Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Mẹ

27/07/201305:33(Xem: 9619)
Người Mẹ
hoa_hong (3)

NGƯỜI MẸ
David Farewell
Quảng Tịnh Kim Phương dịch


Lập gia đình được hai mươi mốt năm, tôi mới phát hiện ra phương cách để giữ cho tình cảm vợ chồng luôn được mặn nồng.
Gần đây tôi bắt đầu hẹn hò với một phụ nữ.
Thật ra đó là ý của vợ tôi. Một ngày nọ cô ấy thốt lên khiến tôi rất ngạc nhiên: “Anh biết là anh thương bà ta lắm mà. Cuộc đời thật là ngắn ngủi. Anh cần dành thời gian cho những người anh thương yêu.”
“Nhưng anh cũng yêu em mà,” Tôi chống chế:“Em biết, nhưng mà anh cũng yêu bà ta nữa. Có lẽ anh sẽ không tin em, nhưng em nghĩ rằng nếu cả hai người dành cho nhau nhiều thời gian hơn, thì anh và em sẽ gắn bó với nhau hơn.”
Lúc nào Peggy cũng đúng.
Người phụ nữ mà vợ tôi khuyến khích tôi hẹn gặp chính là Mẹ tôi.
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
Mẹ rất là ngạc nhiên và ngờ ngợ khi tôi gọi điện thoại mời Bà đi ăn tối và xem phim. Bà ta hỏi tôi: “Có chuyện gì không con? Con lại sắp đưa các cháu của Mẹ đi đâu sao?” Mẹ tôi là mẫu người hay suy nghĩ tiêu cực - một cú phôn vào nửa đêm hay lời mời đi ăn tối bất ngờ từ đứa con trai trưởng – là báo hiệu điềm không lành.
Tôi trả lời: “Con nghĩ là dành thời gian ở với Mẹ thật là thú vị lắm, chỉ có hai Mẹ con ta thôi.”
Mẹ suy nghĩ về điều đó trong giây lát.
Mẹ tiếp lời: “Mẹ thích lắm, Mẹ thích lắm con à.”
Tôi cảm thấy bồn chồn khi lái xe tới nhà rước Mẹ sau giờ tan sở làm vào ngày Thứ Sáu. Tôi cảm thấy lo lắng cho buổi hẹn - tất cả không có gì khác hơn việc đi ra ngoài ăn tối với Mẹ.
Chúng tôi sẽ nói gì đây? Lỡ như Mẹ không thích nhà hàng mà tôi đã đặt hay bộ phim mà tôi đã chọn?
Nếu như Mẹ không thích cả hai?
Khi tôi lái xe vào nhà Mẹ, tôi cảm thấy Mẹ rất náo nức với buổi hẹn này. Mẹ đang đứng chờ ở cửa và mặc sẵn áo khoác. Mẹ chải tóc quăn. Mẹ đang đứng mỉm cười. Vừa bước vào xe, Mẹ vừa nói: “Mẹ kể với mấy người bạn là Mẹ sẽ đi ra ngoài ăn tối với con khiến họ rất là ngưỡng mộ. Ai cũng bồn chồn không muốn chờ đến ngày mai để nghe kể về buổi hẹn của Mẹ con mình tối nay cả.”
Mẹ con tôi cũng không có đi chỗ sang trọng lắm, chỉ một nơi gần nhà để chúng tôi có thể hàn huyên. Khi đến nơi, Mẹ nắm chặt tay tôi - nửa âu yếm nửa giúp mẹ bước lên bậc thang vào phòng ăn.
Khi chúng tôi ngồi vào bàn, tôi đọc thực đơn cho Mẹ nghe. Mắt Mẹ chỉ có thể đọc được những hình vẽ và chữ lớn. Khi đọc đến nửa thực đơn món ăn khai vị, tôi ngước lên. Mẹ ngồi đối diện, đưa mắt nhìn tôi. Nụ cười sung sướng thoáng hiện trên môi.
“Hồi còn nhỏ Mẹ cũng thường đọc thực đơn,” Mẹ nói.
Tôi hiểu ngay khi nghe Mẹ nói điều này. Từ việc Mẹ chăm sóc tôi và rồi tôi chăm sóc Mẹ, mối quan hệ chăm sóc cho nhau giữa Mẹ con tôi cứ xoay vần.
“Đã đến lúc Mẹ cần được nghỉ ngơi, để con lo lắng và chăm sóc cho Mẹ nhé,” Tôi nói.
Suốt buổi ăn tối Mẹ con tôi nói chuyện vui vẻ. Không có chuyện gì là to tát cả chỉ là hỏi thăm về cuộc sống của nhau. Chúng tôi mãi mê chuyện trò đến trễ giờ cho buổi xem phim. Mẹ tôi cất tiếng khi tôi lái xe đưa Bà về nhà: “Mẹ sẽ hẹn con một lần khác, nhưng lần tới thì để Mẹ trả tiền nhé”. Và tôi đồng ý.
“Hôm nay đi chơi có vui không?” Vợ tôi hỏi liền khi tôi vừa về đến nhà tối hôm đó.
“Thật là tuyệt, tuyệt hơn là anh nghĩ nữa.” Tôi đáp lại.
Cô ta mỉm cười và tôi cũng cười theo.
Kể từ đêm hôm đó tôi và Mẹ thường xuyên gặp nhau hơn. Chúng tôi không đi ra ngoài ăn mỗi tuần nhưng chúng tôi hẹn gặp nhau ít nhất vài lần mỗi tháng. Chúng tôi đi ăn tối và thỉnh thoảng đi xem phim với nhau. Phần lớn thời gian chúng tôi nói chuyện với nhau. Tôi kể cho Mẹ nghe về công việc của tôi ở chỗ làm, rồi thì khoe vợ con mình với Mẹ. Còn Mẹ thì huyên thuyên nói về chuyện gia đình cho tôi nghe không biết chán.
Mẹ cũng kể cho tôi nghe về quá khứ của Bà. Bây giờ thì tôi mới biết được Mẹ đã làm việc như thế nào trong một công xưởng hồi Thế Chiến Thứ Hai. Tôi biết được Ba và Mẹ đã quen nhau ở đó như thế nào, và họ đã nuôi dưỡng tình yêu của mình trong giai đoạn khó khăn ra sao. Khi nghe Mẹ kể chuyện, tôi mới cảm nhận được Ba Mẹ quan trọng đối với tôi như thế nào. Ba Mẹ là chứng tích lịch sử của tôi. Tôi không thể nào biết hết được.
Mẹ con tôi không chỉ nói chuyện về quá khứ mà cả luôn về tương lai. Vì Mẹ có bệnh nên bà rất lo lắng cho những ngày sắp tới. Một tối nọ, Mẹ bảo tôi: “Mẹ còn nhiều thứ cần phải làm lắm. Mẹ cần gần gũi với cháu chắt khi chúng đang trưởng thành. Mẹ không muốn mình bỏ lỡ bất cứ điều gì.”
Giống như nhiều người bạn cùng trang lứa, tôi có khuynh hướng sống vội vả, vật lộn với thời khóa biểu để vừa đi làm vừa có thời gian cho gia đình và xã giao chung quanh. Tôi thường than thời gian sao trôi qua nhanh quá. Những giây phút bên Mẹ đã dạy cho tôi tầm quan trọng của việc sống chậm lại. Cuối cùng tôi mới hiểu thế nào cái cụm từ mà tôi đã nghe cả triệu lần: thời gian quý báu.
Peggy đã nói đúng. Hẹn hò với Mẹ đã giúp cho cuộc hôn nhân của chúng tôi. Điều đó đã giúp tôi làm một người chồng, một người cha tốt và hy vọng là một người con hiếu thảo hơn.
Cám ơn Mẹ. Con yêu Mẹ lắm.

Theo: “The Other Woman”, David Farewell. Chicken Soup for the Woman’s Soul, 1996, Jack Canfield, Mark Victor Hansen, Jennifer Read Hawthorne and Marci Shimoff, Health Communications, Florida, USA.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 6796)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7364)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11903)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9651)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20424)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6849)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19225)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8928)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 9008)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]