Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài pháp thoại 8: Những ước nguyện của Đức Phật cho các hàng đệ tử và giáo pháp của Ngài

20/07/201204:04(Xem: 10718)
Bài pháp thoại 8: Những ước nguyện của Đức Phật cho các hàng đệ tử và giáo pháp của Ngài
BIẾT VÀ THẤY
Tác giả: Pa-Auk Tawya Sayadaw
Dịch giả: Pháp Thông

BÀI PHÁP THOẠI 8

Những ước nguyện của Đức Phật cho các hàng đệ tử
và giáo pháp của Ngài

(Bài giảng nhân ngày lễ Vesākha)

Đức Phật Từ Bỏ Thọ Hành

(Thọ hành (āusankhārā) theo Chú Giải biểu thị cho chính tuổi thọ (āyu), một từ được xác nhận là đồng nghĩa với mạng căn (jīvitindriya), có chức năng duy trì sự sống. Xem N.444/MN.)

Mùa hạ (Vassa) cuối cùng, đức Phật trải qua trong ngôi làng Veuna. Thời gian ấy, một cơn đau kịch liệt khởi lên nơi Ngài. Vào ngày trăng tròn tháng Asāha(tháng 6), một cơn đau lưng buốt nhức cực độ bất ngờ tấn công Ngài, do nghiệp đời trước.

Một trong những tiến kiếp của Ngài, đức Phật đã từng là võ sĩ. Có lần Ngài đã đánh ngã một đối thủ và làm gãy lưng người này. Bất thiện nghiệp ấy khi chín muồi đã cho quả của nó, đó là mười tháng trước ngày nhập Vô Dư Niết-bàn của Ngài. Nghiệp quả ấy mạnh đến độ kéo dài cho đến lúc chết. Một thọ khổ như vậy được gọi là "thọ (khổ) chấm dứt vào lúc chết" (maranatikavedanā), tức là nó chỉ dừng lại khi cái chết xảy ra.

Đức Phật đã ngăn không cho thọ khổ đó khởi lên nhờ nhập A-la-hán Thánh quả định (Arahattaphala samāpatti) và thực hiện một quyết định (adhiṭṭhāna). Trước tiên, đức Phật nhập A-la-hán Thánh quả định dựa trên bảy cách quán sắc (rūpa sattaka vipassanā). Sau khi hành những pháp quán ấy xong và ngay trước khi nhập vào A-la-hán Thánh quả định, đức Phật quyết định: "Kể từ hôm nay cho đến ngày Niết-bàn, mong cho những thọ khổ này không khởi lên", sau đó Ngài mới nhập Thánh quả định. A-la-hán Thánh quả định là tâm quả A-la-hán với Niết-bàn làm đối tượng, khởi lên liên tục trong một thời gian dài. Do việc hành vipassanātrước đó kiên trì và mãnh liệt mà A-la-hán Thánh quả định cũng mãnh liệt và kiên trì như vậy. Chính nhờ nỗ lực của minh sát và định lực của Thánh quả mà thọ khổ đã không khởi lên trong mười tháng còn lại cho đến ngày Đại Niết-bàn của đức Phật. Nhưng trong thời gian đó, mỗi ngày đức Phật đều phải nhập Thánh quả đều đặn.

Sau mùa an cư (Vassa), đức Phật vân du từ nơi này đến nơi khác, và cuối cùng đến tại Tỳ - xá - ly (Vesālī). Ba tháng trước ngày trăng tròn tháng Vesāka(rằm tháng Tư), tức là vào ngày rằm tháng Giêng tại ngôi tháp Cāpāla(Cāpāla cetiya), đức Phật quyết định xả bỏ thọ hành (āyusankhāra ossajana), nghĩa là, vào ngày đó Ngài quyết định:

"Temāsamattameva pana samāpattisamāpajjitvā tato parana samāpajjissāmīti cittasamāpajjitva cittauppādasi"
(Từ hôm nay cho đến trăng tròn tháng Vesākhata sẽ thực hành Thánh quả định này. Rồi sau đó ta sẽ không hành pháp ấy nữa.)

Đức Phật tuyên bố những ước nguyện của Ngài

Vào ngày đó, trước chúng Tăng tỳ khưu tại đại giảng đường của chùa mahàvana, đức Phật thông báo Ngài xả bỏ thọ hành. Ngài nói với chúng tỳ khưu:

"Tasmātiha bhikkhave ye te mayā dhammā abhiññā desitā, te vo sādhukauggahetva āsevitabbā bhāvetabbā bahulīkātabbā.
(Này chư tỳ khưu, ta đã giải thích rõ những Chân lý (dhamma) mà ta đã tự mình thắng tri cho các người. Các người cần phải khéo học tập, trau dồi, tu tập và thực hành thường xuyên những pháp ấy).

Như vậy, đức Phật chỉ dạy pháp mà Ngài đã tự chứng. Ở đây đức Phật tuyên bố những ước nguyện của Ngài cho Giáo Pháp và chỉ dạy Tăng chúng:

1. Tăng chúng cần phải nắm vững những lời dạy của Ngài, nhưng nắm vững thôi thì chưa đủ. Đây là ước nguyện thứ nhất của đức Phật.

2. Ngài chỉ dạy Tăng chúng nên trau dồi pháp. Trong ithường gọi là sevitabbā, có nghĩa rằng chúng ta phải cố gắng hiểu pháp này bằng sự thực hành thường xuyên, nên chúng tôi dịch là trau dồi. Đây là ước nguyện thứ hai của đức Phật.

3. Cuối cùng Ngài chỉ dạy Tăng chúng phải tu tập (bhāvetabbā) các pháp. Khi chúng ta trau dồi, nhất thiết phải có sự tăng trưởng và tiến bộ.

Điều đó có nghĩa là gì? Khi chúng ta hành pháp, chỉ có những thiện pháp (kusala dhamma) khởi lên trong tiến trình tâm của chúng ta. Các thiện pháp đó là, giới thiện pháp (sīla kusaladhamma), định thiện pháp (samādhi kusaladhamma) và tuệ thiện pháp (paññā kusaladhamma). Những thiện pháp này phải khởi lên không gián đoạn cho đến quả vị A-la-hán. Nếu một vị Thanh Văn đệ tử (Sāvaka) của đức Phật đắc A-la-hán Thánh quả thì việc thực hành (bhāvanā) của họ kể như hoàn tất. Vì thế, một đệ tử của đức Phật phải thực hành những lời dạy của đức Phật cho đến khi đạt đến cứu cánh, tức là sự trau dồi phải được phát triển cho đến Thánh quả A-la-hán. Để đạt đến A-la-hán Thánh quả chúng ta phải thực hành thường xuyên. Vì lý do đó, đức Phật đã đưa ra lời chỉ dẫn "bahulīkātabba", có nghĩa là chúng ta phải thực hành một cách thường xuyên. Đây là ước nguyện thứ ba của đức Phật.

Những ước nguyện này vì sao lại khởi lên trong tiến trình tâm của đức Phật?

"Yathayidabrahmacariyaaddhaniyaassa ciraṭṭhikika."
(Để cho lời dạy thuần tịnh này có thể được an lập và bền lâu).

Đó là, duy trì lời dạy thuần tịnh này sao cho nó có thể bền vững trong một thời gian lâu dài.

Phận Sự Của Chúng Ta Với Tư Cách Là Những Phật Tử.

Duy trì lời dạy này không để cho thất tán là bổn phận hết sức quan trọng của mỗi người Phật tử. Do đó, chúng ta phải cố gắng:

- Nắm vững (hiểu rõ) tất cả những lời dạy của đức Phật.
- Thực hành những lời dạy của đức Phật như thế nào để hiểu được pháp ấy qua kinh nghiệm tự thân.
- Thực hành những lời dạy đó cho đến quả vị A-la-hán.

Đây là những bổn phận của mọi Phật tử. Là một Phât tử, chúng ta phải theo những chỉ dẫn này. Nếu không theo những điều này, chúng ta chỉ là Phật tử trên danh nghĩa chứ không phải người Phật tử chân chánh. Tóm lại, người nào hành theo ba phận sự này một cách triệt để, người ấy là một Phật tử chân chánh. Vì thế, hôm nay quý vị có thể quyết định:

- Ta sẽ cố gắng nắm vững tất cả những lời dạy của đức Phật.
- Ta sẽ cố gắng thực hành những lời dạy ấy để hiểu được chúng qua kinh nghiệm tự thân.
- Ta sẽ thực hành những lời dạy của đức Phật cho đến quả vị A-la-hán.

Chúng Ta Có Thể Làm Lợi Ích Cho Đời Như Thế Nào

Nếu chúng ta thực hiện được ba bổn phận đó thì có thể nói rằng chúng ta đang thở theo những chỉ dẫn của đức Phật. Vì sao?

"Tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussāna"
(Vì an lạc và lợi ích cho số đông,
Xuất phát từ lòng bi mẫn cho đời,
Vì sự an lạc và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại.)

Có thực hành theo những chỉ dẫn của đức Phật, chúng ta mới có thể truyền trao Giáo Pháp đến các thế hệ tương lai như một di sản, mới có thể dạy cho các hàng chư Thiên và loài người:

- Hãy cố gắng nắm vững tất cả những lời dạy của đức Phật.
- Hãy thực hành những lời dạy của đức Phật để hiểu được chúng qua kinh nghiệm tự thân.
- Hãy thực hành những lời dạy của đức Phật cho đến quả vị A-la-hán.

Chúng Ta Có Thể Chứng Tỏ Đức Tin Của Mình Như Thế Nào?

Quý vị có đủ niềm tin vững chắc nơi những lời dạy của đức Phật không?

Trong Chú giải Kinh Ghaīkāra có nói:

"Pasanno ca pasannākārakātusakkhissati."
(Những người có niềm tin chân chánh đối với Tam Bảo có thể biểu lộ lòng kính tín của họ qua việc thực hành.)

Nếu một người nam hay nữ nào không biểu lộ được lòng tịnh tín của họ (theo cách đó) thì chúng ta không thể nói rằng người ấy có một đức tin trong sạch thật sự. Nếu quý vị có đức tin chân chánh nơi những lời dạy của đức Phật, quý vị phải khéo học những lời dạy ấy, thực hành những lời dạy ấy không ngừng nghỉ khi chưa đắc A-la-hán Thánh quả. Đây là những di huấn quan trọng của đức Phật trước lúc nhập diệt. Nếu chúng ta có niềm tin nơi đức Phật, chúng ta phải tuân theo những di huấn này. Khi chúng ta có niềm tin nơi cha mẹ của mình, chúng ta phải vâng theo những chỉ dẫn của họ. Cũng vậy, "Cha" chúng ta ở đây chính là đức Phật, chúng ta phải vâng theo những di huấn của "Cha" mình giống như vậy.

Chúng Ta Phải Học Và Hành Những Gì?

Những lời dạy đó là gì? Đó là:

- Tứ Niệm Xứ (Cattaro Satipaṭṭhānā)
- Tứ Chánh Cần (Cattaro Sammappadhānā)
- Tứ Thần Túc (Cattaro Iddhipādā)
- Ngũ Căn (Pañcindriyāni)
- Ngũ Lực (Pañca Bala)
- Thất Giác Chi (Satta Bojjhanga)
- Bát Thánh Đạo (Ariya Atthangiko Maggo)

Tất cả có Ba Mươi Bảy Pháp thiết yếu cho Sự Giác Ngộ (Bodhipakkhiyadhamma). Chúng ta sẽ luận bàn một cách tóm tắt những pháp này ở đây. Trong Kinh điển i, đức Phật dạy Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Giác Ngộ theo nhiều cách khác nhau tùy theo khuynh hướng của người nghe. Những lời dạy của đức Phật trong Kinh điển icó thể rút gọn chỉ còn Ba Mươi Bảy pháp này. Nếu cô đọng lại thì chỉ có Bát Chánh Đạo. Và nếu được cô đọng thêm nữa thì chỉ có Tam học: Giới, Định, Tuệ.

Căn Bản Cho Việc Thực Hành

Trước tiên chúng ta phải học "giới học" để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?

Vì thế, để thanh tịnh giới hạnh, để kiểm soát tâm và tu tập tuệ của mình, trước hết chúng ta phải thấu rõ Pháp (dhamma). Thứ đến, chúng ta phải trau dồi và tu tập pháp ấy cho đến A-la-hán Thánh quả.

Trong Kinh Đại Niết-bàn, đức Phật đã khích lệ hàng đệ tử của Ngài nhiều lần:

"Iti sila, iti samādhi, iti paññā
Sīlaparibhāvito samādhi mahapphalo hoti mahānisa
so,
Samādhiparibhāvitā paññā mahapphalā hoti mahānisa
sā,
Paññāparibhāvita
cittam sammadeva āsavehi vimuccati,
Seyyathida
kāmāsavā bhavāsavā diṭṭhāsavā avijjāsavā."

(Đây là giới, đây là định, đây là tuệ.
Định khi được tu tập viên mãn dựa trên giới sẽ đem lại quả lớn, lợi ích lớn.
Tuệ khi được tu tập viên mãn dựa trên định sẽ đem lại quả lớn, lợi ích lớn.
Tâm khi được tu tập viên mãn với trí tuệ sẽ hoàn toàn giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu.)

Tất cả chúng ta ai cũng có tâm. Nếu chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình, dựa trên giới, thì sức mạnh của tâm có định ấy sẽ vô cùng kỳ diệu. Tâm có thể thâm nhập vào sắc chân đế. Sắc phát sinh dưới dạng các tổng hợp sắc (rūpa kalāpa). Những tổng hợp này nhỏ hơn các nguyên tử (atoms). Thân chúng ta do nhữngrūpa kalāpanày làm thành và tâm có định có thể phân tích được các tổng hợp sắc đó. Tâm định còn có thể thâm nhập vào thực tại cùng tột của danh (danh chân đế), vào các nhân của chúng và vào tính chất sanh diệt của danh - sắc cũng như các nhân ấy. Minh sát trí thâm nhập vào các hiện tượng này gọi là trí tuệ. Tuệ ấy tiến triển nhờ định dựa trên giới. Tâm định và trí tuệ tạo thành năng lực. Năng lực này có thể dẫn đến sự chứng đắc Niết-bàn, diệt tận mọi tham đắm, phiền não và khổ đau.

Mọi người đều có tâm. Khi tâm được tu tập sung mãn nhờ định thì minh sát trí (tuệ) có thể giải phóng con người ra khỏi các cấu uế của dục tham và vòng luân hồi một cách hoàn toàn. Song định đó phải dựa trên giới. Đối với hàng tại gia thì ngũ giới là cần thiết. Đó là:

- Không sát sanh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu và các chất say

Năm giới này đối với những Phật tử tại gia là cần thiết. Nếu người nào phạm vào một trong năm điều này, tự nhiên họ không còn là một Phật tử chân chánh nữa. Pháp quy Tam bảo của người ấy cũng không còn giá trị. Ngoài ra, người Phật tử còn phải tránh những cách sinh nhai không chân chánh (tà mạng), tức là không sử dụng những tài sản có được do sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm thọc, nói lời thô ác hoặc nói chuyện vô ích. Người Phật tử cũng không can dự vào năm loại nghề bất chánh là mua bán vũ khí, người, súc vật để mổ thịt, các chất say và các chất độc.

Như vậy, đối với người Phật tử, giới rất quan trọng. Ngoài sự hỗ trợ cho việc chứng đắc Niết-bàn, giới giúp người Phật tử có được trạng thái an vui lúc cận tử - nhân tố cần thiết cho cảnh giới tái sanh. Nếu hành nghiệp của một người không trong sạch thì không dễ gì có được một thú tướng tốt đẹp, bởi vì vào lúc lâm chung, những bất thiện nghiệp ấy thường bám vào tâm họ, xuất hiện trong tâm họ. Và do bắt lấy một trong những bất thiện nghiệp đó làm đối tượng của tâm, họ thường đi đến những khổ cảnh sau khi chết.

Giới cũng quan trọng không kém trong việc mưu tìm hạnh phúc và an lạc trong kiếp hiện tại. Không trong sạch giới hạnh, con người không thể tìm thấy hạnh phúc và an lạc. Thông thường, một người có nhiều ác nghiệp, tự nhiên sẽ ít có thiện hữu. Mà người ít có bạn tốt thì khó có được an vui hạnh phúc trong cuộc đời.

Thiền Chỉ Và Thiền Quán

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy:

"Yo ca vassasatajīve, dussilo asamāhito,
Ekāha
jīvitaseyyo, sīlavantassa jhāyino."

(Dầu sống cả trăm năm
Không giới, không thiền định,
Cuộc đời người như vậy
Không có gì đáng khen.
Tốt hơn sống chỉ một ngày
Mà biết hành giới, tu thiền định tâm.)

Vì sao? Vì tâm khi được tu tập sung mãn qua thiền định có thể phát sinh trí tuệ thâm sâu, tức có thể thấy Niết-bàn, chấm dứt vòng sanh tử luân hồi, hủy diệt mọi phiền não và khổ đau.

Vì thế chúng ta phải hành thiền chỉ và thiền quán dựa trên giới. Khi chúng ta hành Chỉ-Quán, chúng ta phải hành Tứ Niệm Xứ (Cattaro satipaṭṭhāna):

- Niệm thân (Kāyānupassanā satipaṭṭhāna)
- Niệm thọ (Vedanānupassanā satipaṭṭhāna)
- Niệm tâm (Cittānupassanā satipaṭṭhāna)
- Niệm pháp (Dhammānupassanā satipaṭṭhāna)

Cái gì là "thân" (kāya)? Trong thiền minh sát có hai loại thân: sắc thân (rūpakāya) và danh thân (nāmakāya). Sắc thân là một tổng hợp hai mươi tám loại sắc. Danh thân là một nhóm các tâm và tâm sở của chúng. Nói cách khác, hai thân ở đây là năm uẩn (khandha) - sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Nhưng những đối tượng của thiền chỉ (samatha) như là hơi thở, ba mươi hai thể trược (asubha) và tứ đại cũng được gọi là thân. Vì sao? Chúng cũng là nguyên khối sắc. Chẳng hạn, hơi thở là một nhóm các tổng hợp sắc do tâm tạo. Nếu chúng ta phân tích các tổng hợp sắc ấy, chúng ta sẽ thấy có chín loại sắc trong mỗi tổng hợp: đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất và (âm) thanh (sắc cảnh thinh). Bộ xương cũng là nguyên khối của các tổng hợp sắc. Nếu là một cơ thể sống thì có tổng cộng năm loại tổng hợp sắc. Nếu phân tích các tổng hợp sắc ấy, chúng ta thấy có bốn mươi bốn loại sắc.

Trong phần niệm thân, đức Phật dạy hai loại thiền: chỉ và quán. Trong mục quán thân, Ngài gồm luôn niệm hơi thở (ānāpānasati) và ba mươi hai thể trược v.v... Vì thế, nếu hành giả đang hành niệm hơi thở, hành giả cũng đang hành quán thân. Tất cả những pháp thiền chỉ ấy đều đi vào phần quán thân. Sau khi hành giả đã thành công trong việc hành thiền chỉ, hành giả chuyển sang thiền minh sát và thấy hai mươi tám loại sắc. Như thế cũng là đang hành quán thân. Vào lúc hành phân biệt danh (nāmakammaṭṭhāna), khi hành giả phân biệt các cảm thọ, thì đó là quán thọ; khi phân biệt tâm, là quán tâm; khi phân biệt xúc, là quán pháp. Nhưng chỉ phân biệt thọ, tâm và xúc thôi thì chưa đủ để đắc các tuệ minh sát. Vì thế, chúng ta phải phân biệt các tâm sở còn lại. Sau khi đã phân biệt xong danh và sắc, chúng ta còn phải phân biệt các nhân của chúng trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Đây là tuệ phân biệt Nhân Duyên (paccaya pariggaha ñāa). Sau tuệ phân biệt Nhân Duyên, tức là khi hành giả đã đạt đến giai đoạn minh sát (vipassanā), hành giả có thể nhấn mạnh vào sắc, hoặc thọ, tâm hay xúc. "Nhấn mạnh" ở đây không có nghĩa là hành giả chỉ phân biệt duy nhất một trạng thái. Hành giả có thể nhấn mạnh sắc nhưng cũng không bỏ quên danh. Tức là, hành giả cũng phải phân biệt thọ, tâm và pháp nữa (Yi-tung là ngôi chùa ở Đài Loan, nơi thiền sư Pa-Auk Sadadaw được mời đến dạy thiền cho Tăng ni và Phật tử ở đây).

Hành giả có thể nhấn mạnh các cảm thọ. Nhưng các cảm thọ thôi chưa đủ. Hành giả còn phải phân biệt các tâm hành đồng sanh với chúng, các căn của chúng và các đối tượng của chúng. Năm căn và các đối tượng của chúng là sắc. Đối với các tâm và pháp cũng như vậy.

Vì thế ở đây, vipassanā là quán tính vô thường, khổ và vô ngã của danh - sắc và các nhân của chúng. Các pháp ấy diệt ngay khi chúng vừa sanh lên, đó là vô thường. Chúng bị đàn áp với bởi sự sanh diệt liên tục, đó là khổ. Trong các pháp ấy không có tự ngã, không có gì bền vững, thường hằng và bất tử, đó là vô ngã. Sự phân biệt tính vô thường, khổ và vô ngã của danh - sắc và các nhân, các quả của chúng được gọi là thiền minh sát. Khi một hành giả hành thiền chỉ và quán, có thể nói là hành giả ấy đang hành Tứ Niệm Xứ.

Khi hành giả hành Tứ Niệm Xứ, hành giả phải đề khởi đủ Tứ Chánh Cần. Đó là:

- Tinh tấn ngăn không cho những bất thiện pháp khởi sanh
- Tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh
- Tinh tấn phát khởi những thiện pháp chưa sanh (định thiện pháp, minh sát thiện pháp, Thánh đạo thiện pháp v.v...)
- Tinh tấn tu tập các thiện pháp cho đến A-la-hán Thánh quả.

Hành giả phải hành như thế nào? Hành giả phải hành theo Tứ Niệm Xứ. Khi hành cần phải đề khởi đủ bốn loại tinh tấn vừa đề cập, "dù cho thịt và máu ta có khô cạn chỉ còn lại xương và gân, ta cũng không từ bỏ thiền này."

Khi hành, hành giả phải có Tứ Thần Túc:

- Dục (chanda): lòng mong mỏi kiên trì và mãnh liệt muốn đạt đến Niết-bàn.
- Cần (vīriya): tinh tấn kiên trì và mãnh liệt để đạt đến Niết-bàn.
- Tâm (citta): tâm kiên trì và mãnh liệt để đạt đến Niết-bàn.
- Thẩm (vimasa): minh sát tuệ kiên trì và mãnh liệt để đạt đến Niết-bàn.

Nếu có lòng mong mỏi mạnh mẽ như vậy, chúng ta sẽ đạt đến mục đích. Không có điều gì không thể thành tựu nếu có đủ hoài bão. Với tinh tấn, tâm và thẩm, không có gì không thể thành tựu.

Khi hành chỉ và quán dựa trên giới, chúng ta cũng phải có ngũ căn. Đó là:

- Tín (saddha): niềm tin kiên cố nơi đức Phật và những lời dạy của Ngài.
- Tấn (vīriya): vận dụng tinh tấn đủ mạnh.
- Niệm (sati): phải có niệm đủ mạnh trên đối tượng thiền. Nếu là thiền chỉ, nó phải là một đối tượng như tướng hơi thở (ānāpāna nimitta) hoặc tướng kasiṇa (kasia nimitta). Nếu là minh sát (quán), nó phải là danh, sắc và các nhân của chúng.
- Định (samādhi): phải có định đủ mạnh trên các đối tượng chỉ và minh sát.
- Tuệ (paññāa): phải có sự hiểu biết đầy đủ về các đối tượng thiền chỉ và thiền minh sát.

Năm căn tinh thần này sẽ kiểm soát tâm của hành giả, nhờ vậy nó không đi chệch ra khỏi con đường Bát Chánh, đưa đến Niết-bàn. Nếu hành giả không có một trong những căn này, hành giả không thể đạt đến mục tiêu của mình được. Hành giả không thể kiểm soát được tâm của mình. Năm căn này có sức mạnh kiểm soát được tâm hành giả, nhờ vậy nó không rời khỏi đối tượng thiền của hành giả. Sức mạnh này cũng được gọi là ý lực (bala). Trên ý nghĩa của ý lực, năm căn tinh thần được gọi là ngũ lực (pañcabalāni).

Ngoài Tứ Niệm Xứ ra, Thất Giác Chi (satta bojjhaga) cũng rất quan trọng. Đó là:

- Niệm (sati)
- Trạch pháp (dhammavicaya). Đây là minh sát tuệ.
- Tinh tấn (vīriya)
- Hỷ (pīti)
- An tịnh (passadhi)
- Định (samādhi)
- Xả (upekkhā)

Cuối cùng, có Bát Chánh Đạo (Ariyo aṭṭhangiko maggo):

- Chánh Kiến (sammā diṭṭhi)
- Chánh Tư Duy (sammā sankappa)
- Chánh Ngữ (sammā vācā)
- Chánh Nghiệp (sammā kammanta)
- Chánh Mạng (sammā ājīva)
- Chánh Tinh Tấn (sammā vāyāma)
- Chánh Niệm (sammā sati)
- Chánh Định (sammā samādhi).

Nói cách khác, đó là Giới, Định và Tuệ - Tam Học. Chúng ta phải hành Tam Học này một cách hệ thống.

Tất cả có 37 Pháp Trợ Giác Ngộ. Ước nguyện của đức Phật là các đệ tử của Ngài phải nắm vững 37 Pháp này và thực hành các pháp ấy cho đến quả vị A-la-hán. Nếu làm được điều đó, chúng ta có thể truyền trao cho các thế hệ tương lai di sản này. Như vậy, chúng ta và các thế hệ tương lai sẽ nhận được những lợi ích trong đời này cho đến khi chứng đắc Niết-bàn.

Những Lời Khuyên Của Đức Phật Cho Tăng Chúng.

Trong Kinh Đại Niết-bàn, đức Phật nói thêm:

"Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo,
vayadhammā sankhārā appamādena sampādetha
."

(Này các tỳ khưu, tất cả hành (pháp hữu vi) phải chịu sự tan hoại,
Do đó hãy phấn đấu chớ nên dễ duôi.)

Tất cả danh - sắc và các nhân của chúng được gọi chung là các hành (sankhāra) vì chúng được tạo ra bởi các nhân tương ứng của chúng. Các hành luôn luôn vô thường.

Hành giả không nên quên về tính vô thường này. Chính do quên tính vô thường (của các pháp) mà quý vị khao khát cho bản thân mình, cho con cái, cho gia đình, v.v... Nếu biết được mọi vật đều mang tính vô thường thì trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ cố gắng thoát khỏi nó. Vì thế, quý vị không nên quên lời khích lệ của đức Phật: "Tất cả các hành phải tan hoại, do đó, hãy phấn đấu chớ nên dễ duôi!"

Đức Phật dạy tiếp:

"Na ciraTathāgatassa Parinibbānabhavissati.
Ito tinna
māsānaaccayena Tathāgato parinibbāyissati".

(Giờ diệt độ của Như Lai sắp đến,
Ba tháng nữa, kể từ hôm nay, Như Lai sẽ nhập Đại Niết-bàn.)

Điều đó có nghĩa là Ngài sẽ diệt độ hoàn toàn. Quả thực là đau buồn khi nghe những lời đó. Đức Phật cũng nói:

"Paripakko vayo mayha, parittamama jīvita."
(Tuổi ta giờ đã quá già, thọ mạng chỉ còn ngắn ngủi.)

Rồi Ngài đã mô tả tuổi già của Ngài cho Tôn giả Ānanda:

"Này Ānanda, Ta nay đã già yếu, đã vượt qua năm tháng,
Năm nay ta đã tám mươi, đã trải qua cuộc đời.

Như một chiếc xe cũ kỹ, này Ānanda, được ràng giữ lại với nhau với nhiều khó khăn, thân của Như Lai cũng vậy, chỉ khi được hỗ trợ mới tiếp tục tồn tại.

Đó là, này Ānanda, chỉ khi Như Lai không tác ý đến các đối tượng bên ngoài, với sự diệt trừ một cảm thọ, chứng và trú Vô Tướng Tâm Định, thân ta mới được thoải mái."

"Pahāya vo gamissāmi, katame saraamattano."
(Từ biệt các người ta ra đi, chỉ nương tựa vào chính mình mà thôi.)

Điều đó có nghĩa Ngài sẽ nhập Đại Niết-bàn và rời bỏ tất cả. Ngài đã tạo dựng nơi nương tựa cho chính Ngài bằng quả vị A-la-hán.

"Do vậy, này Ānanda, hãy là hòn đảo cho chính mình, hãy nương tựa vào chính mình, đừng tìm sự nương tựa ở bên ngoài; hãy lấy Pháp làm hòn đảo, lấy Pháp làm nơi nương tựa, chớ tìm sự nương tựa nào khác.

Và này Ānanda, một vị tỳ khưu là hòn đảo cho chính mình, là nơi nương tựa cho chính mình, không tìm nơi nương tựa bên ngoài, lấy Pháp làm hòn đảo, lấy Pháp làm nơi nương tựa, không tìm sự nương tựa nào khác, là thế nào?"

Câu trả lời của đức Phật như sau:

"Appamattā satimanto susīlā hotha bhikkhavo
Susamāhitasankappā sacittamanurakkhatha
."

(Như vậy, này chư tỳ khưu, hãy chuyên cần chánh niệm và giới hạnh trong sạch.
Với quyết tâm vững chắc, canh giữ tâm của các người.)

"Susīlā hotha bhikkhavo", có nghĩa, "Này các tỳ khưu, các người phải cố gắng thanh tịnh giới hạnh của mình. Các người phải cố gắng là những vị tỳ khưu có giới hạnh hoàn toàn trong sạch." Điều này muốn nói chúng ta phải trau dồi giới học, đó là, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.

"Susamāhita" nghĩa là, chúng ta phải thực hành định học, tức chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. "Sankappā", nghĩa là tuệ học, tức chánh kiến và chánh tư duy.

"Appamattā" nghĩa là để thấy, với minh sát trí, tính vô thường, khổ và vô ngã trong các hành.

"Satimato" có nghĩa khi chúng ta thực hành Tam Học - Giới, Định, Tuệ - chúng ta phải có đủ chánh niệm.

Vì thế chúng ta cần phải chánh niệm và chuyên cần. Chánh niệm về những gì? Chánh niệm về Tứ Niệm Xứ, danh và sắc, hay nói khác hơn, chúng ta phải chánh niệm trên các hành.

Cuối cùng, đức Phật nói:

"Yo masmidhamma vinaye appamatto vihessati
pahāya jātasamsāra
dukkhassantakarissati."

(Bất cứ người nào nhiệt tâm theo đuổi Pháp và Luật (dhamma - vinaya) này sẽ vượt qua vòng tử sanh luân hồi, đoạn tận mọi khổ đau.)

Như vậy, nếu muốn chấm dứt tử sanh luân hồi, chúng ta phải theo những lời dạy của đức Phật, tức là Bát Thánh Đạo. Chúng ta hãy phấn đấu nỗ lực trước khi cái chết xảy ra.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui hạnh phúc.

Ghi chú:

Đức Phật Gotama có ba loại Thánh quả định:

1. A-la-hán Thánh Quả Định sau Đạo (maggānantra phala samāpatti). Đây là A-la-hán Thánh Quả Định đến liền sau thiện nghiệp A-la-hán Thánh đạo (Noble Arahant-Path wholesome kamma). Nó có đặc tính của vô gián quả và được đề cập đến như sát-na quả định (khaika phala samāpatti). Ba sát-na tâm quả sanh liền sau A-la-hán Thánh đạo tâm của đức Phật thuộc về loại này.

2. A-la-hán Thánh Quả Định vãng lai (valañjana phala samāpatti). Đây là A-la-hán Thánh Quả Định kéo dài mà một vị A-la-hán có thể nhập vào lúc nào cũng được. Thiền quả này được xem là sự thọ hưởng an lạc tịch tịnh của Niết-bàn và cũng đề cập đến như một loại sát-na quả định. Đức Phật thường xuyên nhập vào định chứng này, ngay cả trong lúc Ngài đang thuyết pháp, khi mà thính chúng đang hoan hỷ nói lên lời "sādhu, sādhu" (lành thay, lành thay). Ở đây phải hiểu là, chỉ cần một thời khắc ngắn ngủi giữa thời pháp, lúc mọi người đang hoan hỷ nói lời "sādhu", đức Phật đã nhập vào định chứng này, rồi xuất liền để tiếp tục thuyết pháp.

3. A-la-hán Thánh Quả Định duy trì thọ mạng (āyusankhāra phala samāpatti). Thánh quả này luôn luôn theo sau vipassanā(minh sát) với bảy cách quán sắc và bảy cách quán danh. Các pháp này được đức Bồ tát thực hành ở ngưỡng Giác Ngộ dưới cội bồ đề và hàng ngày từ khi chứng đau lưng của Ngài xuất hiện ở ngôi làng Veluna cho đến ngày Bát Niết-bàn của Ngài. Lúc sắp hoàn tất công việc minh sát và nhập A-la-hán Thánh Quả Định, đức Phật quyết định: "Kể từ hôm nay cho đến ngày Bát Niết-bàn, thọ khổ này sẽ không khởi lên". Rồi Ngài tiếp tục hành vipassanātrở lại để sau đó nhập A-la-hán Thánh Quả Định.

Cái khác giữa sát-na Thánh quả định và Thánh quả định duy trì thọ mạng là ở chỗ minh sát đi trước. Sát-na A-la-hán Thánh Quả Định chỉ là sự thọ hưởng an lạc tịch tịnh của Niết-bàn được đi trước bởi một phương thức nhập vào minh sát bình thường. Trong khi đó A-la-hán Thánh Quả Định duy trì thọ mạng lại được đi trước bởi một phương thức hành minh sát cao hơn đòi hỏi phải có nỗ lực lớn, đó là thực hành theo bảy cách quán sắc (rūpusattaka) và bảy cách quán danh (arūpusattaka). Cái khác trên phương diện kết quả là sát-na A-la-hán Thánh Quả Định chỉ đè nén được một thọ khổ trong thời gian nhập định chứng ấy, như một viên đá rơi vào nước chỉ xuyên qua nước bao lâu còn tác động của nó, sau đó đám bèo lại phủ lại. Còn A-la-hán Thánh Quả Định duy trì thọ mạng có thể đè nén cơn đau trong một thời hạn đã định (như ở đây đức Phật quyết định 10 tháng), tựa như một người khỏe mạnh lao vào hồ nước và vẹt sạch đám bèo ấy, nhờ vậy đám bèo sẽ không phủ lại trong một thời gian đáng kể.

oo0oo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 5255)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
25/07/2021(Xem: 5167)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17018)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 4282)
Thế giới lại rối ren vì Delta biến thể Phong tỏa giản cách áp dụng khắp nơi Tâm trạng người dân mỗi lúc lại chơi vơi Đành chấp nhận ... tìm phương pháp nào cùng chung sống ! Đọc sưu tầm, chúng có thể chết nơi tần số cao rung động Thế mà chúng ta vô tình làm tần số thấp đi Nào hãy xem gồm những yếu tố gì ... Chao ôi ! Chính những lúc bất an căng thẳng,
21/07/2021(Xem: 7015)
Vì hiện nay tình hình phong tỏa tại Sài Gòn thật chặt chẽ, rất khó khăn cho chúng con, chúng tôi xin được Phép vào những khu vực cách ly để phát quà, vì vậy chúng con, chúng tôi đã linh động quyết đinh giúp cho những hộ nghèo ở ngoại ô Sài Gòn, những bà con lao động tay chân, buôn thúng bán bưng.. Một khi SG LockDown dài hạn, tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy chúng tôi thiết nghĩ không riêng gì SG mà những vùng lân cận đều bị ành hưởng hết, vì vậy mong các vì hảo tâm hoan hỉ cho quyết đinh này của Hội Từ thiện chúng tôi.. Hôm qua, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 200 hộ nghèo. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc:
19/07/2021(Xem: 5459)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4770)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 4949)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 4843)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4389)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]