Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giờ học khó quên

16/08/201319:04(Xem: 7655)
Giờ học khó quên

vo-hong_2

GIỜ HỌC KHÓ QUÊN

Kính tặng nhà văn Võ Hồng, Nha Trang


Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”

Thầy thường dạy ba môn: sinh vật cho học sinh đệ nhất cấp, nay là phổ thông cơ sở, Việt văn và Pháp văn cho đệ nhị cấp, tức phổ thông trung học, nhưng hình như Thầy thích dạy môn sinh vật nhất. Hẳn là Thầy muốn dành thì giờ cho việc sáng tác văn học. Thầy không những là nhà văn nổi tiếng, rất được độc giả hâm mộ, mà còn là một nhà giáo uyên bát, kinh nghiệm, nghiêm túc và suốt đời tận tụy với sự nghiệp giáo dục. Những tác phẩm văn học của Thầy cũng không ngoài mục đích giáo dục: tán dương cái hay, phê phán cái dở một cách tế nhị, khiêm tốn, nhẹ nhàng…

Những tiết học sinh vật với Thầy thì thật tuyệt vời. Thầy trò làm việc ở lớp lúc nào cũng hài hòa và dung nhiếp như nước với sữa. Thầy dạy thoải mái, ít ghi chép nhưng học sinh nắm được nội dung cơ bản và về nhà học sách giáo khoa. Bài giảng của Thầy thường là những nét vẽ kỳ diệu: khi chấm phá trào lộng, lúc đậm đà sâu sắc, tất cả thể hiện vẻ đẹp thanh lịch và nội lực thâm hậu của Thầy. Cứ nhìn Thầy cắp viên phấn bằng hai ngón tay trỏ và giữa và rồi đi những nét bay bướm, khi hoa lá, côn trùng; lúc cơ bắp, cân cốt từ trái sang phải trên bảng là chúng tôi bắt đầu rọ rạy, liếc nhìn nhau, nhéo nhau và mím miệng để khỏi cười ra tiếng. Thầy chỉ tốn năm, mười phút thao diễn điệu nghệ rồi ngồi vào bàn – trông nghiêm nghị như một quan tòa nhưng hiền hòa như ông Bụt – với ngòi bút lăn đều trên trang giấy. Còn đám học trò chúng tôi tha hồ mà trề môi, méo miệng, tẩy xóa, cà quẹt…, cố chạy theo Thầy với tâm trạng khẩn trương, sảng khoái.

Một hôm dạy bài thân thể người ta, để học sinh có cái nhìn tổng hợp trước khi đi vào nội dung chi tiết, Thầy vẽ khái quát nhưng cực kỳ sinh động. Thứ nhất là một bé gái bụ bẫm, dễ thương, đang ngồi “bô”, hai tay chống cằm với khuôn mặt thụng xuống. Thế là các cô cúi mặt với nụ cười lỏn lẻn, còn các cậu thì ngẩng đầu, gật gù lia lịa với hai tay ôm miệng. Thứ hai là một thiếu nữ có khuôn mặt trái xoan, dáng người thon thả, tay vịn vành nón bài thơ, chân đi guốc cao gót với tà áo dài nghiêng nghiêng phất phơ theo gió trông hấp dẫn và quyến rũ làm sao! Các cậu đã quá, hai tay nắm lại giật giật, còn các cô thì … hồn đang theo mơ! Thứ ba là bà cụ gầy guộc, hóm hém với búi tóc củ hành và cái miệng móm chút xíu đưa tay che trán, nheo mắt nhìn như thể đang vọng trông một người thân sắp về, hay đang tìm một cái gì quý hiếm đã mất. Học sinh bấy giờ lặng yên phăng phắt, căng mắt dõi theo từng nét vẽ đậm nhạt tài tình nhưng “buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Và thứ tư là bộ xương người thuần túy với những hốc mắt, hốc mũi, hốc miệng sâu hoắm; răng cái còn cái mất; gân cốt hiện ra ngoằn ngoèo, nhìn phát ớn! Các cậu các cô trông rợn người, ngơ ngác; còn nhóm Tăng sinh thì vô cùng thán phục bàn tay đạo diễn thâm trầm: bốn hình ảnh, một kiếp người với bốn chặng đường: sanh-lão-bệnh-tử hay thành-trụ-hoại-không đang quay cuồng theo nghiệp cảm duyên khởi trong cơn lốc vô thường, vô ngã, sinh diệt và biến dị. Thầy chỉ phát họa đôi nét mà đáp ứng được nhu cầu kiến thức và thẩm mỹ cho học sinh cả lớp, Tăng cũng như tục. Đỉnh cao của nghệ thuật giảng dạy là thế.

Có lần tiếp xúc với thầy Đoàn Văn Điện, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, Hiệu Trưởng Trường Đại Học Dân Lập Lạc Hồng, Biên Hòa, tôi hỏi: “Thầy người Phú Yên, vậy thầy có biết thầy Võ Hồng không?” “Biết chứ! Thầy của tôi.” Thầy Điện nói một cách hãnh diện và trịnh trọng. “Ngày về miền Nam, tôi tìm gặp Thầy tôi liền. Chín năm kháng chiến chống Pháp, thầy trò chúng tôi đã từng ăn khoai lang, khoai mì thay cơm và dắt nhau di tản từ lũy tre này đến hầm mương nọ.” Nghe nói khoai mì tôi mới sực nhớ thảo nào có lần Thầy vẽ cây mì, cây bắp và cây đu đủ trên bảng, nhưng tôi thấy cây mì đẹp hơn cả, đẹp từ gốc đến ngọn, đẹp từ cọng đến lá. Không biết dân miền Trung (Bình Định) chúng tôi thấy cây mì đẹp, hay phải chăng tình cảm quê hương của Thầy đã được gởi gắm vào lá khoai mì!

Rồi một hôm, nhân lúc gác thi môn dịch Việt-Anh tại Đại học Hùng Vương, thấy trong đề thi “Thủ Thỉ Với Dòng Sông” có đoạn: “Mỗi dòng sông khi gặp trở ngại, khó khăn đều luôn đi vòng để tránh chứ không bao giờ chịu lùi.” (Trầm Tư – Võ Hồng). Tôi cảm thấy vui vui, vì ngót ba mươi năm đó đây nối bước chân Thầy, nay lại tình cờ gặp Thầy giữa lớp học với bầu không khí trang trọng. Tôi chợt nhớ cái gì trên đời rồi cũng tan biến theo quá trình sanh-trụ-dị-diệt như Thầy đã có lần trình bày theo phong cách vô ngôn, chỉ có tâm hồn trong sáng, nhân cách cao thượng được thể hiện qua lời hay ý đẹp thì tồn tại với đất trời miên viễn.

Ôi! Vị Lão Sư (chữ Sư này, theo cách viết Hán ngư,õ có bộ khuyển phía trước) khiêm cung, dung dị kia nay ít có dịp qua lại sườn đồi Hải Đức Nha Trang để ngắm nhìn màu hoa thanh long, phượng vĩ, hoa khế, hoa xoài… hay hít thở hương vị ngọt ngào của hoa lài, hoa sứ, nhưng âm hưởng của Lão Sư cứ mặc nhiên trải dài, vang vọng cùng khắp đồng ruộng bao la, núi rừng trùng điệp; cứ mỗi lúc một từ từ thấm đượm vào lòng người lớn giữa quê hương.

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2001, kính gởi đến thầy Võ Hồng cùng tất cả các thầy cô Bồ Đề và Võ Tánh Nha Trang năm xưa lời chúc mừng khánh thọ, an khang, vui vẻ như nụ cười lành của đức Từ Phụ trên đỉnh đồi cao.

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ, số 94, ngày 14/11 Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11 – 2001)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2019(Xem: 9068)
Thiền định là phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật giáo, một tín ngưỡng lâu đời của Đông phương, thế nhưng ngày nay lại được nhắc đến rất nhiều tại các nước Tây phương. Vậy thiền định là gì ?
12/08/2019(Xem: 7863)
Hơn một tuần nay cơn gió lạnh đã thổi qua các tiểu bang phía đông nam của nước Úc và tôi bị bó tay trong nhà vì không thể tham dự các hội lễ Vu Lan tại các chùa cách xa nhà hơn 30km vì tánh tôi rất lo xa mà các thông báo của đài khí tượng cứ báo động từng giờ về sự nguy hiểm khi lái xe trên đường ... Thôi thì tôi tự khấn nguyện trước cha mẹ đã khuất bóng tôi sẽ chép trọn Hai phẩm trong bộ kinh MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT để cúng dường và hồi hướng tất cả công đức đến pháp giới chúng sanh và Tứ trọng ân ...Hai phẩm này tôi thích đọc hoài vì đã gần như dạy tôi những gì mà tôi đã gặp trong cuộc sống này và đã mang lại cho tôi thật sự một chút an bình khi đang ở một mình ... Đó là phẩm Bồ tát hạnh, và Gieo trồng thiện căn .
11/08/2019(Xem: 6670)
Tôi đã đi ngang qua Goa[1] vài lần vì có một trại định cư của người Tây Tạng gần đấy, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một cuộc hội ngộ ở đây. Vị Thủ Hiến có thể xếp đặt một cuộc họp mặt và tôi muốn cảm ơn ông cho vinh dự lớn này.
10/08/2019(Xem: 10199)
“Một đêm nọ, giữa vách đá cheo leo, vua Lear đã hỏi ngài Bá Tước Mù xứ Gloucester rằng: “Ông hình dung cuộc sống này ra sao?”. Ngài đáp: “Tôi cảm nhận nó bằng tất cả cảm xúc của mình” Và chúng ta không nên giống như vậy hay sao?
08/08/2019(Xem: 7877)
Vào đêm trăng rằm tháng bảy năm Mậu Tuất (1082), Tô Đông Pha (1037-1101), một trong tám vị đại văn hào đời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), đang lúc bị lưu đày ở Hoàng Châu, đã cùng bạn chèo thuyền ngắm trăng, dạo chơi dưới chân núi Xích Bích. Trong cảnh gió mát trăng thanh, đàn hát vui vẻ, bỗng có một vị khách thổi lên một khúc tiêu ai oán. Tô Đông Pha hỏi lý do. Vị khách này giải thích vì tức cảnh sinh tình, chèo thuyền bên dưới ngọn núi Xích Bích nên nhớ lại trận chiến Xích Bích năm xưa, nơi Chu Du đã dùng hỏa công phá tan đội quân hùng mạnh của Tào Tháo. Anh hùng như Tào Tháo, thao lược như Chu Du mà nay có còn đâu?
03/08/2019(Xem: 4980)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
31/07/2019(Xem: 13012)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 8842)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5377)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 7855)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]