Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

18/09/201215:28(Xem: 11684)
6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG

V.6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

Theo như trong kinh điển ghi chép lại thì việc lạy Phật có từ thời đức Thế Tôn còn tại thế. Khi các đệ tử xuất gia, tại gia, các vua quan, đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Ðức Phật Thích-ca, đều cúi xuống ôm chân Phật và đặt trán của mình lên chân Ngài để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng, bi - trí siêu phàm. Ý nghĩa của việc lạy Phật là tỏ ra niềm tôn kính, khiêm nhường, hạ thấp mình xuống, trừ cái tâm tự cao, ngã mạn của chính mình. Có ba cách thức lễ Phật như sau:

a. Ngã mạn lễ

Khi lễ Phật mà còn ngạo nghễ kiêu căng, năm vóc không sát đất (đầu, hai tay, hai chân chạm đất) biểu hiện tấm lòng không thành kính, ý tưởng vơ vẩn đâu đâu...

b.Cầu danh lễ

Khi thấy có đông người thì siêng năng lạy không ngừng nghỉ, cố ý làm cho kẻ khác chú ý đến mình. Còn lúc không có người thì thân biếng nhác, tâm giải đãi... Cách lạy như thế này không ích gì, lại thêm mỏi mệt, thêm nhiều tội lỗi. Người xưa ví cách lạy này như “chiếccối giã gạo, nhấc lên rồi thả xuống”.

c. Thân tâm cung kính lễ

Lúc lễ lạy đặt thân tâm hết lòng thành kính nghiêm trang, năm vóc sát đất... Cách lễ này đúng pháp. Theo cách lạy của Tịnh độ tông thì:

Khi lạy xuống, trước tiên úp hai lòng bàn tay xuống đất. Lạy như thế có ý nghĩa là buông xả tất cả từ vật chất bên ngoài đến ý tưởng (vọng niệm) bên trong, nhất tâm nhất ý đặt vào lòng thành kính.

- Sau đó ngửa bàn tay ra, đặt trán của mình lên hai lòng bàn tay, ý nghĩa là nhằm đón nhận những giáo pháp , những công hạnh, hạnh nguyện của đức Phật trao cho mình để chúng ta áp dụng thực hành vào cuộc sống khi đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Lưu ý rằng phần lưng và mông phải thấp sát xuống, bằng phẳng, như hình cái mặt bàn. (Xin xem đĩa “Oai nghi của người Phật tử tại gia” do chùa Hoằng Pháp phát hành sẽ rõ thêm).

- Cuối cùng là úp hai lòng bàn tay xuống đất (trước khi đứng lên), ý nghĩa cũng là buông xả. Sau khi đón nhận những giáo pháp của Phật trao cho, ta đem thực hành vào cuộc sống để lợi người lợi mình. Khi xong việc liền buông xả, không nên câu nệ, chấp cứng vào đó, phải tùy duyên uyển chuyển. Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy: “Chánh pháp còn nên bỏ, huống hồ phi pháp. Ngài ví những giáo pháp của mình như chiếc thuyền, khi đã qua sông, muốn lên bờ thì phải bỏ chiếc thuyền”.

Lay_Phat

Phật tử lạy Phật - ảnh minh họa


Ấn Quang đại sư là vị Tổ thứ 13 của Tịnh độ tông. Tương truyền Ngài là Đại Thế Chí Bồ-tát tái lai, thị hiện ở Ta-bà nhằm giúp A-di-đà Phật giáo hóa, chỉ dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, Ngài nói: “Tu hành, điểm then chốt quan trọng của sự thành tựu là lòng thành kính. Một phần thành kính được một phần lợi ích (tiêu tội nghiệp tăng phước). Mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “thành ư trung nhi hành ư ngoại” nghĩa là lòng thành từ bên trong tâm thể hiện ra hình tướng bên ngoài. Trong tu tập vấn đề tụng kinh niệm Phật thì việc có lòng thành vô cùng quan trọng vì trên sẽ cảm ứng đến chư Phật, Bồ-tát, dưới cảm đến mọi người xung quanh, khi người khác nhìn vào sẽ có cảm tình, nhờ thế ta dễ dàng cảm hóa được nhiều người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 15962)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
06/02/2013(Xem: 6927)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
04/02/2013(Xem: 10520)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 7897)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 8906)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12544)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8683)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8627)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8919)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12622)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]