhưng không thể đem ra thực hiện khắp các tăng xá, trú xá được. Tại sao vậy? Tại vì nó có phù hợp với đời sống một bát, ba y, tri túc và dị giản của chư tỳ-khưu không, hở Jīvaka? Rồi ngay những nhóm đệ tử của Mahā Kassapa, của ba anh em ông Kassapa thọ trì đầu-đà bậc thượng, bậc trung, bậc hạ, họ sẽ nghĩ như thế nào về đời sống chư tăng tại các đại tịnh xá lại có nhà tắm hơi, này Jīvaka, ông hãy nói đi!

Jīvaka cúi đầu:

- Tâu, quả thật vậy!

Chợt, đức Phật lại mỉm cười:

- Tuy nhiên, này Jīvaka! Một vài nơi ở đâu đó, có thể thiết kế phòng tắm hơi bên cạnh bệnh xá để dành cho bệnh nhân thì có thể được.

Việc trở nên dễ dàng là hội chúng thính pháp hôm đó ai cũng sẵn lòng cúng dường tài vật nên tại Rājagaha, tất thảy mọi cốc liêu của tăng ni đều có đường kinh hành và nơi nào có bệnh xá thì nơi ấy có phòng tắm hơi.

Thấy đã xong việc, đức Phật và một hội chúng năm trăm tỳ-khưu lại lên đường hành hóa. Lần này, tỳ-khưu Meghiya, thuộc dòng Sākya, có vẻ có ý tứ, ngăn nắp, cẩn thận được chư vị trưởng lão đề cử làm thị giả cho đức Phật. Chư trưởng lão tôn túc có đệ tử bên mình và khắp các nơi cũng cất cánh thiên di. Chư tỳ-khưu chân cứng, cánh mềm cũng theo gió ta-bà mà mười phương du hóa. Rốt lại, đại tịnh xá Trúc Lâm vừa đông đúc là thế mà chỉ còn chừng năm bảy trăm vị duy trì sinh hoạt.

Đức Phật và hội chúng hướng chênh phía tây bắc, cứ phía nam sông Gaṅgā mà đi. Thấy bên cạnh đức Phật có mặt nhiều vị trưởng lão, lại có Mahā Moggallāna, Ānanda, Nanda, Rāhula, thị giả Meghiya - nên tôn giả Sāriputta xin được về thăm quê nhà cũng ở gần đây. Đức Phật mỉm cười, nhẹ gật đầu, vì ngài biết ông ta luôn tìm cách để hóa độ cha mẹ cũng như những em trai và em gái ở quê nhà.

Cứ ngày đi, đêm nghỉ, hôm kia hội chúng dừng chân tại một khu rừng xanh tươi mát mẻ vô cùng. Đức Phật chợt hỏi:

- Đây là nơi nào? Chỗ này Như Lai chưa hề đi qua một lần nào!

- Khu rừng này tên là Naḷeru! Một vị tỳ-khưu người quê ở gần đây rành rẽ nói - Vì toàn là cây Pucimanda nên còn được gọi là Naḷerupucimanda; dân địa phương thì gọi nôm na là cây nimba(1), nó xanh tốt quanh năm, lá nó đắng chát, thân gỗ thì cứng như sắt nguội, bạch đức Thế Tôn!

Thấy đức Phật đưa mắt ngắm nhìn toàn cảnh khu rừng, biết ý, vị tỳ-khưu kia nói tiếp:

- Quanh đây đều là những thôn làng trù phú. Sầm uất nhất là thị trấn Verañjā. Vậy hội chúng năm trăm vị có thể an cư mùa mưa ở đây mà không ngại thiếu thốn, bạch đức Thế Tôn!

Thấy đức Phật vẫn im lặng như đang trú định, vị tỳ-khưu kia cứ hồn nhiên, vui vẻ nói:

- Rừng này là chỗ cuối cùng của biên giới nước Māgadha, trước mắt, qua con sông kia đã là lãnh thổ của Kāsi, có thể đạp lên Soreyya, Saṅkassa... Bên trái chúng ta, đi mãi sẽ tới Payāgatittha có đoạn sông rất cạn có thể lội qua - và bên kia đã là Bārāṇasī rồi. Đức Thế Tôn tùy nghi đi phương nào cũng được.

Đức Phật gật đầu:

- Giáo pháp của Như Lai có nhân, có duyên với mọi người ở vùng nầy! Vậy, này Mahā Moggallāna! Ông hãy thông báo cho toàn thể tăng chúng biết ý định của Như Lai là như vậy. Chúng ta sẽ dừng chân ở đây một thời gian.

Chợt đức Phật yên lặng, nhắm mắt một lát rồi nhìn ra xa, tự nghĩ:

“- Kể từ thời đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) đến đức Phật Phussa là mười tám đức Chánh Đẳng Giác. Kể từ thời của ta đến đức Phật Phussa tuy chỉ bảy vị Phật nhưng phải trải qua thời gian lâu xa đến chín mươi hai đại kiếp. Thuở ấy, ta là một chàng trai thanh niên thường hay giao du với bạn bè xấu ác; khi thấy đức Phật Phussa được các giới cấp quyền quý dâng cúng vật thực thượng vị, đã khởi tâm không tốt, nhiếc mắng rằng: ‘Mấy ông thầy tu nầy xứng đáng ăn gạo có vỏ, hạt thóc lép, không xứng đáng ăn gạo sāli trong ngần quý báu như thế!’

Ôi! Chỉ với cái ác kiến ấy thôi mà ta đã phải nhận chịu biết bao khổ nghiệp. Nay ta đã chấm dứt lậu hoặc, kiết sử rồi, nhưng xem chừng phải ăn gạo có vỏ, hạt thóc lép trong thời gian ở khu rừng cây nimba này là nghiệp còn dư sót đó! Chuyện xưa ấy, nhân và duyên ấy chưa nên nói rõ cho đại chúng biết vội”.



(1)Ỉa chảy.

(1)Rất gần giống với cây “sầu đông?”



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 9036)
Bàn về lòng vị tha - một ấn phẩm dày 900 trang do Matthieu Ricard - nhà khoa học, nhà sư người Pháp viết và được Nhà xuất bản Nil tổ chức ấn hành. Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Mạng nghiên cứu Cles.com với chính tác giả.
14/05/2015(Xem: 6837)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 9974)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 12876)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 8659)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7370)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 13756)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8501)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8689)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30279)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]