Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tận cùng khổ đau

21/07/201308:31(Xem: 6611)
Tận cùng khổ đau

TẬN CÙNG KHỔ ĐAU

Kế con kênh nước đen cạn gần đáy, mùi xú uế bốc lên từng cơn theo luồng gió, bệnh nhân Lê Hoàng Dũng nằm bất động trong căn phòng bề ngang hơn một mét, dài độ hai mét, phía sau chợ Xóm Củi quận 8.

Nhóm khiếm thị làm từ thiện (được gọi là nhóm thiện nguyện khiếm thị Hốc Môn), đến thăm và hỗ trợ tịnh tài tịnh vật cho bệnh nhân. Anh Lê Hoàng Dũng sinh năm 1960, vốn là người khiếm thị bẩm sinh, người vợ chân có tật, hai người đều bán vé số để chăm lo gia đình và trả tiền nhà thuê; chẳng may, tháng 6 năm 2011, nạn nhân bị tai biến, không đi lại được, nghe và nói cũng bị ảnh hưởng nặng nên trở thành chiếc thân bất động. Cô em gái chồng chạy xe ôm, phải đem ông anh bệnh tật nầy về nuôi để vợ nạn nhân tiếp tục lây lất sống nơi khác.

tancungkhodau-2

Cạnh con kênh, khi nước dâng tràn vào nhà, lối xóm cho mượn chiếc ghế bố, bình thường thì nằm đất. Chúng tôi đến thăm, ngỡ ngàng trước cảnh tượng mà chúng tôi thường gặp ở các bệnh nhân, kể cả nơi nuôi người tàn tật cũng không được sạch sẽ như vậy. Anh Dũng mặc chiếc áo thun ba lổ trắng tươm; hai hố mắt sâu không có con ngươi, người gầy không thua các đạo sĩ khổ hạnh; bước vào nhà không nghe bất cứ mùi gì của người liệt thân lâu năm; thường những bệnh nhân nằm suốt thì thân thể sẽ bị hăm lở, nhưng anh Dũng được cô em nghèo chăm sóc quá kỷ nên cứ ngỡ là người sinh hoạt bình thường. Chúng tôi trao quà cho cô em và cũng chỉ trao đổi tìm hiểu với cô em. Ngoài cái ăn và thở, anh Dũng chỉ còn là đời sống thực vật, không nghe, không thấy, không biết, không nói, không cử động. "5 không" như thế, chúng ta cảm nhận sự đau khổ tột cùng của kiếp người bất hạnh, nhưng có lẽ anh Dũng không hề biết mình bất hạnh, không còn ý thức, vì thế chưa chắc đã khổ đau!
tancungkhodau-1

Ngày mới bị tai biến, nhóm khiếm thị thiện nguyện cũng đã vào bệnh viện thăm và ủy lạo. Do đường xa và nhóm khiếm thị đi lại khó khăn nên thỉnh thoảng nhóm mới đến thăm. Anh chị em nhóm khiếm thị thiện nguyện lấy bản thân và sự bất hạnh của đồng nạn mà tự sách tấn tu tập cũng như làm từ thiện để vun bồi phúc báu cho kiếp sau. Không những nhóm hỗ trợ cho đồng nghiệp mà còn hỗ trợ cho những hoàn cảnh hiểm ngặt của người sáng. Ngay cả thiên tai Nhật Bản, họ cũng gom góp gửi qua 300 USD để góp phần xoa dịu niềm đau của xứ mặt trời.

Người lành lặn quên đi cái phước đang có nên cứ tiếp tục sống trên sự khổ đau của kẻ khác hoặc lấy sinh mạng khác để nuôi sinh mạng mình; vì thế, tật nguyền là lời cảnh báo để những anh chị em khiếm thị hướng về tâm linh, đến chùa tu niệm thường xuyên và một số đã giữ trường trai, tu tập tinh tấn.

Anh Lê Hoàng Dũng là một trong những cảnh báo của đời người; hy vọng những ai đã có tín ngưỡng, hãy tự mình vun bồi phúc báu và cùng chia sẻ những cảnh đời bất hạnh để cuộc sống chúng ta có ý nghĩa hơn.

Địa chỉ liên lạc gia đình anh Lê Hoàng Dũng:

Nhà số 296/34A Tùng Thiện Vương, F 11. Q 8.TP HCM.

Điện thoại cô em anh Dũng : 01229580742

MINH MẪN

20/7/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2012(Xem: 15689)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 6994)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17839)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10184)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 7414)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 7390)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 6342)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 9111)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
10/10/2012(Xem: 8983)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
10/10/2012(Xem: 7743)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây. Khuynh hướng của Bác sĩ Cutter là để thể nghiệm một tiến trình nhằm trình bày những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc hướng dẫn một đời sống tốt đẹp hơn, tranh luận qua những quán chiếu và luận giải từ chính nhận thức Tây phương của ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]