Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chặng đường 20 năm (Tâm Huệ)

10/11/201319:35(Xem: 28730)
Chặng đường 20 năm (Tâm Huệ)

TVQD_ Bia Da Tieu Su TVQD


TU VIỆN QUẢNG ĐỨC

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM

Từ khi làn sóng di tản của người tỵ nạn Việt Nam trôi nổi theo vận mệnh dân tộc tỏa đi khắp năm Châu, thì Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại cũng bắt đầu thành hình,

Chư Tôn Đức Tăng Ni tại Hải ngoại đã xây dựng, hình thành Giáo Hội và lập nên các cơ sở Tự Viện, Tu Viện, Chùa chiền, Tịnh Xá, Thiền Viện… Chư Tôn Đức đã không ngừng thực thi sứ mạng "Tác Như Lai sứ, Hành Như Lai sự” để hoằng pháp lợi sanh.

May mắn thay, thế hệ Tăng Ni trẻ cũng đã tiếp nối con đường hoằng dương chánh Pháp bằng nhiều hình thức để theo kịp đà tiến triển vượt bực của nhân loại trong thế kỷ hai mươi mốt.

Trong số Tăng Ni trẻ tại Úc Châu, nổi bật nhất là Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Thầy hãy còn trẻ, ở tuổi độ 40. Thầy không chỉ xuất thân trong một gia đình mà các thành viên như bào huynh là Thượng Tọa Thích Tâm Phương, và bào tỷ là Sư Cô Thích Nữ Tâm Vân, đều là những người xuất gia tu học; mà tự bản thân Thầy cũng là ấu niên xuất gia và đồng chơn nhập đạo. Thầy đã thấm nhuần giáo lý Phật Đà, bước vào cửa giải thoát của ánh Đạo vàng, để rồi trở thành một chú Sa Di, rồi một vị Tỳ Kheo được Phật tử xa gần nể trọng.

Bào huynh của Thầy là Thượng Tọa Thích Tâm Phương, người sáng lập ngôi Tu Viện Quảng Đức lúc còn ban sơ tại vùng Broadmeadows cho đến khi mua lại ngôi trường Tiểu học tại vùng Fawkner năm 1997, Thầy Tâm Phương đã khổ công vất vả nhọc nhằn trong việc xây dựng ngôi Tu Viện Quảng Đức đồ sộ, nguy nga, rộng rãi, đẹp đẽ như hôm nay.

Song song với việc thành lập ngôi chùa, hai Thầy thường lưu tâm đến việc truyền bá Phật Pháp bằng các buổi công phu, tọa Thiền, tụng kinh, giảng pháp. Quý Thầy đã tổ chức và hoạt động các dịch vụ cộng đồng cần thiết cho những người Việt mới định cư còn bỡ ngỡ trước nếp sống mới, hoàn cảnh mới, đất nước mới

Quý Thầy còn đi thăm các phạm nhân người Việt để an ủi, cảm hóa họ. Quý Thầy cũng không quên đến các bệnh viện an ủi, cầu an cho các bệnh nhân đang thọ nghiệp trần ai.

Thầy Tâm Phương là Tổng Vụ Trường Tổng Vụ tổng vụ Từ Thiện Xã Hội của Giáo Hội, nên Thầy và quý Tăng Ni đã rất nhiều lần thực hiện các chuyến đi ủy lạo cho các nạn nhân tai trời ách nước.

Mỗi lần có các cơn bão lụt, động đất, cháy rừng… là quý Thầy tổ chức các buổi cơm chay gây quỹ. Những lần gây quỹ từ thiện như vậy, thành quả đạt được rất khả quan nên sự góp phần hỗ trợ cho các nạn nhân bão Tsunami, động đất Haiti, cháy rừng ở Victoria, Queensland… được phần viên mãn.

Quý Thầy còn về tận những nơi mà đồng bào ruột thịt lâm vào cảnh màn trời chiếu đất; kẻ mất người còn vô cùng thống khổ để giúp đỡ, ủy lạo.

Tại Tu Viện Quảng Đức, quý Thầy đã tổ chức tôn trí và chiêm bái Phật Ngọc, một pho tượng đã được đặt tên là “Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế giới”để cầu nguyện Phật Ngọc và Xá Lợi Phật sẽ đem lại hòa bình cho thế giới, bình an cho các mối quan hệ, bình yên cho gia đình và bạn bè và sự thanh thản trong tâm hồn.

Đặc biệt hơn nữa Thầy Nguyên Tạng đã thành lập Trang Nhà Quảng Đức (English-Vietnamese Buddhist website, www.quangduc.com) mà sự quảng bá và hoằng pháp thật hữu hiệu.

Từ Website Quảng Đức, các Phật tử hay không phải là Phật tử có thể tìm hiểu được đủ mọi lãnh vực của đạo Phật như Ăn Chay, An Cư Kiết Hạ/ Khóa Tu, Âm nhạc, Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Quảng Đức, Bố Thí Cúng Dường, Chết và tái sinh, Chùa ở Việt Nam, Chùa Việt Hải Ngoại, Cựu Sinh Viên PH, Diễn Đàn, Đối Liễn, Đức Phật,Gia Đình Phật Tử,Giáo Trình, Hình ảnh, Hội Họa,Kinh điển, Lịch sử Phật giáo, Luận, Luật, Mật Tông, Nghi Lễ, Nếp sống đạo,Pháp số, Phật Đản, Pháp âm,Phật Giáo Quốc Tế,PG Việt Nam,PG & Khoa học,PG & Nữ Giới,PG & Thời đại,PG & Tuổi trẻ,PG & Văn Hóa,PG & Xã hội,Tâm lý học PG,Tập san Phật học,Thánh Tích PG, Thiền Định,Thơ Ca Phật Giáo,Tịnh Độ,Từ Thiện Xã Hội,Triết học Phật giáo,Tu Viện Quảng Đức, Tủ Sách Phật Học,Tủ Sách Điện Tử - ebook,Từ Điển Phật Học,Vu lan,Xuân Vạn Hạnh,Website PG đó đây, Chương trình phát thanh Về Với Chân Tâm, sinh hoạt của Tu Viện Quảng Đức...
Chúng ta có thể tìm bất cứ tài liệu, bất cứ tin tức nào một cách rõ ràng và chính xác khi mở Trang Nhà Quảng Đức. Thật là công đức vô lượng cho sáng kiến thành lập Website này của Thầy.

Riêng Thầy Nguyên Tạng mỗi lần tổ chức An Cư Kiết Đông và các khóa tu học Phật pháp, chúng Phật tử lại được chiêm ngưỡng Thầy trên bục giảng, được lắng tai nghe những bài giảng lưu loát, rành mạch, khúc chiết của Thầy: Tam Pháp Ấn, Luân hồi và tái sanh qua kinh Na Tiên Tì Kheo, phẩm Chánh kiến trong Bát chánh đạo, ý nghĩa An Cư, Cúng quá đường. Ngoài ra Thầy Nguyên Tạng còn là dịch giả của nhiều tác phẩm như " Chết &Tái sanh", "Thuyết luân hồi và Phật giáo Tây phương", " Sức Mạnh của Lòng Từ", " Phật Giáo Thế Giới"....

Nói chung, tất cả mọi vấn đề thuộc mọi lãnh vực có liên quan đến đạo Phật, chúng ta đều tìm thấy được nơi Trang Nhà Quảng Đức của Tu Viện Quảng Đức.

Trong những Khóa tu học Phật Pháp của Giáo Hội và các khóa An Cư, Thầy Nguyên Tạng bao giờ cũng vất vả, kiên trì làm việc không mệt mỏi trong công tác thư ký, nhiếp ảnh, thực hiện kỷ yếu, thu âm và sang các băng giảng pháp, cho nên sau khi các khóa tu viên mãn, mọi người đều có trong tay một kỷ niệm đẹp mà mỗi khi có dịp xem lại, lòng người Phật tử luôn bồi hồi cảm niệm ! Xin chân thành tri ân Thầy và quý Thầy Cô đã vì đạo, vì tình pháp lữ, vì tình Thầy trò mà hy sinh, lo lắng chăm sóc cho đại chúng ở mọi phương diện... !

Đối với các Phật tử, lúc giảng pháp hay tiếp xúc bên ngoài, Thầy luôn vui vẻ, hoan hỷ, hòa nhã. Phật tử Hải ngoại luôn kính mến Thầy, lễ phép với Thầy đúng đạo lễ, không dám thất lễ dù Thầy hãy còn trẻ và hảo tướng như một thư sinh nho nhã. A Di Đà Phật! công đức của Thầy vô lượng, khả năng của Thầy vô tận và đức độ của Thầy thật cao cả! Chúng con hàng Phật tử tại gia xin tán thán công đức của Thầy.

Chúng con kính chúc Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức thành tựu như ý nguyện và xin kính chúc Thầy hằng tinh tấn, tuệ đăng thường chiếu, phước trí nhị nghiêm, thân tâm thường lạc, chúng sanh dị độ.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát.

Phật Tử Tâm Huệ

Tự Viện Pháp Bảo- Sydney - 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 12654)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 39263)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8393)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12510)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 62720)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 13187)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10023)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8439)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12376)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8248)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]