Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếp Chùa Việt trên đất khách.

04/09/201306:43(Xem: 15456)
Nếp Chùa Việt trên đất khách.
Xin trân trọng giới thiệu sách mới về Phật Giáo Việt Nam của nhà xuất bản Abera Hamburg:

sach_mekong


Tác giả:
Dr. Olaf Beuchling & Văn Công Tuấn

Nhan đề:
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách.
Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.

Lời Giới thiệu:
Hòa Thượng Thích Như Điển (Hannover) và
Prof. Dr. Michael Zimmermann (Hamburg)
Hamburg, Abera Verlag.
236 trang, hình ảnh màu. Song ngữ Đức Việt

ISBN 978-3-939876-08-3,

Giá bán:19,95 €. Có thể mua sách trên mạng, tại các hiệu sách hay tại Chùa Bảo Quang (Hamburg) , Linh Thứu (Berlin) và Viên Giác (Hannover).

Kể từ cuối những năm bảy mươi Cộng Hòa Liên Bang Đức đã tiếp nhận trên hàng chục ngàn người Việt Nam đến tỵ nạn tại đây. Trong một bối cảnh đổi thay giữa hai nền văn hóa những gia đình tỵ nạn Việt Nam này đã tạo dựng được một đời sống kinh tế và văn hóa vững vàng trên vùng đất mới. Trong đó phải nói đến việc duy trì một nếp sống văn hóa Phật Giáo ở trú xứ này. Lấy ví dụ từ một ngôi chùa sư nữ ở thành phố Hamburg, tác phẩm biên khảo về quá trình hội nhập trong một bối cảnh lịch sử đương đại, ghi lại việc hành trì và nếp sinh hoạt thường nhật trong một tu viện Phật giáo. Sách mô tả thêm nhiều chi tiết về những lý thuyết căn bản, đặt cơ sở trên những kiến thức về xã hội học, giúp độc giả có một tầm nhìn sâu sắc về các lý thuyết đa nguyên tôn giáo tại nước Đức cũng như quy trình toàn cầu hóa Phật Giáo.

Giáo Sư Tiến Sĩ Michael Zimmerman, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo,
Viện Đại Học Hamburg:

[…] Đặc biệt trong môi trường ngôn ngữ Đức, những công trình nghiên cứu về các lãnh vực Phật Giáo sinh động vẫn còn rất ít được lưu ý đến. Thói quen tự bao giờ là tập trung nghiên cứu trong bình diện thông thái, triết học Phật Giáo mà bỏ quên những mảnh tôn giáo thường nhật, bỏ quên tôn giáo của nhân sinh và nhân sinh trong tôn giáo. Do vậy quan điểm thể hiện trong cuốn sách này trong một chiều hướng dân tộc học thực nghiệm rất đáng được trang trọng đón chào, nó đã được đánh giá rất cao trong lãnh vực nghiên cứu; điều đó chứng tỏ rằng phía bên Phật Giáo sinh động cũng có tầm mức quan trọng

ngang hàng như các biểu hiện lý thuyết lâu nay. Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu và một tài liệu giá trị về một Phật Giáo đa dạng ngày hôm nay. Riêng đối với Phật Giáo Việt Nam lại còn có thêm một điểm đặc biệt khác, chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều thú vị hơn cho các công trình nghiên cứu khác, đó là bắt đầu từ những năm 1970 đã có hàng trăm ngôi Chùa Phật Giáo Việt Nam xuất hiện ở hải ngoại. Tuy thế, Phật Giáo Việt Nam mãi cho đến hôm nay vẫn là một trong các ẩn số chưa được phát hiện …

[…] Qua những nhận xét có tính cách khoa học tôn giáo của tác giả Olaf Beuchling đã mang đến cho độc giả, nhất là người Phật Tử Á Châu có một cái nhìn xác thực hơn về niềm tin tôn giáo của mình. Bởi vì chỉ có người đứng ở ngoài vòng tròn mới có thể biết được vòng tròn ấy tròn hay méo; còn người đứng ở bên trong vòng tròn, ít rõ biết về việc này. […] Người Phật Tử đã quy y Tam Bảo như Nguyên Đạo Văn Công Tuấn, vốn là một Phật Tử thuần thành đã cùng ông Tiến sĩ Olaf Beuchling chấp bút viết bằng tiếng Đức và tiếng Việt tác phẩm Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der viet-namesischen Diaspora - Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách

này, đã lột tả hết được những điểm tổng quát của Phật Giáo Việt Nam trên bình diện toàn cầu hóa cũng như những lúc sơ khai tại xã hội Đức này. […] Xin trân trọng giới thiệu hai tác giả và tác phẩm này đến với quý độc giả xa gần, dẫu cho người Việt hay người Đức khi đã đọc qua rồi, thì chính quý vị, những độc giả đang đọc tác phẩm này cũng đã gián tiếp góp phần xây dựng cho đời sống tâm linh của con người tại đây càng ngày càng thêm phong phú hơn.

gioithieusach_VanCongTuan_2

Hai tác giả chụp hình chung với nữ ca sĩ Phi Nhung

(Xem file PDF có đầy đủ hình ảnh)


Van_Cong_Tuan_2


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 10287)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7119)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8410)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6946)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10036)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7407)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5943)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6421)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 6778)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 7983)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]