Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luân hồi chuyển kiếp của Ca Sĩ Wanbi

24/07/201308:05(Xem: 13939)
Luân hồi chuyển kiếp của Ca Sĩ Wanbi

wanbi-tuan-anh

“Luân hồi chuyển kiếp”

và tâm hiếu hạnh của Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh

Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anhđược công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.

Sinh thời Ca sĩ Wanbi Tuấn Anhít nhiều cũng thấm nhuần chân lý “nhân quả, luân hồi, nghiệp báo” mà Đức Phật dạy cách đây hơn 25 Thế kỷ. Nên sau khi biết tự thân lâm vào cơn bạo bệnh, dường như tinh thần lẫn sức khỏe của Ca sĩ hầu như suy kiệt hoàn toàn trước thời gian tuổi tác còn lại và chính người Phật tử quy y nương tựa Phật pháp Tăng ấy đã thành thật viết trong bức tâm thư báo hiếu gởi mẹ có dòng “Luân hồi chuyển kiếp”. Có lẽ người nghệ sĩ hiền hậu ấy ít nhiều cũng thấy rõ và thường xuyên chiêm nghiệm nguyên nhân của khổ - tập- diệt – đạo ở đời để đối diện với chính mình, với thực tại, với những gì đang xảy ra trong từng hơi thở bệnh tật.

Đức Phật dạy: “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. Nên sau những ngày Wanbi Tuấn Anhđang phải đối diện với từng ngày mà anh cũng dành thời khắc phút giây ngắn ngủi còn lại của bản thân để nghĩ đến cha, nghĩ đến mẹ và những công lao sinh thành dưỡng dục của cha của mẹ “Thời gian qua đi, thấy mẹ lại già thêm... Tôi biết được rằng đây là lúc mẹ phải được nghỉ ngơi và hưởng phước của con cái! Nếu được chọn:

1. Mua nhiều quà cáp, sắm sửa cho mẹ, suốt ngày nói nhũng điều ngọt ngào, vuốt ve và chiều lòng mẹ, làm mẹ hài lòng.

2. Dùng những hành động thiết thực để giúp mẹ gánh vác những khó khăn, nặng nhọc trong cuộc sống,trong gia đình... Báo hiếu cho mẹ để mẹ được sống thảnh thơi, nhẹ nhõm, an hưởng niềm vui hạnh phúc và được báo hiếu cho mẹ.

Dĩ nhiên tôi chọn cách thứ 2 vì tôi không phải tuýp người thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình ra bên ngoài. Và tôi nghĩ đó chính là hành động thiết thực nhất mà người mẹ cần ở con cái. Nhưng tôi thấy mình thật vô dụng và bất hiếu vô cùng vì những hành động nhỏ nhoi như thế lại không thể làm được.

Giữa cái tâm của Wanbi Tuấn Anhcũng rất ngộ ý của Đức Phật dạy khi Ngài còn tại thế “Này các tỳ kheo!Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành”.

“Này các Thầy Tỳ Kheo ! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm , nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta . Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn , cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm” .

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Từ những lời thao thức, trăn trối về hạnh báo ân, báo hiếu của một người Phật tử trẻ đã làm cho chúng tôi chợt nhớ một câu trong bản kinh Đại Tập “Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật”.

Wanbi Tuấn Anhcòn nói tiếp: “Nếu có kiếp sau tôi xin được sẽ tiếp tục được làm con của mẹ để có thể được báo hiếu, trả hết nợ cho mẹ”. Hay nói rõ hơn, đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý. Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất; luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không được làm cho cha mẹ phiền lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chánh đạo; là làm sao cho cha mẹ hiểu rõ đường lành, tin sâu nhơn quả, thoát ngoài vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo, đạt được an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai. Nói cách khác, một đời sống hiền thiện chính là hiếu hạnh, là phát tâm báo ân. Còn như làm điều tà ác, không tu dưỡng đạo đức là bất hiếu.

Như vậy cho thấy Nam ca sĩ Wanbi Tuấn Anh trước lúc chuẩn bị tiếp nhận sự chết thì Nam ca sĩ đã sớm nhận ra con đường đi đến đó. Con đường rộng lớn, thênh thang ở phía trước “Tái sinh kiếp sau” và chuyển hóa khổ đau, nghiệp lực hiện tại để bình thản đón lấy chiếc áo mới, mang Sinh diệt đi về tương lai.

Như trên, chúng ta thấy rỏ, từ người xuất gia là các Tỷ-kheo, cho đến người tu tại gia là các cư sỹ, cho đến người ngoại đạo, tất cả đều được Thế Tôn khuyên dạy về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, và nhờ vậy, đối với người Việt Nam chúng ta, lòng hiếu thảo vốn in sâu đậm trong tâm hồn, được thể hiện qua biết bao câu ca dao, tục ngữ; thì nay, chữ Hiếu lại càng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Việt

“Tâm hiếu là tâm Phật,

Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Kinh Tâm – Thích Pháp Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2011(Xem: 15334)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7324)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15817)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11214)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9183)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7448)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 11985)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11702)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6704)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 6765)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]