Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối

13/04/201203:21(Xem: 9798)
09. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối

Chúng ta đã biết niệm Phật tinh chuyên, vãng sanh Tây Phương liền được ba quả vị bất thối; đây nói thêm về tâm bất thối.

Trong lúc niệm phật bất luận là tâm của chúng ta định tâm niệm Phật hay tán loạn tâm niệm Phật, dụng tâm niệm Phật hay vô tâm niệm Phật đều được công đức vô lượng vô biên. Trong lúc chúng ta niệm Phật, miệng niệm tai nghe mấy chữ Phật hiệu in sâu vào tàng thức của chúng ta và trở thành chủng tử của Phật đạo vĩnh viễn không bị mất. Từ nơi nhân lành này giả như trong hiện đời không được vãng sanh Tây Phương vì công phu của tín, hạnh, nguyện chưa tròn; thì dầu cho trải qua trăm đời ngàn kiếp hạt giống phật này cũng sẽ nằm im khi gặp cơ duyên thuận lợi thì sẽ nẩy mầm và sanh trưởng trong tương lai, và, con đường Phật đạo sẽ sẵn sàng đón chờ chúng ta.

Nên biết Thánh hiệu Di Đà công đức vô lượng vô biên, một khi tai đã nghe, miệng đã niệm thì tấm bất thối đối với đạo quả bồ đề. Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngày nọ có một ông lão trên 70 tuổi đến gặp các vị đại đệ tử, đaị diện là ngài Xá Lợi Phất cầu xin xuất gia. Các vị đại đệ tử này hầu hết đã chứng quả A La Hán, nhìn thấy được chúng sanh lưu chuyển trong vòng sanh tử của 80 ngàn đại kiếp; liền dùng huệ nhãn xem xét trong 80 ngàn đại kiếp thấy cụ già này không có một chút thiện căn nào đối với Phật pháp, nên đã không chấp nhận cho xuất gia. Cụ già ra về với tâm chí buồn rầu, đến cổng tịnh xá gặp Phật, Phật hỏi căn nguyên; sau đó Thế Tôn chấp nhận cho cụ già xuất gia, và, bảo cho chúng hội biết rằng ông già này ở nơi 80 ngàn đại kiếp về trước đã có kết một chút duyên lành đối với Phật pháp, từ đó đến nay tậm không thối chuyển dầu cho đã sanh tử bao phen trong sáu đường; nay đủ duyên xuất gia tu học đạo, đoạn trừ được phiền não và sẽ chứng được quả vị A La Hán.

Nay ta kể lại chủng tử lành ấy cho các ông nghe: vào thuở 80 ngàn đại kiếp về trước ông là một gã tiều phu hằng ngày lên núi đốn củi, một bữa nọ vừa mới vào rừng gặp ngay một con cọp lớn; ông quá sợ nhảy lên cây cao để tránh, và, vì quá hoảng sợ nên lúc ở trên cây cao ông đã to tiếng niệm “Nam Mô Phật”. Do nơi sự niệm Phật này mà duyên lành đã kết tụ làm cho tâm ông bất thối nơi đạo quả bồ đề cho đến ngày hôm nay gặp ta cầu xin xuất gia học đạo”.

Cũng vậy, trong khinh Pháp Hoa ở phẩm phương tiện thứ hai có đoạn

“Nhược nhơn tán loạn tâm

Nhập ư tháp miếu trung

Nhứt xưng Nam Mô Phật

Giai dĩ thành Phật đạo”.

Có nghĩa:

Giả như có người tâm tán loạn

Khi bước vào trong chùa tháp

Miệng một lần niệm Phật

Tức đã thành tựu phật đạo.

Giống như hiện đời thế gian chúng sanh không do tín, hạnh, nguyện niệm Phật cầu vãng sanh, mà, chì vì một tai nạn, buồn khổ đưa đến: bão lụt, chiến tranh, động đất, núi lửa, giặt cướp... liền to tiếng niệm danh hiệu “A Di Đà Phật” hay “Quán Thế Âm Bồ Tát” tức thời chủng tử Phật đạo liền ẩn tàng trong tâm thức đến khi đủ duyên sẽ sanh trưởng, thành tựu Phật đạo đây gọi là tâm bất thối.

Người không dụng công cầu vãng sanh mà niệm Phật còn đạt được công đức vô lượng như thế; huống chi nay chúng ta gia công niệm với tín, hạnh, nguyện đầy đủ. Mỗi ngày hai thời tối sớm từ hai ngàn đến năm ngàn câu Phật hiệu, hoặc nhiều hơn; kèm theo bên cạnh ăn chay, tụng kinh, giữ giới, lễ Phật, sám hối, thọ bát quan trai; như thế thì sự tu trì và công đức của chúng ta không lý do gì mà không sanh về nơi cảnh Tây Phương để gặp Phật Di Đà. Nếu chúng ta niệm Phật đến khi tâm bất loạn thì việc vãng sanh chắc chắn là đã có phần. Tâm bất loạn nghĩa là như thế nào? Nhứt tâm bất loạn gồm có hai: sự nhứt tâm và lý nhứt tâm. Niệm Phật đạt đến sự nhất tâm bỏ Ta Bà sanh Tây Phương là đạt “vị bất thối” gọi là phàm Thánh đồng cư Tịnh Độ: tức chúng ta dầu cho lả một kẻ phàm nhân còn mang nghiệp báo nhưng khi đã đới nghiệp vãng sanh thì liền cùng với Thánh chúng Bồ Tát cùng ở một quốc độ. Niệm Phật đạt đến lý nhất tâm tức được “niệm bất thối” là thể nhập được thật báo trang nghiêm quốc độ, là cùng với chư Phật Bồ tát an trụ trong Pháp thân.

Tuy chúng ta là phàm phu niệm Phật chưa chứng được sự lý nhất tâm, nhưng tinh chuyên cầu niệm danh hiệu Phật thì nhất định sẽ được tâm bất thối, nếu cộng thêm tín, hạnh, nguyện thì nhất định sẽ được sanh Tây Phương gặp Phật Di Đà. Do sự thù thắng này mà chúng ta hãy nên chuyên tâm thường xuyên niệm Phật. Đừng lo niệm Phật có thể vãng sanh được Tây Phương hay không? Mà chúng ta hãy lo niệm phật có đầy đủ tín, hạnh, nguyện hay không mà thôi! Nếu tín, hạnh, nguyện đầy đủ vững chắc thì việc sanh Tây Phương là điều không khó, hãy tin tưởng mà hành trì, đừng nghi ngờ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2016(Xem: 13772)
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan, Xuất hiện trong TED - chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới.
14/06/2016(Xem: 6867)
Ở miền bắc Việt Nam, tiếc thay, đến chùa phần nhiều là người lớn tuổi thậm chí phần lớn là các cụ bà, rất ít các cụ ông. Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” tồn tại biết bao năm nay. Tuy nhiên, mừng thay, quan niệm sau lầm này đang đần dần thay đổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Tuổi nào bắt đầu tu, tuổi nào nên đến chùa?
13/06/2016(Xem: 7867)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
13/06/2016(Xem: 9735)
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
11/06/2016(Xem: 9823)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.
10/06/2016(Xem: 10052)
Ngày học ở nước ngoài, cuối tuần tôi rất thích vào nhà thờ nghe các cha giảng( ở Nga, Úc, Mỹ,.. và những nơi tôi học tập và công tác rất ít chùa, và nếu có thì rất ít các buổi thuyết pháp). Phải công nhận là các bài giảng rất hay, rất ý nghĩa. Có nhiều nội dung của các bài giảng tôi nhớ đến tận bây giờ. Từ ngày về Việt Nam tôi may mắn hay được nghe quý thầy thuyết pháp.
08/06/2016(Xem: 7132)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
08/06/2016(Xem: 10150)
Nhân dân Việt Nam đánh giá rất tích cực chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ 22-25/5/2016, vào thời điểm gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông ở nhà Trắng. Dùng khái niệm “Cơn sốt Obama”, tôi muốn phân tích bài diễn văn của Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, vào lúc 12 giờ 10 phút, ngày 24/5/2016
01/06/2016(Xem: 14027)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]