Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Đại Thần Chú

05/11/201321:12(Xem: 38074)
15. Đại Thần Chú
mot_cuoc_doi_bia_3



Đại Thần C




Trở lại Trúc Lâm, đức Phật cho họp các trưởng lão tăng ni hai viện, thu xếp mọi công việc ở đây trước khi rời chân lên phương bắc. Ngắm thời tiết, đức Phật biết xứ này sắp đến mùa nắng nóng nhưng ở phương bắc thì đang còn nhiều tháng ngày mát dịu.

Đức Phật dự định sẽ du hành một quãng đường xa; và chương trình của ngài sẽ ghé quê hương của Sāriputta, của Mahā Kassapa, ghé Pātaḷigāma, qua sông Gaṅgā, đến Vesāli, qua thăm các xứ Videha, Vajjī - sau đó sẽ lên Mallā, qua Moriya, Koliya rồi đến Kapilavatthu xem thử những ni viện ở các xứ này như thế nào.

Trưa hôm ấy, tại hương phòng, đức Phật nghe ngoài rừng tu viện có nhiều tiếng cười nói. Tôn giả Ānanda cho ngài hay biết, chư phàm tăng đang từng nhóm, từng nhóm bàn tán xôn xao, là có một đạo sĩ bà-la-môn đứt dây thần thông, rơi xuống nơi một vùng người ta đang họp chợ, may là chỉ bị thương nhẹ nhờ rớt trên đống vải.

Đức Phật hướng tâm đến, ngài mỉm cười.

Tại giảng đường, sau đó, do yêu cầu của tôn giả Ānanda, đức Phật đã kể chuyện về đạo sĩ ấy như sau:

- Đạo sĩ ấy rồi sẽ có duyên với giáo pháp. Kể từ thời đức Phật Padumuttara, ông ta sinh ra trong một gia đình bà-la-môn giàu có - đã có những cuộc cúng dường trọng thể đến đức Phật và tăng chúng. Hôm ấy, đức Chánh Đẳng Giác tuyên dương một vị tỳ-khưu, do công hạnh tu tập, được “Chư thiên ái kính”; ông hoan hỷ quá phát lời nguyện, là sau này, một vị lai nào đó, sẽ được xuất gia và cũng được như vị tỳ-khưu kia vậy. Đức Phật tùy hỷ công đức và thọ ký cho ông là vào thời của đức Phật vị lai, Sākya Gotama, ông ta sẽ được như nguyện. Vào thời đức Thế Tôn Sumedha Niết-bàn, ông ta lại cúng dường bảo tháp, cúng dường các bậc lậu tận... Sau nhiều kiếp làm người làm trời, nhiều kiếp làm Chuyển luân thánh vương, đến kiếp này, sinh quán ông ở tại Sāvatthi, trong một gia đình bà-la-môn có của dư của để. Ông tên là Pilinda, họ Vaccha. Lớn lên, chán đời sống ngũ dục trần lụy, ông xuất gia thành một đạo sĩ du sĩ, lang thang từ nơi này sang nơi khác để tầm sư học đạo. Nhiều năm hành trì yoga, niệm chú, luyện thần chú trong nhiều hang động ở Tuyết Sơn, Pilindavaccha đạt được một vài khả năng nho nhỏ như xuất hồn, biết trước một số việc về tương lai, giỏi nhịn ăn và giỏi nhịn thở! Hôm kia, ông đang ngồi tập định yoga nơi một hóc núi thì thoáng thấy một đạo sĩ có bước đi như lướt gió, chốc là mất hẳn. Hình ảnh ấy lôi cuốn, hấp dẫn quá, Pilindavaccha bươn bả chạy theo hành tung của bậc siêu nhân. May thay, đến một sơn trấn, ông gặp được đạo sĩ đang nghỉ chân độ thực. Lân la đến thăm hỏi rồi Pilindavaccha quỳ lạy đạo sĩ xin được học phép lạ. Đạo sĩ nhìn ông một lát, sau đó nói thật rằng: “Nếu có tâm cần cầu hãy đến nước Gandhāra, tìm cho ra một sơn thôn cũng có tên là Gandhāra, có một bậc thầy siêu việt ở đấy. Cứ thăm hỏi mọi người, về một đạo sĩ già, ẩn tu trong một hang động, ông sẽ được như nguyện. Nhưng mà một năm phải đóng một trăm đồng tiền vàng đấy. Nói thật rằng, trước đây tôi là đệ tử của thầy, do thiếu tiền đóng học phí nên bị đuổi ra khỏi sơn môn nên sự học của tôi chưa đến nơi đến chốn đâu”. Thế rồi, Pilindavaccha của chúng ta về lại gia đình ở Sāvatthi, thu góp vàng bạc, rồi đi tìm thầy học phép siêu nhân.

Sau ba năm học nghệ, Pilindavaccha đã chứng tỏ được khả năng cần cầu tu tập chí thú ngày đêm; ông đi được vào định thâm sâu, khi hướng tâm, biết được tâm người khác. Ngoài ra, Pilindavaccha còn luyện được một loại thần chú có tên là “Cūlagandhāra”, sau khi niệm, là có thể bay lượn được như chim giữa trời, mà bí thuật bà-la-môn giáo gọi là “du hành trên không”! Khi cho xuống núi, vị thầy già mỉm cười, nụ cười có vẻ tự châm biếm mình rồi như tâm sự mà rằng: “Ta dạy cho các ngươi là để kiếm cơm nuôi ba bà vợ và mười hai đứa con, chẳng có siêu nhân, đạo hạnh gì như thế gian đồn đãi về ta cả. Bây giờ, ngươi học được ít nhiều đó cũng chỉ là cái thuật, chỉ là cái cần câu để câu danh vọng và lợi dưỡng mà thôi. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ lời này. “Cūlagandhāra” mới chỉ là “Tiểu thần chú”; vậy lúc nào trên thế gian, tại địa giới nào đó, có “Mahāgandhāra” tức là “Đại thần chú” xuất hiện thì Cūlagandhāra sẽ mất hết hiệu lực, sẽ không còn tác dụng nữa. Lúc ấy, tự ngươi phải trật y vai phải, tìm đến vị có Đại thần chú ấy, đảnh lễ, cúi đầu năm vóc sát đất để xin học hỏi, làm đệ tử của Người, sẽ mang đến lợi lạc cho ngươi thật không xiết kể. Ta chỉ tiết lộ chừng ấy. Tuổi thọ của ta cũng đã sắp hết. Ta thiếu phúc lành hơn ngươi nhiều đấy!”

Tuy chưa hiểu hết những ẩn ý trong lời tâm sự của vị thầy già, nhưng cái gọi là “Đại thần chú” ấy thì Pilindavaccha không quên. Chỉ hơn một năm sau, Pilindavaccha của chúng ta nghiễm nhiên đã là một đạo sư nổi danh khắp các tiểu quốc và thành phố miền Tây bắc châu Diêm-phù-đề. Học trò khắp nơi tìm đến học đạo. Khi mọi danh vọng và vinh quang đã như vầng hào quang xán lạn, Pilindavaccha về thăm quê hương với hằng trăm đồ chúng vây quanh. Muốn biểu diễn phép lạ cho mọi người thán phục, lựa một quảng trường, Pilindavaccha niệm chú để “du hành trên không” chơi! Lạ lùng sao, vừa bay lên là ông ta bị rớt xuống. Lạnh toát cả người, Pilindavaccha hiểu, là có chuyện rồi, “Đại thần chú” đã xuất hiện rồi! Tuy viện cớ bị cảm đau không thi thố thần lực để lấy lòng tin với mọi người, nhưng tự thâm tâm, ông hiểu là “Tiểu thần chú” giờ đã hỏng! Tại thành phố này, “Đại thần chú” đã xuất hiện! Mấy ngày sau, bí mật điều tra, Pinlindavaccha biết rằng, tại Kỳ Viên, mấy ngày trước đây đã xuất hiện một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác! Năm ấy, ngày tháng ấy Như Lai lần thứ nhất ghé thăm Kỳ Viên. Hóa ra, các thầy tỳ-khưu biết không, Như Lai có “Đại thần chú”; bậc có “Đại thần chú” ấy, chẳng là ai khác mà chính là Như Lai!

Có nhiều tiếng cười có vẻ sảng khoái, thú vị. Đức Phật nghỉ hơi một chút. Câu chuyện hấp dẫn quá, hội chúng lại bắt đầu chỏng tai lắng nghe, im lặng; và bây giờ chỉ có tiếng ruồi kêu vo ve!

- Hôm ấy, đức Phật kể tiếp - Như Lai biết, các bậc có thắng trí cũng biết, nhưng thấy chưa hợp lúc, chưa đúng cơ duyên. Như Lai còn biết nữa rằng, Pilindavaccha, sau đó, im trống, xếp cờ, lặng lẽ xuôi Nam - và bắt đầu tìm kiếm danh vọng ở quốc độ khác, đầu tiên là ở Bārāṇasī. Tại đây, tả và hữu ngạn sông Gaṇgā là căn cứ địa của bà-la-môn giáo, là nơi hùng cứ của đủ mọi thứ tà thuật, phép thuật, Pilindavaccha nổi danh như cồn. Thuở ấy, Mahā Moggallāna có trình báo chuyện ấy cho Như Lai hay, nhưng Như Lai bảo là chưa đúng thời. Mấy năm vừa rồi Pilindavaccha tung hoành kiếm ăn tại các tiểu quốc cực Nam... Còn bây giờ, lát nữa thôi, Pilindavaccha sẽ đến đây để xin Như Lai học “Đại thần chú”; các thầy hãy xem nào, dường như ông ta và đồ chúng đã xuất hiện ở ngoài bìa rừng... Đã đúng thời, đủ duyên rồi đây!

Đức Phật nói xong thì quả đúng như thế, đạo sĩ Pilindavaccha với dáng đi chững chạc của một đạo sư cùng nhóm đệ tử đã vào đến nơi. Pilindavaccha nhớ lại lời thầy dạy thuở trước, ông trật y vai phải, đảnh lễ đức Phật với năm vóc sát đất rồi thưa:

- Kính bạch đại sa-môn! Tôi muốn học “Đại thần chú”, xin ngài từ bi, hoan hỷ tiếp độ!

Cả nhóm đệ tử đi theo đều cùng khấu đầu đảnh lễ với ước nguyện như vậy.

Đức Phật mỉm nụ cười ở trong tâm, dịu dàng nói:

- Này Pilindavaccha! Như Lai biết ông đã lâu, nhưng nay cơ duyên mới chín muồi. Vậy, ông hãy xuất gia theo giáo pháp của Như Lai, Như Lai sẽ chỉ dạy cho ông không những là “Đại thần chú” mà cả “Vô thượng, vô thượng chú” nữa đấy!

Vị du sĩ đạo sư Pilindavaccha tưởng rằng, xuất gia là bước đầu của việc học thần chú nên ưng thuận ngay. Và sau đó, ông được các trưởng lão làm lễ xuất gia cho, có đức Phật chứng minh. Rồi sau những lời giáo giới căn bản ban đầu, đức Phật quán căn cơ, cho vị tân tỳ-khưu một đề mục thích hợp rồi nói rằng:

- Hãy cần mẫn, chăm chuyên, tinh cần ngày đêm, gắn chặt tâm trí nơi đề mục ấy, đừng hỏi gì cả, đừng nghi gì cả thì đại thần chú, vô thượng, vô thượng chú sẽ xuất hiện!

Sau khi hội chúng giải tán cả rồi, đức Phật nói với hai vị đại đệ tử và Ānanda:

- Do gieo duyên sâu dày với giáo pháp, không lâu sau, tân tỳ-khưu Pilindavaccha sẽ đắc quả A-la-hán; rồi sẽ đạt được nguyện vọng mà đức Phật Padumuttara đã từng thọ ký cho ông ta là vị tỳ-khưu hằng được chư thiên ái kính và ngưỡng mộ như Subhūti vậy.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10124)
Trong giới hạn lịch sử ngắn ngủi của loài người trên trái đất, theo nhà khảo cổ Pete Rainier, tính từ thời thượng cổ đến nay, có hơn 1000 tôn giáo đã xuất hiện. Trong đó, có chừng một trăm tôn giáo còn đứng vững cả trăm năm và một chục tôn giáo đứng vững cả ngàn năm.
08/04/2013(Xem: 8433)
Chủ yếu Ðạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ; trước phải giác ngộ nhiên hậu mới ...
08/04/2013(Xem: 12559)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 6122)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8452)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8359)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
08/04/2013(Xem: 9136)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
08/04/2013(Xem: 10859)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10381)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9994)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]