Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người đời ai biết

08/11/201307:34(Xem: 7845)
Người đời ai biết
Nguoi_Doi_Ai_Biet_1
Người đời ai biết?
Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài
Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác

Nguyên Đạo


[Một]

Độc.

Có hai mẹ con nhà kia, người đã ba mươi mấy kẻ gần bảy mươi cùng đi vào rừng tìm nấm, đài truyền hình Đức loan tin như thế. Mùa này, cuối hè đầu thu là mùa sưu tập các loại nấm trong rừng. Người mẹ rất rành rõi về các loại nấm nên sau khi tìm được loài nấm quý bèn hái và ăn sống ngay mấy cái. Người con gái cẩn thận hơn, về nhà dùng iPhone chụp hình nấm, đem so sánh trên mạng internet và sau đó mới xuống bếp xào nấu và ăn tối cùng mẹ. Hai mẹ con vô cùng hả hê. Nhưng bỗng dưng đến nửa khuya hai mẹ con lên cơn đau bụng dữ dội, phải kêu xe cứu thương đưa vào bệnh viện. Người con gái chết ngay trong đêm đó, người mẹ đến chiều hôm sau cũng mất – cả hai chết vì lý do ngộ độc. Hai cái chết với hai lý do thật lãng nhách!

Chuyện chỉ như thế thì cũng chẳng có gì để nói. Năm nào mùa hái nấm cũng có vài ca khẩn cấp vào bệnh viện. Cắc cớ là, tại sao người mẹ ăn nhiều, ăn trước và ăn cả nấm sống mà lại chết sau hơn mười hai giờ đồng hồ. Như thế nấm nào độc hơn nấm nào? Mà không, cả hai cùng ăn một loại nấm, ăn cùng một nồi nấu. Phải chăng độc ít, độc nhiều là tùy căn cơ, nghiệp chướng?

Độc nào độc hơn, người đời ai biết?

[Hai]

Duyên.

Ngày 20.09.2013. Ngài Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Chùa Viên Giác, chuyến ghé thăm chớp nhoáng vài giờ trên đường Ngài ra phi trường để bay về trú xứ. Tình cờ vào trang nhà Quảng Đức đọc được bài phóng sự sống động"Nụ cười bất diệt“của chị Hoa Lan viết. Bài nào của chị ấy mà chả sôi nổi đầy hình ảnh, đọc như xem phim. Chị ấy viết về những tâm đắc qua buổi pháp thoại và cả những lo âu cho những người bạn đạo của chị khi không có vé vào, đến khi có được vé rồi thì phải chụp hình ngay tấm vé có tên mình, làm như sợ để lâu chữ sẽ bay đi hết.

Hôm ấy tôi cũng có được vé vào Chánh Điện. Từ chiều thứ năm là đã khăn gói lên đường vì sáng sớm mai đi thì sợ lỡ kẹt xe, sẽ mất đi một cơ hội quý. Trên đường đi tôi ghé đón người quen là vị Ni sư người Đức tu theo Tây Tạng tên là Carola Roloff (Jampa Tsedroen). Ni Sư là một vị tu sĩ ni, đã xuất gia và làm việc tại Trung Tâm Tây Tạng khoảng ba mươi năm nay, hiện là giáo sư Viện Đại Học Hamburg về Phật Giáo. Ni Sư cũng là một nhân vật quan trọng, đóng góp nhiều mặt tích cực trong Ni Bộ thế giới. Vì là học trò của Cố Hòa Thượng Ngawang, người thân tín của Đức Đạt Lai Lạt Ma và đã từng nhiều lần làm việc cho các chương trình giảng dạy dài ngày của Ngài, thính chúng có khi lên đến gần hai mươi ngàn người, hoặc tổ chức các kỳ đại hội, nên Ni Sư biết nhiều mẫu chuyện và kể cho chúng tôi nhiều giai thoại thú vị về Ngài. Trong gần hai giờ lái xe, những mẫu chuyện duyên dáng của Ni Sư làm tôi càng háo hức hơn.

Thật ra đây không phải lần đầu tiên tôi gặp Ngài, mặc dù tôi vô duyên nên đã đánh mất nhiều cơ hội tiếp kiến Ngài khi Ngài đến Hamburg, thành phố tôi ở trước đây.

May là tôi đã có một lần gặp Ngài vào mùa hè năm 2003 tại Wiesbaden trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Năm đó do công việc của cơ quan tôi có tham dự một cuộc họp tại một khách sạn ở gần Hội Trường Rhein-Main-Halle Wiesbaden. Cuộc họp thảo luận đến hồi phải đi sâu vào chi tiết thì nghe có tiếng ồn ào phía sau lưng. Thoạt đầu tôi hơi khó chịu và quay lại nhìn, thấy một toán cảnh sát mười mấy người chạy qua chạy lại ồn ào, và chừng vài phút sau thì Ngài Đạt Lai Lạt Ma xuống xe và đi cả đoàn vào, có cả ông Thủ Hiến của Tiểu Bang Hessen là ông Roland Koch (sau này biết được là phái đoàn của Ngài nghỉ tại đây). Tôi quá đỗi ngạc nhiên, đứng bật dậy, định đãnh lễ Ngài nhưng không kịp vì Ngài chỉ còn cách khoảng một mét nên chỉ kịp chắp tay vái. Ngài đến nắm tay tôi và hỏi gì đó tôi không hiểu, có lẽ bằng tiếng Tây Tạng. Tôi nắm và giữ chặt tay Ngài lại nhưng mấy người an ninh Tây Tạng chạy đến và kéo Ngài đi tiếp. Phải nói thêm ở đây là mặt mũi của tôi cha sanh mẹ đẻ trông giống người Tàu hơn là người Việt, lần viếng thăm đó của Ngài lại bị Tòa Đại Sứ Trung Quốc phản đối dữ và có tạo không ít khó khăn cho chính quyền tiểu bang Hessen Đức khi vị Thủ Hiến vẫn tiếp Ngài và phái đoàn, mặc dầu ông ta đã giải thích là tiếp với tư cách tình bạn chứ không phải tiếp ngoại giao. Nghĩ thương cho dân tộc Tây Tạng, nơi sản sinh không biết bao nhiêu bậc đạo sư mà vẫn không tránh được nghiệp dữ! Tai nạn này xem ra giống cuộc tàn sát rửa nhục của Vua Lưu Ly ngày xưa với bà con dòng họ Thích ở thành Ca Tỳ La Vệ. Chính đức Phật đã ba lần ra tay cứu nhưng vẫn không tránh khỏi. Định nghiệp khó chuyển - người đời ai biết?

[Ba]

Hẹn – Gặp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã đến thăm Chùa Viên Giác lần trước vào năm 1995. Đã có một cuốn sách ghi rất chi tiết về sự kiện này. Nhưng không chỉ có như thế. Năm 2003 nhân đến Bồ Đề Đạo Tràng Ngài cũng đến thăm Trung Tâm Tu Học Viên Giác ở Ấn Độ. Thầy Hạnh Định, lúc ấy là Tri Sự tại đấy kể chuyện về chuyến viếng thăm của Ngài thật dí dõm, dễ thương. Buổi trưa khi Tăng chúng Tu Viện đang ngồi ăn cơm trưa thì cảnh sát Ấn vào thông báo là chiều hôm ấy, khoảng hai giờ chiều Ngài Đạt Lai Lạt Ma muốn ghé thăm Trung Tâm. Dĩ nhiên Thầy Hạnh Định và Tăng chúng của Trung Tâm vô cùng hoan hỷ và hạnh phúc. Có khối Chùa hay Trung Tâm ở đây muốn mời Ngài đến thăm mà không được toại nguyện. Ngặc nỗi ở Ấn Độ buổi trưa tất cả những công nhân Ấn Độ phụ việc ở Chùa đều về nhà nghỉ, nên hôm đó sáu bảy vị tu sĩ và cư sĩ còn lại ở Chùa phải cấp tốc dọn dẹp để kịp đón rước. Nói nghe đơn giản như thế nhưng bên cạnh việc dọn dẹp lau chùi còn kéo theo bao nhiêu những thủ tục rắc rối khác như cảnh sát Ấn Độ đến rà mìn, kiểm soát an ninh, sau đó an ninh của Tây Tạng cũng kiểm soát thêm lần nữa (lúc đó Ngài vẫn còn là lãnh tụ của chính phủ lưu vong Tây Tạng). Đúng một giờ rưởi thì cả Tăng Chúng đều y hậu chỉnh tề đứng phía trước để cung đón Ngài (sau khi cảnh sát đã rà máy khám từng người).

"Chúng tôi phải chờ mãi đến gần bốn giờ chiều thì tiếng còi hụ to của những xe cảnh sát vang dội khắp nơi. Ngay lúc đó, chú Hạnh Giải và chú Đồng Thuận đánh ba hồi chuông Bát Nhã. Âm thanh chuông trống ngân nga xen lẫn nhau chưa kịp dứt thì đột nhiên một chiếc xe hơi trắng từ ngoài chạy thẳng vào trong sân chùa. Khi xe vừa dừng lại, có hàng chục nhân viên Tây Tạng và cảnh sát ập đến xe bao vây. Một sự kiện sôi nổi đầy hấp dẫn chưa từng có đang diễn ra trước mắt chúng tôi, làm trong lòng lúng túng không biết mình phải làm sao cả ! Nhưng chúng tôi cứ làm theo dưới sự hướng dẫn của thầy Ngawang, và thầy đã giới thiệu chúng tôi là Tri Sự ở Chùa, sau đó Ngài choàng khăn trắng lên cổ của chúng tôi và tiến dần vào để bắt tay chào hỏi quý thầy cô đang đứng làm hàng rào“.Thầy Hạnh Định đã kể lại như thế.

Ngài bước vào Chánh điện, tụng kinh chú nguyện, sau đó vào nhà Tổ và cuối cùng đến Thư Viện của Trung Tâm để dùng trà. Khi vừa vào đến Thư Viện, thấy hình sư phụ của thầy Hạnh Định là Hòa Thượng Như Điển treo ở đây, Ngài chỉ tay vào bức hình và nói ngay với mọi người: “Tôi có biết vị này – I know him“. Sau đó Ngài tự tại vào phòng dùng trà và bánh mứt trước những cặp mắt lo âu của những cận vệ. Thử tưởng tượng những mứt bánh của Việt Nam, cả với những người Việt Nam ở hải ngoại cũng ngại là có thể có trứng ruồi nhặng trong quá trình phơi khô, chế biến; huống hồ với ông thầy tu Tây Tạng, mà người ấy là lãnh đạo chính phủ thì làm sao mấy anh cận vệ không lo ngại. Ngài dùng tự nhiên, khen ngọt và chỉ phiền là mứt gừng cầm lên lên dính đường dơ quá. Thầy Hạnh Định đưa giấy cho Ngài lau tay và mời tiếp mứt mãng cầu, Ngài trả lời – cũng theo lời kể Thầy Hạnh Định:

„Ngài liền nói : “if you open it for me, so i am not dirty !” nghĩa là “nếu con mở, thì tay ta sẽ không bị dơ nữa!” rồi Ngài tiếp tục cười vui vẽ vô cùng. Sau khi mở kẹo xong, Ngài hả miệng cho chúng tôi đút. Một hành động nhí nhỏm hồn nhiên sao đâu!!! Mọi người ai thấy đều cười“

Đọc đến đây tôi thấy hiện ngay trước mắt khuôn mặt và nụ cười hồn nhiên tự tại của Ngài, luôn tạo cho mọi người có cảm tưởng rất gần gũi thân thiết. Ngài ứng thân Bồ Tát để đến với tất cả, dù thân sơ, thù bạn. Ngài như một người đi xa về thăm nhà, ăn những món ăn của gia đình, của tuổi thơ. Hạnh phúc, và đẹp thay cho những giây phút vô tư như vậy.

[Bốn]

Si.

Cũng thế, hôm ấy, 20.09.13 tại Chùa Viên Giác Hannover, Ngài vào Chánh Điện, tụng kinh niệm chú; sau đó chúng tôi cùng tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt, rồi Ngài an nhiên bước lên tọa vị trên pháp tòa và bắt đầu nói pháp cho khoảng 300 người trong Chánh điện. Có gần 1000 người khác ở ngoài hay bên dưới hội trường, vì lý do an ninh không có vé vào nhưng được xem truyền hình trực tiếp.

Nguyên nhân chính của khổ đau là "Si“,Ngài bắt đầu như thế.

Tôi nghe và thấy hơi hụt hẩng, cảm giác như đang đi dạo chơi giữa đường phố Sài Gòn, mắt còn nhìn quanh những phong cảnh cũ thì chân rơi vào một ổ gà. Còn nhớ trước đây có lần nói chuyện với những người Đức về Phật Giáo, tôi hăm hở giải thích về tam độc tham sân si – tài liệu tiếng Đức nói là ba ngọn lửa (drei Feuer). Tôi ghi trên bảng PowerPoint là Tam Độc /sang hàng/ Tham – Sân – Si. Không biết có phải đó là điểm vụng về của tôi hay không mà mấy bạn Đức hôm đó liên tưởng đến kiểu lý luận tam đoạn luận, như A > B và B > C thì ắt A > C. Ở đây có thể họ hiểu là : từ Tham sanh Sân, từ Sân sanh Si và từ Si … thì bí và rớt xuống hục nước sình và nằm chết dí ở đó luôn! Tôi suy gẫm mãi, mình cũng là dân kỹ thuật mà đâu có bị những cái túi lý luận nặng cả tạ đè lên đầu như thế. Hay nhờ mình có tin Phật ? May mà sau đó giải thích vòng vo thì cũng qua chuyện. Những lần sau khôn hơn tôi ghi dấu nối hai đầu tương tức nhau giữa ba cụm đó mới được yên. Tôi ghi thế này :


NguoiDoiAiBiet


Bây giờ ngồi đây nghe Ngài bắt đầu câu chuyện bằng chữ „Si“. Tôi nghe và bừng tĩnh. Thì ra mới hay, độc nào mà chẳng độc ! Chất độc si mê đã nhiểm vào tôi sâu quá rồi chăng, nay mới gặp Thầy cứu. Cho hay, tất cả đều bắt đầu từ "cái nhìn“. Tôi bị một đồng nghiệp phê bình một công việc tôi làm không hiệu quả lắm, nếu nhìn tích cực thì bạn ấy đã giúp đỡ tôi thấy khuyết điểm của mình, nhìn tiêu cực thì có thể ghét bỏ và cho là người ta ganh tị hạ nhục hay cố ý làm hại mình. Bị một cái tát vào mặt có thể đau vài mươi phút ở chỗ tát nhưng cái đau trong lòng thì âm ỉ, có khi đau từ thế hệ này sang thế hệ khác, như truyện kiếm hiệp Kim Dung, và nhất quyết tầm thù.

Chỉ là một cái nhìn, chỉ một Chánh Kiến.

Cũng may lúc đó Ngài còn mở rộng ra hơn và nói thêm về duyên khởi, nói thêm về vô ngã, về tam pháp ấn giới định tuệ, lại cho thêm ví dụ nữa. Những điều này chúng tôi ai cũng hơn một lần được nghe giảng tại một đạo tràng nào đó, nhưng bây giờ ngồi ở đây nghe chính vị Phật sống Tây Tạng nói, chúng tôi thấy như có một luồng năng lực thêm vào những lời dạy của Thế Tôn, ai cũng vui và càng thấy tin tưởng hơn. Tin tưởng hơn nữa khi có vị cắt cớ đặt câu hỏi là bao giờ thì Phật Pháp diệt, hiểu theo nghĩa là mạt pháp (chắc giống như kiểu ngày tận thế hay ngày 21.12.2012 lịch Maya cổ đại). Thầy Hạnh Giới phải dịch hai lần Ngài mới hiểu được câu hỏi. Ngài Đạt Lai Lạt Ma quả quyết : Phật Pháp không bao giờ diệt. Lời nói cương quyết làm cho Phật tử thêm vững niềm tin. Ngài còn dạy thêm : Ở thế kỷ thứ hai mươi mốt này, người Phật tử cũng tu, cũng tụng kinh nhưng cũng phải học Phật Pháp, phải nghiên cứu, phải tư duy, phải thiền định để có thể lúc nào đó sẽ thành Phật. Này nhé, nghe rõ nhé : chúng tôi hôm ấy ở ngày ấy tháng ấy, trong hội chúng khoảng 300 người ở Viên Giác Đức Quốc đã được vị Phật sống Tây Tạng thọ ký là tất cả sẽ (có thể) thành Phật trong tương lai – nếu chịu khó tu !

Có một câu hỏi khác tôi cũng thấy rất đắc ý. Một vị người Tây Phương hỏi thêm về cách thức hội nhập của Phật Giáo vào xã hội phương Tây. Bình thản Ngài trả lời rằng : đừng bao giờ nhìn vào văn hóa dân tộc đó mà hãy nhìn vào chính đạo Phật. Hay thay, đạo Phật ra đời hơn hai ngàn năm ở Ấn Độ, không chỉ cho người Ấn Độ mà cho mọi loài chúng sanh trên trái đất này. Ngày nay đạo Phật đã dấn bước toàn cầu hóa, đã có mặt khắp nơi trên toàn quả địa cầu này, từ miền đồng bằng Châu Á đến cả vùng cát nóng sa mạc Sahara, từ Châu Mỹ La Tinh đến cả khu vực vùng Vịnh Cận Đông dầu mỏ, ở cùng khắp mọi nơi. Mở tâm vô phân biệt là thấy ngay Phật Giáo là Phật Giáo, không có biên giới, không có rào ngăn giữa những người con Phật.

Nhìn Ngài Đạt Lai Lạt Ma và Hòa Thượng Như Điển lúc nảy kẻ trước người sau đi vào Chánh Điện và sau đó đi vào phía nhà Tổ, tự nhiên tôi nghĩ chắc Ngài đến đây trước để thăm Phật Tử Việt Nam và Chùa Viên Giác, nhưng sau là thăm Hòa Thượng Như Điển, như một người đến thăm một người quen – như có lần ở Ấn Độ Ngài nói : “Tôi có quen biết vị này – I know him“.

[Năm]

Thù Thắng.

Tám tuần đã qua. Đóa hoa cúc vàng tôi nhặt từ pháp tòa mang về nhà giờ đã khô queo. Sợi chỉ đỏ là quà tặng của Ngài hôm đó tôi treo lên tấm hình Phật trên bàn viết gió bay phất phới nhẹ như vẩy đùa với tôi (lý ra là phải đeo vào cườm tay nhưng tôi sợ hư uổng nên treo ở đó). Bây giờ ở đây trời đã vào thu, lá rụng nhiều, hơi se lạnh. Tôi loay hoay cả cuối tuần chuẩn bị một ít công việc vì còn một tuần nữa thì nghỉ làm để đến Bảo Quang dự tuần lễ Phật Thất niệm Phật A Di Đà. Vô tình, Khóa Huân Tu lần này nằm giữa ngay hai buổi lễ kỹ niệm người quá cố của Cơ Đốc Giáo, tuần trước là Lễ Allerheiligen của Thiên Chúa và tuần sau của Khóa Huân Tu là Lễ Totensonntag của Tin Lành. Tôi không biết dịch ra tiếng Việt là gì, chỉ biết hai lễ này là hai buổi lễ để người sống nghĩ về và cầu nguyện người chết như lễ Tảo Mộ của ta. Một sự trùng hợp lý thú. Huân Tu Phật Thất là Tu Chuẩn Bị cho đoạn đường ngaysau khi chết. Nhớ khóa tu năm trước Thầy Hạnh Giới có đọc cho nghe một câu trong sách của một vị Lạt Ma Tây Tạng : Cái chết sẽ là bước ngoặc quyết định tương lai chúng ta. Mới nghe choáng váng, ngẩm đi nghĩ lại thấy thật chí lý - người đời ai biết?

***

Buổi chiều bách bộ, hoàng hôn còn vương vài sợi nắng. Tôi bước chậm đều trên đường. Hai tay cho vào trong túi áo khoác - để đở lạnh, cố tránh không đạp lên những chiếc lá khô trên đường – cho khỏi đau (!). Tôi yên lặng bước đi. Từng bước, từng bước tới, thấy đời mình ngắn đi một chút.

Không hẹn mà đến,
không chờ mà đi.

Bốn mùa thay lá, thay hoa,

thay mãi đời ta.

(nhạc Trịnh Công Sơn)

tôi cất tiếng hát nhỏ đủ nghe và lại lặng thinh bước tiếp.

Kiel, lập thu - 11.2013

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2019(Xem: 6326)
Vườn Yêu Thương thực hành hạnh yêu thương với chương trình “ĐIỀU ƯỚC CHO EM” tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Chúng tôi là những thành viên của Vườn Yêu Thương nên luôn thực hành hạnh yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi là những người con Phật nên luôn thực hành lời Phật dạy. Và chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
27/05/2019(Xem: 9507)
Một hành giả tiến tới Quả Phật như thế nào qua việc trau đồi thiền quán những con đường của động cơ và tuệ trí? Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật trình bày những trình độ của con đường trong một tuyên bố ngắn gọn và thậm thâm, “Tadyata gate gate paragate parasamgate bodhi svaha,” có nghĩa là, “Thật sự là như vậy, tiến tới, tiến tới, tiến vượt tới, tiến vượt tới triệt để, thành tựu Giác Ngộ.”
27/05/2019(Xem: 6644)
Trong Phật giáo có hai loại thực tập căn bản Hiển Giáo và Mật Giáo. Cho đến giờ, chúng ta đang thảo luận về sự thực hành Hiền Giáo. Mục tiêu đặc biệt của Mật Giáo là để cung ứng một con đường nhanh hơn vì thế những hành giả đủ điều kiện có thể phục vụ người khác một cách nhanh chóng hơn. Trong Mật Giáo năng lực của quán tưởng được khai thác để hành thiền trong một sự thực hành gọi là bổn tôn du già. Trong sự thực hành này ta tưởng tượng:
27/05/2019(Xem: 6413)
Vào mỗi lần đại gia đình nhà tôi khi có dịp gặp mặt đầy đủ vào những ngày giỗ lễ lớn quan trọng và phù hợp với School holiday, tôi thường lắng tai nghe các con tôi trao đổi kinh nghiệm sống khi tiếp xúc và xã giao với các bạn bè hay trong công việc của chúng ( hai đứa con tôi mỗi gia đình ngụ tại hai thành phố khác nhau của Australia- Sydney / Melbourne) .
25/05/2019(Xem: 7700)
SỐNG TRỌN VẸN NHƯ THẾ NÀO Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
20/05/2019(Xem: 7868)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
17/05/2019(Xem: 7018)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8377)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16619)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8581)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]