Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 19: Chốn Bí Mật

14/11/201215:24(Xem: 9913)
Chương 19: Chốn Bí Mật

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III:
Trong Cõi Tâm Linh

Chương 19: Chốn Bí Mật

Lúc nhỏ, tôi tìm được một chỗ bí mật trong các bụi cây thanh mai. Lúc đó là mùa hè, khi gia đình tôi rời bỏ thế giới quen thuộc, thế giới được đo lường bằng những chuyến xe đi chung, và các vỉa hè, để về miền biển. Ở đó tôi cô đơn, cô đơn trong cái ngã tách biệt của mình, trong những chiếc quần bò ngắn, với hai đầu gối dơ bẩn và cây sơn độc mắc giữa mấy ngón chân tôi.

Tôi dắt con dao nhỏ vào túi, chui vòng qua một lổ hỗng đầy gai trong bụi rậm, vào một nơi trống trải có kích cở của một căn phòng nhỏ, một nơi gần như bằng phẳng trên sườn núi, ngó xuống Hồ Menemsha. Các bụi cây thanh mai cao hơn tôi, nên ba mẹ từ nhà không thể nhìn thấy tôi. Mà họ cũng chẳng biết đến sự có mặt của một nơi bí mật như vầy. Còn tôi ở đây có thể nhìn ngút mắt qua hồ nước đến những đụn cát lấp lánh của Lobsterville.

Trong căn phòng bụi rậm này, tôi tập lộn nhào, chổng ngược đầu đi trên tay, xoay đảo thế giới. Tôi ngồi trên cỏ, đẻo các cây. Tôi có thể đoán thời gian qua đi bằng cách quan sát những cánh buồm lướt qua mặt hồ.

Còn ở nhà, cha tôi bị trầm cảm, tự nhốt mình trong phòng làm việc, viết lách gì đó suốt thời gian. Mẹ tôi cột tóc lên cao bằng chiếc khăn vải, và cố giữ không để đám con quấy rầy ông. Các em gái tôi chạy đuổi nhau khắp nhà, la hét ỏm tỏi. Tôi có thể cảm nhận được sự căng thẳng của đời sống gia đình, một nỗi buồn tôi không thể giải, thậm chí còn không biết có thể gọi đó là nỗi buồn.

Tôi nằm ngửa trên mặt đất cứng giòn vì đám rêu kho, trong khi bầu trời đảo lộn quanh tôi. Khi ngày tàn, ánh sáng mặt trời trở nên vàng đậm hơn, và mây xua đuổi nhau trốn chạy tôi về khoảng không ở phía bên kia của chân trời, rồi biến mất. Sự kết thúc của ngày này, được diễn ra trong mùi hương của cây thanh mai và tiếng kêu của các con hải âu, khiến tôi dường như nghẹn ở cổ - một tiếng kêu tôi không thể buông ra.

Tôi không có bạn cùng trang lứa để chơi, vì không có láng giềng nào gần chỗ chúng tôi - người cha thầy giáo của tôi thích tránh xa mọi người trong mùa hè. Các em gái nhỏ hơn tôi khá nhiều, và chúng thích chơi với nhau hơn. Nhưng không phải tôi cần bất cứ ai để cùng chơi với - mà tôi cần điều gì đó to lớn hơn tôi.

Tôi đã đọc quyển Robin Hoodcủa Howard Pyle, nên đã lên kế hoạch để thành lập hội Robin Hood khi chúng tôi trở về lại thành phố vào mùa thu. Bạn bè và tôi sẽ phải học cách đánh nhau bằng dùi cui. Chúng tôi sẽ bảo vệ các em nhỏ trong khu phố chống lại mấy đứa ngang ngược. Tôi sẽ làm Little John, to lớn mà hiền lành, một thần tượng của tôi trong nhóm của Robin Hood. Tôi đã kiếm được một khúc cây to trong đám gỗ trôi dạt ngoài bãi biển và tập đánh trong không khí với cái dùi cui đó - tôi khiến nó gây ra tiếng gió khi vút nó lên trong không khí.

Sách trong thư viện là bạn bè của tôi. Có mùa hè tôi đọc tất cả tiểu thuyết của Louisa May Alcott, những quyển sách bìa vải mộc, gáy sách đóng chữ vàng của thư viện. Tôi đã thả diều với Jo và đám trẻ của cô trong Đám Trẻ Của Jo (Jo’s Boys), sau đó với gia đình riêng của tôi trong cái gọi là thế giới thực, vào những ngày khi cha tôi không quá trầm uất. Ông sẽ là diều trưởng, một con diều xanh to mà chúng tôi gọi là Rồng Xanh; ông từng là lính thủy, nên đây cũng giống như dong buồm. Chúng tôi thả diều lên cao, cánh diều càng lúc càng nhỏ đi khi nó dường như đến sát mặt trăng khuyết. Lúc đó cha tôi sẽ giữ ống dây diều, rồi cùng chúng tôi đi xuống đồi, trèo lên một chiếc thuyền chèo, chèo xa khỏi bãi biển. Cha cho tôi mang bao tay làm vườn để giữ sợi dây khi con diều kéo chúng tôi đi tới, nhẹ nhàng trên mặt hồ. Thật kỳ diệu, dường như chính Thượng đế ở trên cao đang kéo chúng tôi đi tới, dầu cha mẹ chúng tôi không nhắc đến Thượng đế bao giờ.

Tôi thường thắc mắc về Thượng đế. Tôi tự hỏi mình là ai và tôi đang làm gì ở đây. Tại sao chỉ có một cái tôi nhỏ bé bên trong đầu tôi, lại phải chịu sự giam giữ suốt đời trong cô độc, trong sọ đầu tôi, để chỉ nhìn ra bên ngoài qua hai hốc mắt? Thật là vô lý. Mùa hè năm tôi mười tuổi, tôi bị bệnh mất ngủ, tôi đã sợ là mình sẽ chết vì thiếu ngủ. Tôi nằm trong giường lắng nghe tiếng đồng hồ của con tàu khi nó hòa âm với các đồng hồ của đêm. Giữa đêm thì có tám tiếng chuông. Điều tệ hại nhất của sự cô đơn là ta không thể nói ra. Tôi không thể diễn tả hay giải thích điều đó với ai. Không có gì sai, nhưng tôi cảm thấy hụt hẫng. Hai tiếng chuông có nghĩa là một giờ sáng. Tôi rón rén vào phòng cha mẹ. “Con không ngủ được”, tôi nói. Tôi muốn chui vào giường với họ, nhưng không dám nói. Tôi đã lớn quá rồi. Mẹ bảo tôi tưởng tượng ra những con cừu đang nhảy qua hàng rào, rồi đếm chúng. Thật là một ý tưởng rồ dại, không liên quan gì đến nỗi sợ hãi đã khiến tôi không ngủ được, nhưng tôi cũng cố thử. “Nếu con đếm đến một trăm con mà vẫn chưa ngủ, thì trở lại đây”, mẹ tôi nói.

Tôi đã đếm - đến một trăm con, dễ dàng. “Người ta có thể chết vì không ngủ không mẹ?” tôi hỏi. “Không”, bà trả lời, “Chưa có ai chết vì không ngủ. Cục cưng, sao con không đọc sách?” Tôi trở lại giường, đọc quyển Dưới Khóm Hoa Huệ (Under the Lilacs), về một cậu bé mồ côi với con chó của em, và chúng đã trốn thoát khỏi đám xiếc như thế nào. Bốn tiếng chuông là hai giờ sáng - tôi thấy những tấm màn cửa lung lay như hơi thở của ánh sáng trăng. Sáu tiếng chuông, ba giờ sáng, khi ánh trăng đã tàn phai và lại lặng lẽ di động trong tiếng gió rít đáng sợ - do một đám mây lướt qua mà tôi không hề biết - vì lúc đó chắc là tôi đã ngủ, vì tôi không nghe thấy tiếng kẻng báo hiệu hết đêm. 

Sáng sớm, tôi đi chân trần vào chỗ bí mật, cẩn thận tránh các cây sơn độc (poison ivy). Tôi muốn cuối mùa hè các gót chân của mình cũng rắn chắc như của người thổ dân. Đêm qua, trời mưa nhẹ, nên các loại nấm mọc trên thân cây màu xanh lơ bị ướt, mềm. Tôi tưởng tượng mình là một trẻ mồ côi lạc vào chốn hoang dại. Tôi sẽ phải đi hái các trái dâu, và dựng cho mình một chỗ trú ẩn để sinh tồn. Để thực tập, trước tiên tôi làm thử một chỗ nhỏ. Tôi hái mấy nhánh cây từ các bụi thanh mai, và xén gọt các chỗ nổi cục. Khi tôi đã có được một chồng nhánh cây không dài hơn mười hai centi-mét suôn sẻ, đẹp đẽ, tôi dùng chúng để dựng một nhà mái, cột các khúc cây lại với nhau bằng những cọng cỏ dài. Tôi mang ít đá và vỏ sò từ bãi biển vào trong đó, để làm bàn ghế cho các cô tiên. Tôi cũng không thực sự tin vào các cô tiên, nhưng tôi nghĩ là phải có những nguồn lực không thể thấy được trong vũ trụ, và tôi muốn được tiếp xúc với họ. Các vị tiên này hoặc là rất to lớn, hoặc là rất nhỏ bé.

Khi tôi nằm sấp trên bụng, giấu mặt vào trong đám cỏ thơm, tôi thấy một chấm đỏ nhỏ, rồi nó lộ dần ra là một con nhện đang bò trên ngọn cỏ. Đối với con nhện, chắc tôi to lớn như là cả vũ trụ. Sau đó, tôi xoay người nằm ngữa, cẩn thận không đè lên con vật, rồi ngắm trời mây - từng đám mây chồng lên nhau, nhiều đám quá xa đến độ chúng khiến cho những đám mây ở gần hơn dường như đang chạy theo chiều ngược lại. So sánh với chúng thì tôi giống như con nhện đỏ nhỏ bé kia. Tôi vừa bé tị, đồng thời vừa to lớn. Rồi tôi tập chổng ngược đầu, càng thực tập tôi càng có thể đứng trên hai tay lâu hơn. Tôi thích ở chỗ khi tôi đá ngược cái chân thứ hai lên, khi động lượng làm chủ, lấy đà đảo ngược thế giới. Thời gian đó tôi không cần phải dựa vào tường để thực hành, chứ không phải như bây giờ tôi phải làm điều đó trong lớp học yoga. Tôi muốn có thể đi trên đôi tay của mình. Tôi có thể đi bước đầu tiên - có thể dở tay phải lên, rồi nhanh chóng đặt nó trở xuống hơi nhích tay lên chút đỉnh trước khi tôi té nhào - nhưng tôi muốn đi bước thứ hai với tay trái. Tôi thực tập một cách kiên nhẫn. Điều đó dường như rất quan trọng. Khi đôi vai mỏi nhừ, tôi ngồi trên cỏ để nghỉ, và sắp xếp lại bàn ghế cho các cô tiên trong mái nhà của họ. “Được rồi, các cô tiên”, tôi nói, “hãy xem tôi đi bằng tay nè”. Tôi đá cẳng lên trời, và lần này tôi đi được hai bước trước khi xuống. Tôi đã làm được! Robin Hood chắc phải rất hãnh diện về tôi. Có lẽ tôi nên đi theo gánh xiếc. 

Cha mẹ tôi dường như không lo lắng gì khi tôi một mình lang thang đó đây khám phá thế giới thiên nhiên quanh mình: họ biết là tôi sẽ giữ quy luật duy nhất của họ: không được đi bơi một mình. Chỉ còn một thứ độc hại nữa ở địa phương này là cây sơn độc. Họ không biết rằng tôi luôn mong muốn một điều gì đó mà tôi không thể nói tên, vì tôi không thổ lộ với họ. “Susie! Tới giờ ăn rồi!”, tiếng mẹ tôi gọi. Thế giới kia đang kêu gọi, thế giới của tầm cỡ trung bình.

Lúc có tuổi, tôi thấy mình lại trở về với những ước mơ trong thời thơ ấu. Tôi vừa tìm kiếm sự đơn độc, vừa sợ hãi nó, cũng giống như tôi đã làm khi tôi lên mười.

Trong phòng làm việc ở trên lầu, trong căn nhà yên tĩnh của tôi, tôi uống trà xanh và ngồi nghiêng người trong chiếc ghế cưng của tôi, hai chân vắt qua thành ghế giống như mấy đứa tuổi teen, ngắm cây gỗ đỏ qua cửa sổ. Tôi tự hỏi mình là ai, và tôi đang làm gì trong bị da này, theo cách nói của một vị đại lão thiền sư Trung Hoa. Tại sao vẫnchỉ một mình tôi trong đó?

Có hai lần, không chỉ có mình tôi bên trong cơ thể tôi. Tôi có thể cảm nhận được sự có mặt của ‘khách’ bên trong người tôi khi tôi quan sát chỗ lồi của một cái chân di chuyển ngang qua bụng tôi. Tôi thích có ai đó với tôi, để thay đổi không khí, trong căn phòng nhỏ bé của thân tôi, dầu dĩ nhiên là tôi còn thích hơn nữa khi lần lượt từng đứa trẻ sẽ ra đời để gặp tôi. 

Nếu tôi có một người bạn tình, tôi chắc là nỗi khát khao, lòng tham đắm không còn buốt nhói, nhưng ở đây tôi muốn nói về một điều gì đó khác với việc độc thân, một sự riêng lẻ, tách biệt chủ yếu; tôi không nói về sự cô đơn, một mình trong giường - đó là chuyện khác - nhưng về sự cô đơn trong đầu tôi.

Tôi hành thiền tại nhà, mà cũng đi ra ngoài để tọa thiền với các thiền giả khác ở những trung tâm Phật giáo. Đôi khi tôi ngồi ở vị trí của người thầy, đôi khi ở vị trí của người học, nhưng tôi luôn ngồi ở vị trí khát khao, mong chờ. Trong sự chuyển động chậm chạp giữa hơi thở vào và hơi thở ra, đôi khi câu hỏi chợt phát khởi: “Làm thế nào để tôi thoát khỏi cái ngã biệt lập này?”

Trong truyền thống Thiền chúng ta thường quay mặt vào vách để khỏi nhìn người khác. Mới đây khi tôi hành thiền theo truyền thống Nguyên Thủy, chúng tôi lại ngồi thành vòng tròn, đối mặt nhau với đôi mắt nhắm. Tôi hé mắt nhìn những người khác, tất cả mọi người dường như ngồi rất bình yên, và tôi đã nghĩ, “Mọi người đang làm gì vậy và làm thế nào mà họ biết cách làm điều đó?” Một làn sóng của sự mong mỏi lại trào dâng trong mạch máu tôi giống như khi vừa nốc rượu, tôi cảm thấy da mình nổi gai. Tôi tự nhủ, “Chào, tham đắm. Ta biết ngươi mà”. Và trong giây phút đó, tôi bỗng thấy mình tràn đầy hạnh phúc. Tôi thích nổi gai. Tôi lại trở về với hơi thở của mình lần thứ một trăm ngàn, để không khí trong phòng tràn vào buồng phổi của tôi như những làn sóng - cũng là không khí mà những người khác trong phòng thở ra, thở vô, để kết nối chúng tôi với nhau. Nỗi khát khao, tham đắm chính là sự thỏa nguyện của nó. Nó đã hoàn thiện rồi.

Suốt cuộc đời tôi luôn cảm nhận được nỗi khát khao, tham đắm này. Tôi nghĩ nó là phương hướng tôi chọn đi trong cõi đời này; nó mang tôi đến nơi mà tôi cần đi.

Nỗi khát khao được kết nối tạo ra một cuộc sống kết nối. Nỗi khát khao đã đưa tôi đến chỗ bí mật trong những bụi cây thanh mai cũng là nỗi khát khao, tham đắm đã đưa tôi, khi trưởng thành, đến việc sống hàng tháng trong tu viện; gia nhập phong trào kêu gọi ghi danh bầu cử; và chăm sóc, bảo vệ gia đình, bạn bè. Cái ngã nhỏ bé của tôi sẽ tiếp tục vươn tới điều gì đó vượt trên bản ngã. Cô bé đã tập đi chổng ngược trong chỗ bí mật kia vẫn ở trong tôi, làm bạn với tôi. Nếu cô gái bé nhỏ kia có thể chịu đựng được sự khát khao, chờ đợi, thì tôi cũng có thể chịu đựng. Tôi sẽ nhớ tôi là ai, là người luôn khắc khoải, hoài nghi.

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 9034)
Bàn về lòng vị tha - một ấn phẩm dày 900 trang do Matthieu Ricard - nhà khoa học, nhà sư người Pháp viết và được Nhà xuất bản Nil tổ chức ấn hành. Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Mạng nghiên cứu Cles.com với chính tác giả.
14/05/2015(Xem: 6837)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 9973)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 12875)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 8659)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7368)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 13756)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8498)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8688)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30278)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]