Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Tâm Không Tự Cảnh...

30/10/201306:46(Xem: 8490)
Tịnh Tâm Không Tự Cảnh...
Tạ Thị Ngọc Thảo trả lời phỏng vấn
TỊNH TÂM KHÔNG TỰ CẢNH, TỰ NGƯỜI MÀ TỰ MÌNH
TTNThaobenhoasen
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.

CAT-tongthe

Phóng viên Kim Yến (PV): Theo chị, quan niệm về không gian sống của phương Tây và phương Đông có gì khác biệt? Con người ngày nay đang tìm kiếm một không gian sống như thế nào cho riêng mình và gia đình?

Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Trước đây khi chưa có điều kiện ra nước ngoài, tôi quan niệm rằng, không gian sống của người phương Đông là bên trong ngôi nhà, không gian sống của người phương Tây là bên ngoài ngôi nhà.

Bây giờ tôi hiểu, không gian sống bắt nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa bản thân và khí hậu. Thực tế cho thấy cùng một kiến trúc sư người Pháp, nhưng ngôi nhà Pháp xây dựng ở Đà Lạt khác với nhà Pháp tại Huế và Hà Nội; càng khác hơn nữa nếu ngôi nhà Pháp đó nằm trên đất Pháp. Ngôi nhà không chỉ khác về kiến trúc mà còn khác về không gian sống, vì vậy dân địa ốc hay nói “căn nhà là một nửa của tâm hồn” hoặc “nhà sao chủ vậy”.

CTQ-demPV: Chị có lo sợ nhiều không khi xu hướng sống trở về với thiên nhiên đang bị nhấn chìm bởi những đe dọa của môi trường, của phát triển kinh tế và nhiều áp lực khác?

TTNT: Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ khá phổ biến “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn người ở chốn lao xao”. Thời gian gần đây do cuộc sống nơi đất chật người đông nhiều áp lực, không ít người thèm được “dại”. Thế nhưng, nơi vắng vẻ bây giờ cũng bắt đầu lao xao, vì vậy muốn “dại” cũng không dễJ

Môi trường bị đe dọa từ nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ con người. Nếu ta tìm về thiên nhiên chỉ để “Thu ăn măng Trúc, Đông ăn giá/ Xuân tắm hồ Sen, Hạ tắm ao” là thuận theo lẽ tự nhiên, còn về nơi vắng vẻ với ý đồ “dời sông, lấp biển”, đốn cây rừng mà không trồng mới, khai thác tài nguyên mà không có kế hoạch bù đắp lại cho thiên nhiên…, thì đó là tuyên chiến với môi trường. Trong cuộc chiến giữa con người và môi trường thì, con người luôn luôn thua!

PV: Chị đã trải qua một tuổi thơ cơ cực, ước mơ về ngôi nhà đầu tiên cho riêng mình đến với chị như thế nào? Chị đã phải nỗ lực ra sao để đạt được điều đó?

TTNT: Do hoàn cảnh gia đình, từ dưới 10 tuổi tôi được Sư bà trú trì một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê đùm bọc. Sau nhiều năm được bà dưỡng dục hết lòng, tôi ngỏ ý “con muốn xuất gia”, nhưng Sư bà từ chối, rằng: “chùa của con ở ngoài chợ, ra đó mà tu”. Vài năm sau đó hoàn cảnh đất nước đổi thay, tôi bước ra khỏi chùa và bước vào thương trường. “Ngôi nhà” đầu tiên của tôi là một dự án phân lô hộ lẻ và tôi đã giữ lại một khu đất nhỏ cho mình.

Người ta đã tổng kết từ thực tế: con đường ngắn nhất dẫn đến thành công là sự toàn tâm toàn ý (tập trung) trong công việc, có nguồn thông tin sớm nhất và có nhiều mối quan hệ bền vững, tôi may mắn hội đủ những yếu tố đó.

PV: Chị đã từng trải qua rất nhiều thời điểm sống khác nhau, ở những không gian hoàn toàn khác nhau, và đều…rất đẹp. Chị có thể kể vẻ đẹp của mỗi ngôi nhà mà chị đã sống từ thủa ấu thơ đến giờ như Sài gòn, Đà Lạt.., ngôi nhà nào để lại cho chị dấu ấn sâu đậm nhất?

TTNT: Với những người hoạt động trong thị trường địa ốc ngôi nhà nào của mình cũng có thể là hàng hóa. Những ngôi nhà mà tôi đã ở và đang sở hữu tôi đều có thể bán, nếu được giá. Khách hàng tôi nhắm đến để mua sản phẩm địa ốc của mình là những người sống chủ yếu nhờ hương hoa, khí trời vì vậy kiến trúc phải thanh thoát, nội thất phải tinh tế và không gian sống phải được chăm chút. Riêng ngôi nhà tôi vừa xây dựng xong ở Huế sẽ không là hàng hóa, bởi tôi quyết định sẽ sống ở đây đến cuối đời.

Tôi đặt tên cho ngôi nhà ở Huế là “Tịnh cư Cát Tường Quân” (CTQ), “tịnh” là thanh tịnh; “cư” là nhà; CTQ là tên do một vị Tăng già đặt cho tôi.

CTQ-tongthe

PV: Vì sao đến thời điểm này của cuộc đời, chị lại chọn dừng chân ở Huế? Với Cát Tường Quân, chị muốn tạo ra một không gian sống như thế nào cho chính mình và cho du khách?

TTNT: Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (bây giờ là Thừa Thiên Huế) trấn cứ và lập nghiệp Nhà Nguyễn, ông đã chọn tư tưởng Phật giáo Đại thừa để trị Quốc, an dân; từ đó Thuận Hóa vừa là kinh đô Phật giáo, vừa là kinh đô triều Nguyễn. Kinh đô Phật giáo hình thành văn hóa Phật giáo. Kinh đô chính trị hình thành văn hóa cung đình. Hai nền văn hóa lớn này đã thấm đẫm vào đất và người hình thành tính cách Huế, quý phái, thanh tao. Hơn nữa, chỉ trong bán kính 30km, Huế có biển, núi, đồi, hồ, đầm phá, suối khoáng nóng và có Vườn Quốc gia Bạch Mã mát mẻ quanh năm; trong mắt tôi, Huế như một bức tranh thủy mặc hữu tình. Không chỉ thế, Huế còn có Thành cổ, có hệ thống chùa dày đặt, có mật độ Tăng-Ni cao nhất nước. Tất cả những “cái có” này đã làm Huế huyễn hoặc, thiêng liêng, dẫn dụ tôi về với Huế.

Từ những bản vẽ thiết kế đầu tiên cho đến khi khởi công xây dựng CTQ, tôi và cộng sự đã chú trọng thiết lập một “Không gian sống thanh bình / Môi trường sống thanh sạch / Phong cách sống thanh nhã” cho mình. Nhưng khi ngôi nhà sắp hoàn thành, nhiều bè bạn và du khách ghé đến tham quan, trước khi về họ nói với tôi, rằng: “Du khách đến Huế (nhất là người phương Tây) có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa sống của người địa phương, kiến trúc nhà rường, tìm hiểu và thực hành đời sống tâm linh…, nếu CTQ làm được điều đó sẽ trợ duyên cho nhiều người tìm lại sự phúc lạc của thân – tâm”; tôi mở cửa CTQ đón khách là vì vậy.

CAT-nharuongPV: Về thiết kế, kiến trúc, Cát Tường Quân có gì khác biệt so với những không gian mà chị đã từng trải qua? Ý tưởng của chị đã được kiến trúc sư thể hiện như thế nào, để có thể tạo nên một không gian tĩnh lặng vừa rất Huế, vừa rất Tạ Thị ngọc Thảo?

TTNT: Trong tất cả ngôi nhà tôi đã ở và đang sở hữu, CTQ là ngôi nhà rường duy nhất tôi có. Kiến trúc nhà rường thật lạ, mái thấp, cột nhiều, phòng ngủ nhỏ xíu, phòng vệ sinh bé tí, muốn gắn máy lạnh (sưởi) phải tính toán đau đầu, muốn ngăn chặn côn trùng vào nhà nghĩ mãi không ra. Thế mà tôi lại say đắm nhà rường Huế từ cái nhìn đầu tiên, và đó chính là động lực giúp tôi hoàn thiện CTQ sau hơn 3 năm xây dựng.

Vị trí CTQ nằm giữa hai triền đồi Thông trên quần thể Đồi Thiên An, nghĩa là điểm giáp cuối của chân đồi này và điểm bắt đầu của ngọn đồi kia.Với thế đất như vậy, thật là một thách thức hấp dẫn cho tôi và kiến trúc sư. Du khách đến CTQ sẽ bắt gặp lối kiến trúc nhà bậc thang của Đà Lạt, đỉnh của ngôi nhà này là sàn của ngôi nhà khác; tại Huế kiến trúc bậc thang là sự khác biệt của CTQ.

Sự tĩnh lặng của CTQ có được nhờ quy hoạch tổng mặt bằng theo chữ khẩu, chỉ có chùa và cung Vua mới sử dụng mặt bằng chữ khẩu này. Giá trị kiến trúc của CTQ là do chúng tôi biết giữ nguyên sự tinh tế của nhà rường và biết loại bỏ những điểm cần thiết. Ở Huế, người ta gọi nhà rường là nhà vườn, vì vậy không gian vườn phải được chú trọng; tôi khá thú vị với khu vườn của CTQ.

Tuy vậy, đây là công trình nhà rường đầu tiên của kiến trúc sư và tôi vì vậy chúng tôi gặp không ít vấn đề nan giải trong khi xây dựng, may sao chúng tôi nhận được sự tận tâm của nhiều cộng sự và nhiều chuyên gia nhà rường tại Huế, nhờ vậy mà CTQ được hoàn thiện.

CAT-uongtraPV: Chỗ nào của ngôi nhà mà chị yêu thích nhất? Mỗi buổi sáng, chị thường uống trà ở đâu? Đâu là nơi chốn để chị có thể tịnh tâm nhất?

TTNT: Nơi tôi lẩn quẩn nhiều nhất là vườn rau sạch. Từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ có thời gian để gieo bất cứ hạt giống nào xuống đất vì vậy tôi cũng chưa cảm nhận được hạnh phúc khi quan sát sự nảy mầm, đơm hoa, kết trái và cho quả. Sự mãnh liệt của chồi non truyền cho tôi sức sống, nhìn cây vươn lên trong mọi hoàn cảnh thời tiết Huế, nhất là đang mùa gió Lào của tháng này, tôi thấy sự nổ lực của mình chưa nhằm gì.

Có khi tôi ngồi uống trà ở vườn Thanh Trà, phóng tầm mắt ngắm trọn đồi Thông trước sân nhà. Cũng có khi tôi cầm chén trà đi lanh quanh trong vườn, lúc ngửi bông hoa mới nở, khi lại vuốt ve một thân cây sần sùi già cổi, nếu mỏi chân thì ngồi xuống một trong những bộ bàn ghế bày rải rác trong khuông viên.

Tịnh tâm không tự cảnh, không tự người mà tự thân mình.

PV: Một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, từng có những bài viết rất sắc sảo về kinh doanh, vì sao chị lại “Từ bỏ cuộc chơi” để tìm đến Phật pháp?

TTNT: Thi thoảng tôi vẫn viết khi gặp vấn đề nằm trong khả năng hoặc sở trường của mình, “từ bỏ cuộc chơi” chỉ là do tôi không gởi bài đăng báo như trước mà gởi bài thẳng đến nơi nhận.

PV: Chọn sự im lặng với một người đầy trách nhiệm với cộng đồng như chị có khó không? Phật pháp đã mang lại cho chị điều gì, để giúp chị chuyển hướng đời mình, và chuyển hướng kinh doanh?

TTNT: Kinh có kinh vô tự, lời có lời vô ngôn, im lặng cũng là một cách bày tỏ. Đạo Phật đề cao sự im lặng bởi nó thể hiện sự thanh tịnh trong mọi mối quan hệ và mọi sự việc. Ohso có viết một câu rất hay: “Ta đã im lặng đến như thế mà người không hiểu nữa thì đành vậy”. Lắng nghe lời người nói bằng tai, lắng nghe sự im lặng bằng tấm lòng. Muốn “nghe” được lời vô ngôn thân phải an và trí phải tỉnh. Người im lặng luôn đủ kiên nhẫn để chờ người khác thấu hiểu lòng mình. Khi trả lời câu này tôi muốn đề cập đến mối quan hệ Nhà nước với dân, mối quan hệ gia đình và những người đang phải lòng nhau.

Thương gia Lương Văn Can định nghĩa về kinh doanh như sau: “Thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình để phụng sự xã hội, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”. Nếu hiểu kinh doanh là như thế thì xây nhà để bán hay nấu cơm chay phục vụ khách cũng đều là phụng sự xã hội, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

PV: Những bài viết gần đây của chị mang nhiều ưu tư về thế sự, nhưng cái nhìn lại từ bi hơn, nhẹ nhàng hơn? Phải chăng chị đã thoát ra khỏi những hỉ nộ ái ố thường ngày, để có một cái nhìn thấu suốt hơn?

TTNT: Suy cho cùng mọi diễn biến ở đời đều xoay quanh nhân – quả và duyên – nghiệp. Nếu thu ngắn lại dòng đời chỉ còn 24 giờ và giấc ngủ là kết thúc một đời ta sẽ dễ dàng nhận ra “trước khi đi ngủ ta dúi một hạt giống xuống đất, sáng mai thức dậy ta sẽ có một cây con”. Nhưng nếu ngày hôm qua ta tát tai người hàng xóm bên má phải thì ngày hôm nay ta không nên oán trách ai đó đã đấm ta bên má trái.

Bây giờ quan sát thế sự tôi không còn nóng nảy như trước, bởi tôi hiểu, người ta đang gieo duyên hay tạo nghiệp, vì thế tôi cũng không ngạc nhiên khi thấy cuộc đời của họ tốt hơn hoặc xấu đi.

Biết vậy, mỗi ngày tôi luôn dặn mình cố gắng gieo duyên lành để mình vui và đời cũng vui.

CAT-TuongHueKhaPV: Từng dời đổi nhiều lần, nhưng “vật bất ly thân” của chị dường như là bức tượng Đức thiền sư Huệ Khả? Bài học nào từ vị thiền sư này mà chị cho là quý giá nhất, và coi đó như phương châm sống của chính mình?

TTNT: Tôi “cảm” Thiền sư Huệ Khả (487-593) từ mẫu đối thoại như sau: Đức Huệ Khả tìm đến Tổ Đạt Ma thưa: “Xin thầy an tâm cho”, Ngài Đạt Ma trả lời “Đưa tâm đây ta sẽ an” và, Đức Huệ Khả ngộ. Từ đó tôi hiểu, tâm mình tự mình an, chẳng cảnh, vật, người, Phật, Trời nào an giúp được. Sau này đọc kinh Phật tôi còn ngộ thêm “tâm cũng chẳng có, vì nếu có thì tâm trú vào đâu?”

Khu vườn có bức tượng Đức Huệ Khả ở CTQ là trường học của tôi mỗi ngày. Tại đây, một thầy, một trò và một bài học duy nhất, đó là nụ cười hỷ xả của Ngài; thế mà trò ngày thuộc, ngày khôngL. Bức tượng Đức Huệ Khả cũng là nơi giữ chân của nhiều vị khách quý khi đến tham quan CTQ.

PV: Kinh doanh, viết, giảng dạy, ba lĩnh vực đã bổ trợ với nhau như thế nào, để giúp chị có được sự an nhiên và tự tại?

TTNT:Kinh doanh giúp tôi cọ xát thực tế, thu thập kinh nghiệm, hình thành bản lĩnh, tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, đó cũng là điều kiện tốt nhất cho tôi được mới mỗi ngày. Viết, giúp tôi đúc kết thực tế thành phương pháp luận, hình thành tư duy một cách logic và tiếp thị suy nghĩ của mình đến cộng đồng. Giảng dạy là một trong những hoạt động hiệu quả nhất để trao lại cho giới trẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình; hơn nữa, khi giảng dạy tôi cũng học lại rất nhiều từ những người trẻ để hoàn thiện bản thân hơn.

PV: Chị có thể kể một chút về con trai mình, người sẽ nối nghiệp chị? Chị muốn để lại điều gì cho con?

TTNT: Con trai của tôi tên Lê Gia Khánh, sanh năm 1995, tên ở nhà là Nheo, tên ở trường là Ethan Le, tên ở chùa là Quảng Phúc. Nheo đi du học Canada từ năm lớp 9, năm nay Nheo vào đại học Toronto ngành kinh tế vĩ mô. Nheo có thể nghe má và các bác (bạn của má) nói chuyện kinh tế cả ngày không chán.

Có thể nói, khi nhắm mắt lìa đời, không có cái gì trên cõi đời này làm tôi vương vấn ngoài Nheo. Tuy vậy, cho đến bây giờ tôi biết con trai của mình đã trưởng thành và sẽ trở thành người có ích cho xã hội, dù má mất hay còn. Điều này làm tôi thanh thản, dù từ năm nay, Nheo vào học đại học, hai má con chỉ còn được gặp nhau vào dịp nghỉ hè.

Tôi chỉ muốn để phúc lại cho con vì ông bà mình nói, “con trai nhờ đức mẹ”.

CAT-thanhthoiPV: Một ngày với chị trôi qua như thế nào? Giây phút nào chị cảm thấy hạnh phúc nhất?

CTQ bắt đầu ngày mới bằng bài kinh Lăng Nghiêm vào lúc 4h45 từ hệ thống âm thanh khắp khu nhà, lúc này tất cả các thành viên vừa nghe kinh, vừa làm vệ sinh (chùa gọi là chấp tác) khu vực mình phụ trách; tôi cũng vậy. Tiếng chổi quét sân, tiếng vợt vớt lá cây trên mặt nước hồ cảnh, tiếng sóng nước xô đẩy phát ra từ dụng cụ vệ sinh hồ bơi, tiếng chân người rón rén bước trên cỏ gom lá rơi, tiếng nước tưới vườn rau sạch, tiếng vòi phun tự động tưới vườn cảnh, hòa quyện với tiếng hót của chim rừng, mùi hoa buổi sớm, mùi trầm của hương và tiếng kinh kệ…, đã làm nên một không gian đầy sức sống nhưng rất thiền vị. Được tham gia chấp tác với cộng sự, những việc trước đây chưa từng làm, tôi nhận ra hạnh phúc thật gần gũi và đơn giản.

Buổi sáng của tôi là một tách trà Tây có chanh và mật ong (uống trà Việt Nam tim của tôi bị mệt), một ít hạt sấy khô, vài cái bánh nướng nhỏ và kết thúc bằng lưng chén xôi với ly sữa đậu nành nấu ở bếp nhà. Lúc này hệ thống âm thanh đã dứt tiếng kinh, chuyển qua nhạc cổ điển, nhạc dân tộc hoặc Opera cho đến giờ làm việc hành chánh thì tắt.

Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay tôi đã xây dựng tại Huế 4 công trình, hiện nay CTQ đang hoàn thiện bộ máy nhân sự và xây dựng quy trình đón khách du lịch, vì vậy trong ngày tôi khá lu bu, có khi phải làm thêm buổi tối. Lúc nào ngơi công việc là tôi cầm ngay quyển sách, sách là người bạn luôn chung thủy với tôiJ.

Trước giờ cơm chiều tôi bơi (hoặc tập Yoga, hoặc múa) sau khi ăn cơm tôi dành thời gian đi dạo quanh vườn, vừa đi vừa nghe kinh A Di Đà hoặc kinh Quán Thế Âm, hôm nào ít việc tôi xem một bộ phim trước khi ngủ. Tôi rất ít ra khỏi CTQ sau 17h và đi ngủ từ 20h.

PV: Chị có sợ hãi điều gì không?

TTNT: Phật cũng mình mà ngạ quỷ cũng mình, tôi chỉ sợ chính tôi thôi!

Phóng viên Kim Yến phỏng vấn

http://khoahocnet.com
www.cattuongquan.com






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2015(Xem: 7940)
Con người chúng ta vốn rất nhỏ bé, nhưng khi chúng ta biết ơn thì sẽ trở thành con người vĩ đại. Bởi vì biết ơn là chiếc huân chương rực rỡ nhất, cho sự chiến thắng chính mình. Vì chúng ta đã vượt qua nghịch cảnh, chính bằng năng lực của mình. Vì trong cuộc đời con người, với bất cứ ai và hoàn cảnh nào, thì ai cũng từng gặp thất bại cả. Và có mấy ai dám biết ơn chính những thất bại của mình không. Và chỉ khi người ta thành công,
03/02/2015(Xem: 8404)
Ngày 3-4, tháng 1, năm 2015, trời lạnh xuống 36 độ F, bên ngoài chánh điện, các bồn hoa và lối thiền hành bị đóng một lớp băng đá trong vắt phủ lên trên, khiến cho thành phố Perris vốn là vùng bán sa mạc nắng nóng, bỗng nhiên trở thành băng giá trong tiết đầu đông của miền Bắc Mỹ. Gió se thắt lòng người và lạnh run lập cập, nhưng cũng không cản bước được các giới tử đủ mọi lứa tuổi từ trong và ngoài tiểu bang California vân tập về Chùa Hương Sen để tham dự khoá tu lạy tam bộ nhất bái, thọ Thập Thiện cùng Bồ Tát Giới.
01/02/2015(Xem: 6553)
Họ tôi chạp mộ đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Trời mưa lạnh, ai nấy cũng lủ khủ áo mưa cuốc xẻng, như đoàn quân ô hợp, lớn bé, trẻ trai, già lão. Tôi lớn nhất đang ở tuổi 63 lại là trưởng họ. Tôi đang cuốc cỏ, chị Loan gọi mời tôi họp đầu năm. Lúc ấy, 9 giờ 30, còn hơn tiếng đồng hồ nữa mới xong. Tôi cúng họ năm mươi ngàn đồng trà lá, phụ vào buổi ăn trưa vì về sớm, rồi phóng xe chạy đi. Ngày mai, ngày chạp chính. Các em tôi bắt heo từ chiều qua.
01/02/2015(Xem: 10594)
Trong sự mơ hồ của một người lần đầu tiên đặt chân đến đây, một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy? Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
01/02/2015(Xem: 8241)
Mùa hè tôi về thăm quê, nhân tiện ghé Viện Phật Học Vạn Hạnh để thăm và đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Minh Châu. Sau khi vào Tổ Đường Hòa Thượng Chơn Nguyên thắp hai cây hương và trao cho tôi. Hai cây hương rất lạ, dài gần gấp tư cở thường mua ở chợ bây giờ và tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tôi vốn đã bị bệnh dị ứng nhiều năm nay, thường ngửi mùi hương là phải hách xì liên miên. Ở nhà, ngay cả những hộp hương thơm có người mang từ Nhật về biếu hay mua tại các cửa hàng bên Mỹ, loại hương cây ít khói, đựng trong hộp và không có que bên trong
01/02/2015(Xem: 7402)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7789)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9789)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9655)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7743)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]