Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chọn một đường tu

06/09/201308:33(Xem: 8585)
Chọn một đường tu

Dong_Y_Sy

Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông.

Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà. Trong khi chờ bố tôi về, cụ tò mò hỏi tôi:

- Cháu có lá số tử vi không, đem đây ông đoán xem?

Tôi gật đầu:

- Dạ có.

Rồi tôi lục hồ sơ tử vi của gia đình, rút ra lá số của tôi.

Sau khi xem xong, câu đầu tiên cụ phán:

- Cháu có số đi tu!

Tôi hơi ngạc nhiên, chau mày mỉm cười rồi lắc đầu nguầy nguậy:

- Bẩm cụ, xưa nay cháu không thích đi chùa, không thích tụng kinh làm sao đi tu được?

- Lá số có sao Thiên Phủ thủ mệnh. Thiên Phủ là sao cực kỳ tốt trong làng tử vi và rất hiền lương. Sao này không tu ở chùa thì cũng tu ở nhà.

Tôi không tin, nhưng không cãi lại, chỉ cười thầm và chả thắc mắc gì thêm. Tuy vậy tôi vẫn ngồi yên lắng nghe cụ phán tiếp:

- Lá số này thật lạ. Ở cung phu, nếu cháu bỏ chồng (lúc đó chồng tôi đang ở trại cải tạo) để bước thêm bước nữa thì cháu sẽ có tới ba chồng lận.

Chao ôi, tôi lại tròn mắt ngạc nhiên. Mới một chồng đời tôi đã “điêu đứng„ thêm hai ông nữa chắc tôi “điêu ngồi„ rồi “điêu nằm„ luôn!

Lời ông cụ đoán, tôi chưa nghe bố tôi nói đến bao giờ. Cứ nghĩ là “bói ra ma, quét nhà ra rác„ tôi nghe cho vui tai rồi để lời ông cụ bay dần theo gió.

Đoán xong, ông cụ cáo biệt ra về, không đợi bố tôi. Từ đó ông không trở lại bao giờ. Còn tôi, với những bận rộn cuộc sống, tôi quên mất ông và cả lời đoán của ông. Mãi 6 năm sau, khi tôi một mình vượt biên định cư tại Thụy Sĩ, thời gian đằng đẵng chờ đợi chồng tôi, tôi thui thủi một mình trong căn phòng nhỏ, ra vào chả thấy ai, tôi sực nhớ lời ông cụ, mới thấy đời sống tôi như một ni cô “trụ trì„ trong “am„ nhỏ. Thê thảm nữa, am không có tín đồ!

Tôi…tu như vậy có tới 13 năm 2 tháng 10 ngày, mốc thời gian tính từ năm 1975 cho tới lúc tôi gặp một “tín đồ„ duy nhất đó là Lam, chồng tôi.

Như vậy kể như lời đoán của tiên ông về cung phu của tôi “ba chồng„ không còn hữu hiệu. Hồi tôi còn trẻ, tuổi xuân còn phơi phới, ở tình trạng “chim xổ lồng„ chả ai buồn…rước, nay tôi “nửa chửng xuân„ già rồi, lại thêm có “kỳ đà„ bên cạnh, ai dại…rinh chi cho đổ nợ, không chừng còn bị ăn đấm, phải không? Thế thì cái chuyện đi tu của tôi theo lời tiên ông, tôi cần nghiệm lại.

Ngày Lam đoàn tụ cùng tôi tại Thụy Sĩ, cũng là lúc phong trào hoạt động Phật giáo khởi sắc, không riêng gì ở Thụy Sĩ mà cả Âu Châu hay nói rõ hơn khắp hải ngoại. Nhưng như đã nói ở trên, tôi vốn không thích đi chùa, không thích tụng kinh và càng không thích ngồi thiền. Ai ngồi thiền thì tâm tịnh, chứ riêng tôi, hễ ngồi yên, ngồi thiền là tâm động mạnh nhất, đầu óc tôi đi hoang, lang thang khắp đó đây như tâm viên ý mã, không nhắm hướng thiên đàng, niết bàn để trụ, mà lại hướng về địa ngục đầy ma quỉ mới chết chứ! Nên vì thế, bạn rủ rê đi chùa là tôi lắc đầu nguầy nguậy và cũng vì thế tôi không để ý nhiều về tôn giáo trước đây.

Cuộc sống mới: Một cái…am nhỏ với hai quả tim vàng, tôi dung dẻ với niềm vui mới, bận rộn mới, tôi lại quên mất tiên ông và lời đoán của tiên ông. Tôi càng không để ý đến sinh hoạt chùa chiền.

Đạo Phật quan niệm rằng, mọi sự khởi đầu bằng nhân duyên. Từ cái này mới sinh ra cái kia. Hay phải đợi đủ nhân duyên như hạt giống cần phân bón, đất cát, nắng mưa và thời gian mới nãy mầm sinh cây, lá hoa rồi quả vậy.

Thử nhìn lại chính tôi, tuy chưa gọi tích cực, nhưng là lúc tôi thích mon men đến chùa, tìm hiểu giáo lý Đức Phật và nhất là thích tham dự các khoá tu học Phật Pháp Âu Châu mặc dù phải đợi tới khóa thứ 7 mới có sự hiện diện của tôi. Tại sao? Lẽ đương nhiên tất cả bắt nguồn từ một nhân duyên.

Bao năm qua khi đặt chân đến Thụy Sĩ, hai bộ môn tôi rất yêu thích và thường sinh hoạt đó là văn nghệ trình diễn và báo chí. Vì yêu, tôi thường tham gia và theo dõi hai lãnh vực này.

Một ngày tình cờ đọc báo Viên Giác, khóa tu học Phật Pháp Âu Châu sẽ tổ chức tại Thụy Sĩ ( mỗi năm luân phiên tổ chức tại mỗi nước trên khắp Âu Châu). Năm đó, có lẽ là khóa thứ 4, tổ chức trên sân nhà mà tôi cũng không tham dự, tuy nhiên, cũng bởi sân nhà, khiến tôi có một chút -chỉ một chút thôi nhé- quan tâm.

Tôi liền điện thoại hỏi Huệ, cô bạn gái có tâm đạo và rất sốt sắng chuyện Phật sự, cô là trưởng ban trai soạn cho khoá học năm đó:

- Huệ à, khóa tu học Phật Pháp Âu Châu năm nay tổ chức tại Thụy Sĩ có…văn nghệ không vậy?

Huệ ầm ừ:

- Thường cũng có đó vào dịp cuối khóa, do anh em Gia Đình Phật Tử đảm trách.

- Vậy Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ đã có mục gì chưa?

- Huệ cũng không rõ nữa, nhưng dường như chưa thì phải.

Tôi tích cực:

- Vậy Trân đề nghị, nếu anh em cần, Trân giúp cho nha. Người ta là khách lại nhà, mình chủ nhà “tiên chủ, hậu khách„ mình phải có cái gì bày ra trước chứ.

Thế là độ vài tháng sau, anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ “thỉnh„ tôi từ St.Gallen đến Winterthur (khoảng 45 phút xe hơi) tập màn múa sạp. Múa sạp là một màn vũ sống động, nhộn nhịp, nhảy trên những ống cây đập vào nhau. Với điệu vũ này, chủ nhân có thể mời khách phương xa nhập cuộc cùng nhau nhảy và nếu ai đó bị kẹp chân, như thế dễ dàng tạo tình thân ái và biết đâu đấy từ “kẹp„ có thể “cột „chân người…xấu số hay tốt số (?) ở lại Thụy Sĩ luôn. “Đến đây phải ở lại đây „một bài hát có câu như vậy mà!

Từ màn vũ đó, như tạo duyên để lễ Phật Đản năm sau, anh em lại…thỉnh tôi giúp văn nghệ nữa. Ca múa là…nghề của nàng mà! Tôi không từ chối, lại thêm, thời gian làm việc với anh em, tuy ngắn ngủi, nhưng tôi nhìn ra tấm chân tình cũng như tinh thần phục vụ rất cao của anh em. Tại sao chị Thông, vợ của anh Liên Đoàn Trưởng, cuối tuần không nằm nhà coi phim tập, hay xòe bài như một số các người vợ khác lại phải bưng từng thố cơm, đĩa rau, bát canh, sắp ly chén dĩa vv…nhọc nhằn lo cơm nước cho mọi người? Tại sao anh Trọng, một huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử không dành tiền với đồng lương giới hạn của mình ở tình trạng “gà trống nuôi con„ mua một chiếc xe hơi nho nhỏ, xinh xắn để phục vụ bản thân mà lại mang về chiếc xe bus cũ kỹ 11 chỗ ngồi chở anh em đi sinh hoạt hay mọi người đi chùa? Và còn nhiều sự hy sinh khác nữa của anh em…kể sao cho hết. Thâm tâm, tôi cảm mến tinh thần xả thân của anh em, tự hỏi, tôi cũng là người đạo Phật sao bấy lâu tôi lại vô tình? Một tình cảm thân thương vô tình gắn bó ràng buộc tôi với anh em GĐPT, tôi bị cuốn theo tình đời nghĩa đạo đó. Phần nữa đến với anh em, tôi cũng không xa lạ lạc lõng gì, vì từ bé, lúc 6 tuổi, tôi đã từng sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử ngành Oanh Vũ. Bây giờ có trở về với anh em, tôi như con chim bao năm lạc đàn tìm lại tổ xưa.

Rồi tôi tham dự khóa Lộc Uyển, một chương trình đào tạo huynh trưỏng; khóa tu học hằng năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và nhất là thích đi chùa Viên Giác. Ở những nơi đó, tôi tìm thấy được sự thanh thản của tâm hồn, tìm thấy niềm vui trong tình đồng hương khỏa lấp nỗi trống trải bao lâu âm thầm trên đất khách cùng học hỏi được nhiều chuyện đời, việc đạo.

Cuối cùng tôi rút cho tôi một đáp số: Đạo là kim chỉ nam, là con đường hướng dẫn tôi đạt tới chân thiện mỹ của cuộc sống. Tuy nhiên con đường nào, nhất là đường về chân trời thường đầy chông gai thử thách và giáo lý của Đức Phật như những lời nhắc nhở cổ võ để dắt tôi đi nốt đọan đường.

Kiến thức về Phật Pháp của tôi còn rất đơn sơ, mới chỉ lạng quạng bên lề, như kẻ mới lạc vào vườn trầm thôi. Tuy nhiên, chỉ cần phảng phất một chút hương và tận tình thưởng thức chút hương đó cũng đủ cho tôi ngây ngất.

Một trong mười điều tâm niệm của Đức Phật: Lấy khúc mắc làm thú vị để sở học được thấu đáo; lấy khó khăn làm thích thú; lấy người chống đối làm nơi giao du vv…Rồi Lục Hòa: Thân hòa đồng trú vui vẻ hòa đồng cùng mọi người; Giới hoà đồng tu chấp nhận và gìn giữ những kỷ luật chung; Kiến hòa đồng giải mọi ý kiến được chia sẻ trao đổi để học hỏi nhau vv…Chỉ bấy nhiêu thôi khiến tôi thường suy gẫm. Và vấn đề chỉ còn là, tôi áp dụng được và đúng hay không?!

Từ sau khi như vừa khám phá một chân trời mới lạ, cũng là lúc tôi nhìn ra sự vô vị của cuộc đời. Nhớ lại những nỗi gian truân vất vả đã trải qua, tôi thường tự hỏi bâng quơ: Sống để làm gì? Tại sao con người hằng ngày cứ phải phấn đấu để sống và sống tức là đang đi dần vào cõi chết vì sự chết là một phần thuộc vào đời sống không ai tránh khỏi. Rồi từ ý nghĩ đó, và vào những lúc buồn vu vơ “Hôm nay trờinhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn„ tôi chợt có ý nghĩ…đi tu! Rồi lại lẩn thẩn tự hỏi, đi tu có giải thoát không? Đi tu có vui không? Nếu đi tu để tìm niềm vui thì…tu có được không? Và nơi đó có phải là nơi cho mình…giải trí?!

Tôi nhớ có lần gặp sư cô Thanh Hà tại khóa học Âu Châu, sư cô “dụ„ Phật tử: Đi tu dzuilắm! Độc cư nhàn cảnh, ở một mình dzuilắm!„ Tôi không rõ niềm vui của sư cô lúc đi tu như thế nào, chứ “ở một mình„ được tự do, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, thoải mái vô cùng (tôi đã từng sống qua), chắc chắn là…dzui lắm, nhưng với tôi bây giờ, “ở hai mình„ tôi cảm thấy…dzui hơn!

Tôi đem ý nghĩ “đi tu„ bàn với Lam. Chàng cười:

- Em tu…hú! Rồi lơ đãng vừa xem tivi chàng vừa nói tiếp:

- Em có tâm hồn ăn uống,ăn rau một bữa bủn rủn tay chân. Tu gì được!

Tôi nguýt một cái có đuôi:

- Hứ, hai khóa tu học vừa rồi, em ăn chay mười ngày liên tiếp có sao đâu.

Chàng lại cười:

- Có… trăng thôi, chứ đâu có… sao!

Tôi nghiêm giọng:

- Tử vi của em, tiên ông nói có số đi tu đó.

Lam hỏi:

- Tiên ông nào?

- Tiên ông là ông tiên, ông già râu tóc bạc phơ.

- Bố cũng râu tóc bạc phơ, đoán được tử vi, bố đâu có nói.

Tôi cười:

- Có ông bố chồng nào nói con dâu có số đi tu, dù biết rõ, để bỏ con trai ông sống đời hiu quạnh?!

Chàng bực:

- Muốn đi tu thì đi đi. Đi sơm sớm để anh còn tính!

Tôi cười, ghé tai chàng hỏi nhỏ:

- Tính lấy vợ khác phải hôn? Đã nhắm được…cụ bà nào thế?

Thật ra nhận xét của Lam không xa thực tế. Nêú đi tu tức là từ đây tôi phải dứt bỏ mọi thứ. Còn đâu những bữa cơm với các món vịt xào Triều Châu, vịt quay Bắc Kinh, lẫu vịt nấu chao, gà tiềm thuốc Bắc, cá hấp xì dầu, bò nhúng dấm mắm nêm, chim rô ti, tôm bọc thịt gói với tàu hủ ky, cua rang muối, mực nhồi nhưng, và đặc biệt nhất là hột vịt lộn vv…và vv…những món mà ăn chay không nấu giả được. Rồi về mặc thì…còn đâu những bộ váy, bộ đầm tân thời, những chiếc quần sọt, quần tây hấp dẫn, những chiếc áo dài duyên dáng..vv… để chỉ thay vào đó không quá ba bộ quần áo dành cho người tu hành trong giới hạn màu sắc: vàng, nâu, lam nhạt nhẽo. Rồi còn mái tóc nữa. Chao ôi, còn đâu mái tóc đuôi gà, húi cua, xì tôn xổ ngang, chẻ dọc…để phải cạo trụi lũi như chiếc gáo dừa. Đẹp gì nữa chứ? Rồi còn chiếc “gối ôm„? Chà, chiếc gối ôm mới đặc biệt làm sao! Chiếc gối ôm…biết nói biết cười, biết hủ hỉ thủ thỉ thật ấm áp trong những mùa Đông giá lạnh. Tất cả, tất cả từ bỏ hết. Có nổi không?! Chắc chắn không phải dễ dàng!

Khi nhìn ra cái “dục„ tầm thường của mình, của người phàm phu tục tử, tôi càng tôn kính sự hy sinh, lòng dũng cảm, chí nguyện xuất trần của các bậc chân tu Phật giáo. Có vị, ngày ngày chỉ dưa cà tương chao, sống khổ hạnh, vượt qua mọi cám dỗ thường tình vật chất. Còn tôi, không lẽ tầm thường vậy sao?! Mơ hồ, tôi cảm thấy có sự bất ổn, mâu thuẫn trong lòng. Một sự dằng xé, ám ảnh trong lời đoán của tiên ông. Tôi không phi thường, nhưng ít ra cũng đừng tầm thường như vậy. Không, không đâu. Tôi không nhất thiết phải là ni cô, nhưng thực sự trong cuộc sống để phụng sự một lý tưởng, tôi cũng có thể từ con một thương gia tuy không hẳn sống trên nhung lụa, nhưng muốn gì được nấy, cũng cao lương mỹ vị, chưa biết thiếu thốn là gì để chấp nhận đời sống thanh bạch của Lam, nhất là sau năm 1975, tôi đã từng suốt vài năm trời, ngày nào cũng độc nhất món: Cơm độn đậu xanh (đậu xanh có vỏ) ăn với đường; thức ăn chỉ độc đĩa rau muống luộc. Một phần, tôi chiều theo khẩu vị của bố chồng tôi. Cụ luôn đưa thực đơn giải thích theo y học đông phương, đậu ăn vỏ là đủ âm dương quân bình cơ thể, không hàn, không nhiệt, đầy bổ dưỡng, tâm bình, có lẽ nhờ vậy mà tôi ăn rất ngon và ngủ rất yên hay tại căn bản có chất “tu„ do sao Thiên Phủ chiếu!

Đạo Phật quan niệm cuộc đời vô thường. Có những sự việc biến đổi bất ngờ không ai lường trước được. Biết đâu đó, khi tôi hội đủ nhân duyên, khi tôi giác ngộ “quán„ được tính không “sắc sắc không không, không không sắc sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc„ của đạo Phật, tôi trở thành ni cô không chừng? Nhưng đợi đến lúc tôi…quán, tôi hưởng thụ hết cả cuộc đời mới đi tu thật…quê xệ. Thôi thì, việc gì đợi, cứ phải đợi; việc gì đến nó sẽ đến. Khi nào tôi thành ni cô chính hiệu, tôi sẽ thông báo để quí vị viếng…chùa tôi nhé!

Còn bây giờ, tạm thời trong 84 ngàn pháp môn Đức Phật dạy để tu, tôi xin chọn “tu tại gia„ như theo tục ngữ Việt Nam có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa„. Tu tại gia “tứ bề thọ địch„ đụng chạm lung tung, phấn đấu được để đem an lạc cho mình, cho người cũng không phải dễ. Và...tu tại gia, đối với tôi, “ở hai mình„ tôi vẫn thấy...dzuihơn!

Trần Thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2021(Xem: 5413)
Vô thường là không chắc chắn, thay đổi, không trường tồn. Vô thường là đặc tính chung của mọi vật. Mọi vật sinh ra điều theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Khi hiểu rõ về Vô thường con người sống vui hơn. Vì biết rằng thân nhẹ nhàng như mây[2].
30/08/2021(Xem: 8914)
Nụ cười Anh tỏa nắng Giữa dịch bệnh đau thương Trái tim Anh lấp lánh Trong cuộc sống đời thường
27/08/2021(Xem: 5741)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm Hộ trì Tăng Bảo nhân mùa Vu Lan tự tứ, cũng như san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn do Dịch covid ... Vào sáng thứ Ba 24 Aug 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thiết lễ cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
26/08/2021(Xem: 4543)
Namo Sakya Muni Buddha Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 9, 10, 11 & 12 2021 với sự chia sẻ của Thầy Thích Tánh Tụê. Thứ 7 ngày 4 tháng 9 - 2021 Từ 2PM to 5PM Pháp thoại & sinh hoạt với ACE Câu Lạc Bộ Trần Nhân Tông. 9311 McClure ave Westminster Ca 92683 Liên hệ chi tiết: Đạo hữu minh Anh (714) 319 3455
24/08/2021(Xem: 6903)
Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu.
23/08/2021(Xem: 4347)
Kính bạch Thầy hôm nay giỗ Mẹ , con tự khấn thầm sẽ học lại Trung bộ kinh mà trước đây đã học chưa trọn vẹn qua sách của HT Thích Minh Châu và Ni Sư Trí Hải chú giải thì may mắn làm sao con thấy online trọn bộ trên YouTube của Sư Sán Nhiên giảng tại Mỹ và được chú thích rõ ràng và ngay bài đầu tiên con đã thu thập và nhớ lại những gì đã học , kính xin phép Thầy cho con trình pháp xen kẻ với những pháp thoại của Thầy để cúng dường Pháp Bảo hầu kiếp sau có cơ hội tiến tu trên đường Đạo . Kính đảnh lễ Thầy, kính đa tạ và tri ân Thày, HH
20/08/2021(Xem: 5327)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm. Sen có nhiều loại và nhiều màu khác nhau, nhưng hai màu chính mà chúng ta thường thấy là hoa Sen màu hồng và hoa Sen màu trắng. Trong Kinh A Di Đà diễn tả về màu sắc của hoa Sen ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có cả hoa Sen màu xanh tỏa ra ánh sáng xanh, hoa Sen màu vàng tỏa ra ánh sáng vàng nữa; nghĩa là có nhiều màu sắc khác nhau khi hoa được trổ ra nơi cảnh giới giải thoát ấy.
20/08/2021(Xem: 6081)
Ai đã sống trải qua thời kỳ u ám thê lương của những năm đất nước đói nghèo với tên gọi "thời bao cấp", ắt hẳn thấm thía và nhận biết giá trị quý báu của chén cơm, manh áo. Nói không quá, "cơm trắng, áo đẹp" hầu như chỉ có trong... giấc mơ. Một xị dầu lửa, hay một cục xà bông để vừa giặt, vừa tắm, vừa gội đầu, cũng là những vật phẩm giá trị không phải muốn có lúc nào là được đâu.
19/08/2021(Xem: 6455)
Không sống với quá khứ, cũng không mơ tưởng tương lai. Hãy tập trung tâm thức vào giây phút hiện tại.
19/08/2021(Xem: 7578)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]