Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Như Lai Là Một Nông Dân

26/11/201320:27(Xem: 30386)
15. Như Lai Là Một Nông Dân
mot_cuoic_doi_tap_4

Như Lai

Là Một Nông Dân



Thời gian tại Đại Lâm, đức Phật còn phải giảng nói cho Mahāli cùng với một số đông dân chúng người Licchavī khi tỳ-khưu Sunakkhaṭṭa từng khoe khoang là “sau ba năm sống gần đức Phật, ông ta tu tập có khả năng thấy được sắc tướng mỹ diệu của thiên nữ nhưng chưa nghe được âm thanh của họ” điều ấy rất nhiều người không biết hư thực ra sao?

Đức Phật trả lời là thiên sắc, thiên âm gì cũng có cả khi tu tập định nhất hướng với mục đích như vậy. Một hành giả sau khi đắc định, nhất là định tứ thiền, trở lại cận định của tứ thiền vị ấy hướng tâm đến các phương với mục đích thấy được thiên sắc, nghe được thiên âm thì vị ấy có thể đạt được sở nguyện. Không dừng lại ở đó, đức Phật còn khôn khéo, thiện xảo dẫn Mahāli và hội chúng Licchavī từ thiền định, thắng trí lên bốn đạo, bốn quả và Niết-bàn và cái rốt ráo này mới chính là mục đích của sa-môn hạnh.

Cuối thời pháp, cũng do Mahāli và hội chúng Licchavī còn thắc mắc “thân thể và linh hồn là một hay là hai”, đức Phật mỉm cười, trả lời rằng, khi nào quý vị tu tập chấm dứt tất cả khổ đau, phiền não rồi thì sẽ thấy rõ câu hỏi đó thuộc về hí luận, rỗng không, phù phiếm và vô ích.

Rời Vesāli, vượt sông Gaṇgā, dừng chân tại Pāṭaligāma rồi đức Phật và đại chúng về Veḷuvana. Tuy nhiên, mùa mưa năm ấy, đức Phật lại an cư tại làng Ekanāḷā gần núi Dakkhiṇāgiri(1)phía Nam kinh thành Rājagaha. Tại đây, đức Phật thấy có cơ duyên hóa độ một vị đại điền chủ sau này sẽ trở thành một vị A-la-hán, đấy là ông bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja.

Chuyện sau đó kể rằng, hôm ấy, bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja chuẩn bị làm một cuộc lễ hạ điền trọng thể trước khi vào vụ cày bừa cả hằng ngàn mẫu ruộng của ông ta. Đội quân chăm lo nông vụ này là năm trăm thợ cày trai tráng, mạnh khỏe, năm trăm lưỡi cày và ba ngàn(2)chú bò sung sức. Ông còn chu đáo sai gia nhân nấu cơm trộn sữa cho quan khách, thợ thầy rất đầy đủ trước khi chuẩn bị ra đồng.

Đúng vào lúc ấy, đức Phật xuất hiện chỉ có một mình với bình bát trên tay, đại y vắt vai với hào quang sáu màu dập dờn từng đôi một, rồi ngài dừng lại, cách một quãng trước mặt vị gia chủ cùng thầy thợ. Dung sắc mỹ diệu và thái độ trầm tĩnh, tự tin của đức Phật làm cho mọi người đều im lặng, chiêm ngưỡng.

Riêng bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja thì đã có nghe danh đức Phật nhưng ông không thích giáo hội ấy, chỉ gồm toàn những người ôm bát đi xin ăn, làm biếng lao động chân tay, ăn hại xã hội. Vì nghĩ vậy, sau khi biết đấy là đức Phật, bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja cất giọng rất lịch sự nhưng bên sau là cố ý công kích, chế nhạo:

- Thưa sa-môn Gotama! Chúng tôi là nông dân. Chúng tôi phải cày bừa, phải gieo mạ, phải bón phân, phải nước tưới, phải chăm sóc, phải gặt hái mới có được hạt lúa, mới có gạo thổi cơm. Ôi! biết bao nhiêu là khó khăn, vất vả, đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được cái ăn để duy trì sự sống. Còn sa-môn Gotama và chúng đệ tử thì như thế nào? Chư tôn giả không cày bừa, không gieo mạ, không bỏ phân, không tưới nước, không chăm bón, không gặt hái, không đổ mồ hôi, không tốn công sức... mà đòi có cơm ăn hay sao? Phải lao động, phải làm việc mới có cái ăn chứ?

Đức Phật mỉm cười với sắc diện tỏa sáng dịu dàng như trăng rằm rồi chậm rãi đáp:

- Này gia chủ Kasī-Bhāradvāja! Như Lai cũng là một nông dân! Như Lai cũng cày, cũng bừa, cũng gieo trồng, cũng bỏ phân, tưới nước, cũng tốn công sức chăm bón và gặt hái đó chứ!(1)

Bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja bất giác cười rộ:

- Thế cày bừa của sa-môn Gotama đâu? Dụng cụ nông tang đâu? Rồi còn nào bò, nào ách, hạt giống đâu? Vậy thì nước tưới cái gì, bón phân cái gì và gặt hái cái gì, thật là nực cười!

Giọng của đức Phật vẫn toát ra âm thanh điềm đạm, ôn nhu, từ hòa:

- Này điền chủ! Ông không biết đó thôi. Hạt giống để gieo của Như Lai là đức tin (saddhā); giữ gìn luật giới và hạnh kiểm (tapo) là nước tưới; cày và ách là trí tuệ (paññā), cán cày là biết hổ thẹn tội lỗi (hiri), dây cương là tâm ý an định (mano), lưỡi cày và roi điều khiển là chú niệm (sati)...(2)Này điền chủ! Con người sống giữa cuộc đời mà nếu không có đức tin, không có hạnh kiểm tốt, không có sự sáng suốt, tỉnh thức, không biết hổ thẹn tội lỗi, không có tâm trầm tĩnh, ổn định, không có chú niệm trong mỗi một việc làm thì con người ấy ra sao, cuộc đời này sẽ ra sao, điền chủ?

Bà-la-môn cảm thấy thấm thía quá, thú vị quá, ông uống từng lời, có vẻ yên lặng lắng nghe.

Đức Phật nói tiếp:

- Này điền chủ! Ông chăm sóc, giữ gìn ruộng nương thì Như Lai chăm sóc, giữ gìn hành động và lời nói; ăn uống có tiết độ, tri túc và dị giản trong mọi nhu dụng hằng ngày; dùng hạnh chân thật để đối trị với gian xảo, lừa dối; và đạo quả A-la-hán là thành quả ruộng nương của Như Lai!(1)

Này điền chủ! Cố gắng, nỗ lực (viriya) là những con bò (tứ chánh cần) đưa Như Lai đến trạng thái không còn bị trói buộc(2), thẳng tiến bất thối chuyển, đi, đi mãi, đến nơi không còn sầu não(3).

Còn nữa, công lao khổ nhọc cày bừa gặt hái ấy, nay Như Lai đã thành tựu, đã viên mãn, đạt được hoa trái Bất tử, giải thoát tất thảy khổ đau, phiền muộn(4), này điền chủ!

Đức Phật thuyết giảng thế xong, bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja kinh cảm, phát sanh đức tin, hối hả sai gia nhân bưng một bát lớn cơm trộn sữa dâng cúng đến ngài, rối rít nói:

- Vậy xin tôn giả thọ nhận vật thực này! Tôn giả quả thật là một nông dân, đã gieo trồng và gặt hái được trái quả bất tử!

Đức Phật đưa tay ngăn bát lại, không thọ nhận:

- Vật thực thọ nhận do thuyết giảng giáo pháp, kệ ngôn thật không thích đáng cho Như Lai dùng. Này điền chủ! Đây là thông lệ của chư Chánh Đẳng Giác. Khi nào truyền thống tốt đẹp này được duy trì thì sự nuôi mạng chơn chánh còn được bảo lưu, tôn trọng. Và chính đời sống phạm hạnh thiêng liêng trong sạch ấy của chư vị thánh nhân mới là phước điền vô thượng cho chư thiên và loài người.

Nghe thế xong, Bà-la-môn Kasī-Bhāradvāja lại càng tăng trưởng đức tin thêm nữa, hỷ lạc dâng rần rần. Sau đó đức Phật còn giảng thêm cho ông ta nghe những cách cúng dường đúng chánh pháp là như thế nào. Mọi hiểu lầm, nghi nan của ông không còn nữa, mắt ông sáng lên, thấy được con đường. Ông xin được quy y Tam Bảo trở thành một người thiện nam.

Nhân duyên của vị điền chủ này còn hơn thế nữa. Trong thời gian đức Phật còn an cư tại ngôi làng Ekanāḷā gần núi Dakkhiṇāgiri này, ông ta đã từ bỏ tất cả tư gia, điền sản xin được xuất gia sa-di. Được biết rằng, thời gian sau, ông được thọ đại giới, sống hạnh độc cư, tinh cần tu tập và ông đã trở thành một bậc lậu tận, A-la-hán thánh quả.



(1)Nhờ đức Phật an cư ở đây mà sau này có tu viện Dakkhiṇāgiri-vihāra.

(2)Bình quân mỗi cày buộc 6 con bò kéo.

(1)Từ câu kệ: “Kassako paṭijānāti, na ca pasāma te kasiṃ. Kasini no pucchito brūhi, yathā jānemu te kasiṃ”.

(2)Từ câu kệ: “Saddhā bījaṃ tapo vuṭṭhi, paññā me yuganaṅgalaṃ, hiri īsā mano yottaṃ, sati me phālapācanaṃ”.

(1)Từ câu kệ: “Kāyagutto vaciyutto āhāre udare yato saccaṃ karomi niddānaṃ, soraccaṃ me pamocanaṃ”.

(2) 4 trói buộc - đó là kāma (dục), bhava (hữu), diṭṭhi (kiến) và avijjā (vô minh).

(3)Từ câu kệ: “Viriyaṃ me dhurarayhaṃ, yogakkhemādhivāhanaṃ gacchati anivattantaṃ yattha gantvā na socati”.

(4)Từ câu kệ: “Evamesā kasikaṭṭhā sa hoti amatapphalā, etaṃ kasiṃ kasitvāna sabbadukkhā pamuccati”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2019(Xem: 6755)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9633)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6365)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6401)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7175)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
10/04/2019(Xem: 6492)
Ban sơ, Phật giáo là một phong trào cải cách chống lại uy quyền Vệ-đà, nghi lễ Bà-la-môn và hệ thống giai cấp đầy bất công cuả xã hội Ấn độ . Thời Đức Phật, khuynh hường nầy phát triển rộng khắp dưới sự lãnh đaọ của Đức Phật, đạo Phật được số đông dân chúng và gai cấp thống trị ủng hộ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9 DL, Ấn giáo tung đòn phản công: tư tưởng đạo Phật được cố ý đem vào Ấn giáo và Đức Phật lịch sử được tuyên bố là một Hóa thân của thần Vệ Nữu. Những gì trước đây là điểm hấp dẫn của Phật giáo nay cũng được tìm thấy trong Ấn giáo.
09/04/2019(Xem: 5596)
Con Cháu Hiếu Ông Bà Vui Tươi Lắm Hãy Giành Nhau Phụng Dưỡng Phước Đức Nhiều Chính Người Già Là Ruộng Phước Phì Nhiêu Sau Tam Bảo, Cùng Neo Đơn Khốn Khó…(2)
09/04/2019(Xem: 6712)
MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ Nguyên bản: Extending Help Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019
07/04/2019(Xem: 8681)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 7778)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]