Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang Nhà Quảng Đức (Huệ Trân)

10/11/201318:51(Xem: 27291)
Trang Nhà Quảng Đức (Huệ Trân)

TVQD_Toan Canh tu xa


TRANG NHÀ QUẢNG ĐỨC







Tuy tựa đề là “Trang nhà Quảng Đức” nhưng xin thưa ngay (để khỏi bị mắng mỏ sau khi đọc), là nội dung không chỉ thuần khiết viết về trang nhà Quảng Đức. Lý do đơn giản là kẻ viết bài chưa đủ tư cách viết về một trang nhà có tầm vóc như vậy. Nhưng, trang nhà này chính là mối duyên nối liền vạn dặm, để tôi, kẻ cùng tử lang thang từ Mỹ Châu, được biết đến một tu viện Phật Giáo ở Úc Châu, với những sinh hoạt tích cực về mọi mặt. Đó là Tu Viện Quảng Đức, nói chung, và Đại Đức Thích Nguyên Tạng (nay đã được tấn phong Thượng Tọa), nói riêng.

Cách nay, chắc cũng trên năm năm, tôi tình cờ đọc được bài thơ “Hạ Sơn” của Thiền sư Tuệ Sỹ trên một tờ nguyệt san Phật Giáo. Bài thơ thể loại năm chữ này đã lập tức hút hồn tôi. Vì sao? Tôi không biết! Cho tới bây giờ vẫn không biết, bởi có những sự việc càng cố giải thích, càng thấy đi xa cảm xúc mình. Nên chi bằng, chỉ cảm nhận và đừng tìm hiểu.

Cảm xúc từ bài thơ Hạ Sơn luôn hối thúc tôi đi tìm tác giả. Con đường tìm Thầy mà tôi có thể dễ dàng khởi bước trong môi trường và hoàn cảnh mình, là vào các trang nhà Phật giáo. Tôi thấy Thầy thấp thoáng ở các bài tiểu luận, dịch thuật, giảng luận kinh điển, đủ thể, đủ loại, nhưng mỗi nơi chỉ là những gì tiêu biểu nên tôi cứ “chạy qua chạy lại” từ trang nhà này sang trang nhà kia, và tôi mường tượng nếu phải lái xe thì chắc cũng tốn nhiều nhiên liệu lắm!

May thay, một ngày đẹp trời, bước chân du tử chợt lang thang tới trang nhà Quảng Đức. Ở đây, tôi cũng bắt đầu tìm từ mục Văn Học, hoặc Thơ Ca Phật Giáo vì tôi chắc chắn thế nào cũng có bài của Thầy. Quả đúng, mới tới mục Thơ Ca Phật Giáo, tôi đã “thấy’ Thầy ngay. “Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng”, “Mười năm anh đi” “Nước non cách mấy buồng thêu”, Thuyền ngược bến sông”, “Lô Sơn diện mục” …v…v… Thầy ở đó, kín đáo có mặt với rất nhiều tác giả khác, nhưng khi xuống tới cuối trang của mục Thơ Ca thì tôi mừng như bắt được vàng (nói theo cách nhân gian vẫn nói, chứ tôi chưa từng bắt được vàng; mà có bắt được cũng không biết là mừng hay lo!) Đó là khi tôi thấy tựa đề một bài viết: “Ra mắt thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn” của Thầy Tuệ Sỹ.

Tôi vội vã mở ngay bài đó và để mặc những xúc cảm lạ lùng lan tỏa khắp châu thân khi đọc bài tường thuật đầy đủ với lời mở đầu: “Chủ nhật 25/5/2003 dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ …”Sự trùng hợp hy hữu là khi tôi ngồi đọc bài tường thuật thì ngoài trời Cali cũng đang mưa!

Bài viết cũng kèm theo khá nhiều hình ảnh, trong đó có một tấm ảnh Đại Đức Thích Nguyên Tạng đang giới thiệu CD Giấc Mơ Trường Sơn với những giọng ngâm điêu luyện qua những bài chọn lọc trong thi phẩm. Phần cuối bài tường thuật là hình bìa thi tập, rất đơn giản mà vô cùng trang nhã. Ở đó chỉ có tên thi phẩm, tên tác giả và tên nhà xuất bản.

Hôm đó, tôi đã chu đáo, pha một ấm trà thơm rồi mới chậm rãi đi vào “Giấc Mơ Trường Sơn”.

Mưa, không gian tĩnh lặng, trà thơm và tâm sự một vị Thầy tôi chưa từng được diện kiến nhưng lòng kính trọng và ngưỡng phục qua đạo hạnh và khí phách Bi Trí Dũng của Thầy, là những gì tuyệt hảo trong suốt buổi chiều mưa bay đó.

Tôi đã thầm cám ơn trang nhà Quảng Đức vì toàn bộ thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ đã được trang trọng post lên. Tôi chỉ việc an nhiên mà lần bước theo Thầy, từ chín bài trong phần một, mang tên “Phương trời viễn mộng” tới hai mươi chín bài trong phần hai, mang chủ đề “Giấc mơ Trường Sơn”, rồi tiếp theo là chín bài xếp vào phần “Tĩnh tọa”, để cuối cùng, ba mươi hai đoạn ngắn, dài, được gọi tên là “Tĩnh thất” đã khép thi tập này trong cơn khát ngất ngây, vì ấm trà đã cạn từ lâu mà tôi vẫn mải miết theo Thầy, trèo đèo lội suối Trường Sơn, không thiếu đoạn đường nào.

Tôi không chỉ đọc Giấc Mơ Trường Sơn như người thưởng ngoạn mà tôi thấy tôi được là tiểu đồng theo Thầy xuống núi. Người đệ tử nào được đeo túi vải lên vai sau khi Thầy phán: “Nào, chúng ta đi!” thì đó là người đệ tử sẽ hạnh phúc vô cùng (không tin, quý vị cứ hỏi Ngài Anan thì rõ).

Tôi chưa từng được diện kiến Thầy Tuệ Sỹ mà đọc thơ Thầy lại cảm thấy như mình được là tiểu đồng theo Thầy xuống núi, thế mới lạ! Chính vì vậy mà làm sao tôi có thể giữ riêng cho mình những cảm xúc mầu nhiệm đó. Nên tôi đã cắm cúi, gõ xuống máy, đọc tới đâu mà cảm xúc dâng tràn thì gõ tới đấy …. Khi có ý nghĩ chia sẻ những bài viết này thì tất nhiên, nơi gởi gấm đầu tiên tôi nghĩ tới là trang nhà Quảng Đức vì chính nơi đây đã giúp tôi thấy Thầy Tuệ Sỹ thật đầy đủ.

Khi loay hoay tìm địa chỉ để gửi bài thì tôi bắt gặp hàng chữ “Gửi bài và góp ý kiến: Đại Đức Thích Nguyên Tạng …”Khi đó tôi mới nhớ ra, là đã thấy hình Đại Đức trong bài tường thuật buổi ra mắt thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn. Tôi trở lại bài viết để nhìn Đại Đức cho rõ hơn, với tâm trạng của đám học trò, kín đáo quan sát một vị giáo sư mới, xem ổng có khó khăn lắm không!

Trong hình, Thầy Nguyên Tạng còn rất trẻ mà nét nghiêm túc, đĩnh đạc đã toát ra nhân dáng, dù chỉ trên một tấm hình. Cảm nhận chủ quan đó cho tôi niềm vui khi gửi bài.

Điều bất ngờ khiến tôi sửng sốt là bài gửi đi chưa đầy nửa tiếng, khi tôi còn loanh quanh tìm thêm một vài tài liệu về pháp số, trên trang nhà, rồi check lại email trước khi đóng máy, thì đã thấy hồi âm từ Thầy: “Bài đã online. Mời cô vào xem”

Tôi nghĩ, một tác giả lạ, gửi bài lần đầu tới bất cứ đâu, thường phải được ban biên tập tìm hiểu, cân nhắc, trước khi xử dụng. Sao thầy Nguyên Tạng, nói riêng, và trang nhà Quảng Đức, nói chung, lại đón nhận tôi nhanh chóng và dễ dàng như vậy?

Sau này, một dịp Thầy cùng phái đoàn Âu Châu sang Hoa Kỳ hoằng pháp, có cơ hội diện kiến Thầy, tôi đã hỏi câu đó. Thầy chỉ mỉm cười hiền hòa.

Lại cũng một thời gian khá lâu sau, khi tôi được các bạn đạo giới thiệu để tham dự lớp Duy Thức Học trên mạng, qua hình thức Paltalk mà Thầy Tuệ Sỹ là giảng sư thì tôi mới hiểu được câu trả lời qua nụ cười hiền hòa đó. Trước mỗi buổi học, học viên tham dự lần lượt ký tên (như hình thức ghi danh) trước khi giảng sư vào. Đó cũng là thời gian ngắn ngủi nhưng rất thân thương để mọi người gõ xuống máy, chào hỏi nhau. Bất ngờ, tôi thấy tên Thầy Nguyên Tạng xuất hiện. Tôi biết chắc không phải một vị nào trùng tên mà chính là Thầy Nguyên Tạng, người phụ trách trang nhà Quảng Đức. Tôi vội vã gõ xuống máy, lời kính chào Thầy. Khi nhận ra, không những Thầy đáp lời chào mà còn gõ thêm vài giòng giới thiệu tôi với các vị đang “có mặt” trong lớp.

Từ đấy, tôi lại có thêm mối duyên với trang nhà Quảng Đức, qua Thầy Nguyên Tạng. Viết được gì, tôi chẳng ngần ngại hay dở thế nào, thường gửi ngay tới Thầy với lời nhắn thành thật: “Xin Thầy tùy nghi xử dụng.”

Tôi gắn bó với trang nhà Quảng Đức chẳng phải do may mắn gặp nhiều thuận duyên như thế, mà trang nhà này, đối với tôi, chính là một thư viện. Cần tìm tài liệu gì về Phật giáo, tôi cứ vào “lục lọi” là thế nào cũng thấy. Thư viện này không chỉ giới hạn là Việt ngữ, mà mở rộng trên nhiều lãnh vực, bằng Anh ngữ. Chính Thầy Nguyên Tạng đã thiết lập và trực tiếp chăm sóc từ tháng 5 năm 1999. Tiếp tay Thầy là một Ban Biên Tập hùng hậu với ban đánh máy tiếng Việt từ 70 tới 80 vị, ban đánh máy tiếng Anh cũng khoảng 20 vị, ban trình bầy có hơn 10 vị. Ngoài ra, còn có ban ấn tống băng, kinh sách, CD Rom cũng không dưới 20 vị. Những con số đáng kể này đã và đang vun bồi một trang nhà đồ sộ có sức chứa trên 200 ngàn văn bản tài liệu giá trị qua hầu hết các bộ môn, các chủ đề về Phật Giáo.

Với 52 đề mục được đề ra ngay trang nhất đã khiến khách tới thăm yên tâm là sẽ tìm được điều mình muốn. Từ vấn đề ăn chay, Bồ Tát hạnh, Bồ Tát Quảng Đức, Pháp âm, chùa xa chùa gần, chùa quốc nội, chùa quốc ngoại, đến diễn đàn mở rộng cho mọi giới tham dự , giúp nhau giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc. Cần học hỏi thì sẽ đến rừng Kinh, Luật, Luận, Mật Tông, Thiền Tông, nghi lễ, âm nhạc, văn hóa, văn học, nghệ thuật ….. Ôi thôi, ai ham thích tìm tòi nghiên cứu Đạo Phật mà lạc vào trang nhà này thì rất dễ quên ăn, quên ngủ, tha hồ mà xem, mà đọc. Đọc mỏi mắt thì khách có thể thư giãn, vào mục Âm Nhạc nghe CD MP3 đủ thể loại trường ca, đoản ca, ngâm thơ, thơ phổ nhạc với các nhạc sĩ, ca sĩ, ngâm sĩ từng được Phật tử khắp năm châu biết đến. Tất nhiên với MP3, khách vào thăm còn tha hồ nghe các băng giảng đã được tuyển chọn từ những buổi thuyết pháp của các giảng sư uyên bác.
trang nha_quang_duc

Trên 62 đề mục đặt ra không phải chỉ là tiêu biểu mà mỗi đề mục đều hết sức chi tiết. Xin đan cử 1 trong 52 đề mục là mục “Tủ sách Phật Học”, khách viếng thăm sẽ thấy ngay cái tủ sách này đầy đủ và ngăn nắp đến thế nào.

Ngay khi bước vào, quý vị sẽ gặp “Đạo Phật” với những tác phẩm giới thiệu Đạo Phật từ những tác giả lừng danh khắp thế giới như H.W. Schumann, HT Narada, GS Lokanatha, Ernest K.S. Hunt, Dr Ananda ..v..v.. viết về đủ mọi đề tài.

Chậm rãi tiến bước, quý vị sẽ lạc vào rừng “Kinh Điển” được dịch từ Pali tạng và Hán tạng.

Ra khỏi khu rừng này mà còn sức đi tiếp thì quý vị sẽ vào mê hồn trận với cánh cửa “Luận” mở rộng, từ Trung luận, Câu xá luận, Đại trí độ luận, Thành duy thức luận v..v.. đến Du già sư Địa luận, Văn học A Tỳ Đàm ở Miến Điện …

Tủ sách này cũng không thể thiếu không gian cho “Phật học cơ bản”, “Thiền học”, Tịnh Độ”, “Mật Tông”, “Tâm lý học”, “Triết học”, Lịch sử”, “Truyện tích”, “Thánh tích”, “Phật giáo và tuổi trẻ”, “Phật giáo thế giới” v.v…và v.v…

Đó mới chỉ là sức chứa những đề tài tiêu biểu trong một đề mục mà thôi. Còn hơn năm mươi đề mục khác thì khách cần tham cứu làm sao có thể không tìm thấy những gì muốn tìm!

Một đặc điểm nữa mà tôi rất thích thú khi mở trang nhà Quảng Đức là phương diện hình ảnh. Nơi đây, khách vào thăm hầu như được “dự” những sinh hoạt liên quan đến Phật giáo, cũng như những khóa tu dài, ngắn liên tục tổ chức khắp nơi trên thế giới. Bài viết luôn đi kèm những hình ảnh sống động được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất, và những hình ảnh này không phải chỉ là tuyển chọn dăm ba tấm đặc thù mà thường được giới thiệu như phóng sự bằng hình khiến người đọc ‘nhập hồn” vào những sinh hoạt đó lúc nào không hay! Cá nhân tôi đã có kinh nghiệm này khi chiêm ngưỡng những tấm ảnh về một khóa tu mùa thu mà nhị vị Thượng Tọa Thích Tâm Hòa và Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu hướng dẫn ở Canada.

Tôi từng có dịp được đến thăm Louvre, một viện bảo tàng vĩ đại ở Paris mà giới nghiên cứu nói rằng, nếu mắt ta dừng lại một phút trên mỗi tác phẩm trưng bầy ở đó thì phải mất ít nhất một năm rưỡi mới nhìn hết!

Tôi đã từng liên tưởng điều này khi lạc vào trang nhà Quảng Đức.

Cũng như, khi tình cờ nhìn hình ảnh và đọc bản tin rất khiêm nhường về người Mẹ già lặn lội từ Việt Nam sang tu viện Quảng Đức thăm hai con, tôi mới biết Thượng Tọa trụ trì Thích Tâm Phương và Thượng Tọa phó trụ trì Thích Nguyên Tạng là huynh đệ một nhà.

Điều này đã khiến tôi liên tưởng thêm đến hai vị Đại-luận-sư thời xưa là các ngài Vô Trước và Thế Thân.

Còn gì phước đức hơn, hạnh phúc hơn khi huynh đệ lại còn được là bạn đồng tu, đồng hành trên con đường Trung Đạo thênh thang trí tuệ.

Xin cảm tạ quý Thầy, quý cư sĩ trong Ban Biên Tập đã chăm sóc và vun bồi một nơi chốn, đem lại lợi ích và niềm vui cho hơn hai triệu khách đã viếng thăm trang nhà từ ngày mới thành lập đến nay. Đó chính là nơi người con Phật có thể “nghe chim thuyết pháp, gió đưa hương”bởi nơi đó “không có ba đường dữ, không có tên ba đường dữ, huống gì lại có sự dữ!”

Huệ Trân
(Thiên Di Am, chớm Hạ 2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2020(Xem: 5106)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5016)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6046)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6047)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
11/12/2020(Xem: 5552)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
10/12/2020(Xem: 6260)
Trong số nhiều ấn phẩm sách báo, thư từ cũ xưa mà mẫu thân truyền giao cho tôi gìn giữ, bảo quản để làm tư liệu để viết lách sáng tác, tôi tìm thấy được quyến sách “Thi phẩm Từng giọt Ma Ni” (xuất bản năm 1993, bìa sách là tranh của Họa sĩ Phượng Hồng), cùng 02 phong bì thư của “Tạp chí An Lạc” được gửi qua bưu điện từ Sài Gòn ra Nha Trang vào năm 1966, trên các kỷ vật quý hiếm này đều có lưu thủ bút của một bậc danh tăng Phật giáo nước nhà: Hòa thượng Thích Thông Bửu.
10/12/2020(Xem: 5387)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.
08/12/2020(Xem: 14940)
29/ Nhị Tổ Huệ Khả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 01/10/2020 (15/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh. Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh Nam Mô Đệ Nhị Tổ Huệ Khả Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/12/2020(Xem: 5546)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5503)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]