Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối

13/04/201203:21(Xem: 9797)
09. Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Di Đà Thánh hiệu tâm bất thối

Chúng ta đã biết niệm Phật tinh chuyên, vãng sanh Tây Phương liền được ba quả vị bất thối; đây nói thêm về tâm bất thối.

Trong lúc niệm phật bất luận là tâm của chúng ta định tâm niệm Phật hay tán loạn tâm niệm Phật, dụng tâm niệm Phật hay vô tâm niệm Phật đều được công đức vô lượng vô biên. Trong lúc chúng ta niệm Phật, miệng niệm tai nghe mấy chữ Phật hiệu in sâu vào tàng thức của chúng ta và trở thành chủng tử của Phật đạo vĩnh viễn không bị mất. Từ nơi nhân lành này giả như trong hiện đời không được vãng sanh Tây Phương vì công phu của tín, hạnh, nguyện chưa tròn; thì dầu cho trải qua trăm đời ngàn kiếp hạt giống phật này cũng sẽ nằm im khi gặp cơ duyên thuận lợi thì sẽ nẩy mầm và sanh trưởng trong tương lai, và, con đường Phật đạo sẽ sẵn sàng đón chờ chúng ta.

Nên biết Thánh hiệu Di Đà công đức vô lượng vô biên, một khi tai đã nghe, miệng đã niệm thì tấm bất thối đối với đạo quả bồ đề. Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngày nọ có một ông lão trên 70 tuổi đến gặp các vị đại đệ tử, đaị diện là ngài Xá Lợi Phất cầu xin xuất gia. Các vị đại đệ tử này hầu hết đã chứng quả A La Hán, nhìn thấy được chúng sanh lưu chuyển trong vòng sanh tử của 80 ngàn đại kiếp; liền dùng huệ nhãn xem xét trong 80 ngàn đại kiếp thấy cụ già này không có một chút thiện căn nào đối với Phật pháp, nên đã không chấp nhận cho xuất gia. Cụ già ra về với tâm chí buồn rầu, đến cổng tịnh xá gặp Phật, Phật hỏi căn nguyên; sau đó Thế Tôn chấp nhận cho cụ già xuất gia, và, bảo cho chúng hội biết rằng ông già này ở nơi 80 ngàn đại kiếp về trước đã có kết một chút duyên lành đối với Phật pháp, từ đó đến nay tậm không thối chuyển dầu cho đã sanh tử bao phen trong sáu đường; nay đủ duyên xuất gia tu học đạo, đoạn trừ được phiền não và sẽ chứng được quả vị A La Hán.

Nay ta kể lại chủng tử lành ấy cho các ông nghe: vào thuở 80 ngàn đại kiếp về trước ông là một gã tiều phu hằng ngày lên núi đốn củi, một bữa nọ vừa mới vào rừng gặp ngay một con cọp lớn; ông quá sợ nhảy lên cây cao để tránh, và, vì quá hoảng sợ nên lúc ở trên cây cao ông đã to tiếng niệm “Nam Mô Phật”. Do nơi sự niệm Phật này mà duyên lành đã kết tụ làm cho tâm ông bất thối nơi đạo quả bồ đề cho đến ngày hôm nay gặp ta cầu xin xuất gia học đạo”.

Cũng vậy, trong khinh Pháp Hoa ở phẩm phương tiện thứ hai có đoạn

“Nhược nhơn tán loạn tâm

Nhập ư tháp miếu trung

Nhứt xưng Nam Mô Phật

Giai dĩ thành Phật đạo”.

Có nghĩa:

Giả như có người tâm tán loạn

Khi bước vào trong chùa tháp

Miệng một lần niệm Phật

Tức đã thành tựu phật đạo.

Giống như hiện đời thế gian chúng sanh không do tín, hạnh, nguyện niệm Phật cầu vãng sanh, mà, chì vì một tai nạn, buồn khổ đưa đến: bão lụt, chiến tranh, động đất, núi lửa, giặt cướp... liền to tiếng niệm danh hiệu “A Di Đà Phật” hay “Quán Thế Âm Bồ Tát” tức thời chủng tử Phật đạo liền ẩn tàng trong tâm thức đến khi đủ duyên sẽ sanh trưởng, thành tựu Phật đạo đây gọi là tâm bất thối.

Người không dụng công cầu vãng sanh mà niệm Phật còn đạt được công đức vô lượng như thế; huống chi nay chúng ta gia công niệm với tín, hạnh, nguyện đầy đủ. Mỗi ngày hai thời tối sớm từ hai ngàn đến năm ngàn câu Phật hiệu, hoặc nhiều hơn; kèm theo bên cạnh ăn chay, tụng kinh, giữ giới, lễ Phật, sám hối, thọ bát quan trai; như thế thì sự tu trì và công đức của chúng ta không lý do gì mà không sanh về nơi cảnh Tây Phương để gặp Phật Di Đà. Nếu chúng ta niệm Phật đến khi tâm bất loạn thì việc vãng sanh chắc chắn là đã có phần. Tâm bất loạn nghĩa là như thế nào? Nhứt tâm bất loạn gồm có hai: sự nhứt tâm và lý nhứt tâm. Niệm Phật đạt đến sự nhất tâm bỏ Ta Bà sanh Tây Phương là đạt “vị bất thối” gọi là phàm Thánh đồng cư Tịnh Độ: tức chúng ta dầu cho lả một kẻ phàm nhân còn mang nghiệp báo nhưng khi đã đới nghiệp vãng sanh thì liền cùng với Thánh chúng Bồ Tát cùng ở một quốc độ. Niệm Phật đạt đến lý nhất tâm tức được “niệm bất thối” là thể nhập được thật báo trang nghiêm quốc độ, là cùng với chư Phật Bồ tát an trụ trong Pháp thân.

Tuy chúng ta là phàm phu niệm Phật chưa chứng được sự lý nhất tâm, nhưng tinh chuyên cầu niệm danh hiệu Phật thì nhất định sẽ được tâm bất thối, nếu cộng thêm tín, hạnh, nguyện thì nhất định sẽ được sanh Tây Phương gặp Phật Di Đà. Do sự thù thắng này mà chúng ta hãy nên chuyên tâm thường xuyên niệm Phật. Đừng lo niệm Phật có thể vãng sanh được Tây Phương hay không? Mà chúng ta hãy lo niệm phật có đầy đủ tín, hạnh, nguyện hay không mà thôi! Nếu tín, hạnh, nguyện đầy đủ vững chắc thì việc sanh Tây Phương là điều không khó, hãy tin tưởng mà hành trì, đừng nghi ngờ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2018(Xem: 4834)
Có những lúc lòng mình sẽ hoàn toàn xúc động và chân tay như rụng rời , một niềm hỷ lạc vô biên từ đâu tràn ngập chiếm khắp cả không gian và thời gian mình đang hiện diện khi đọc được những bài viết thật đúng theo căn cơ và sự hiểu biết của mình đang muốn vươn tới ...
15/09/2018(Xem: 5764)
Lúc đào hố bỏ đất phân để trồng bụi hoa leo Sử Quân Tử phía bên ngoài tường ở góc trái căn nhà mới, tôi đã thấy nó. Nó là một đoạn dây lá tươi xanh mơn mởn, chỉ dài khoảng hai gang tay, bò trên khoảnh cát vàng trên lô đất trống đang chờ một cuộc giao dịch mua bán thông suốt chuyển giao sở hữu.
12/09/2018(Xem: 9210)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
12/09/2018(Xem: 10485)
Sáng ngày 8/9/2018, tại chùa Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ đã có mặt tại khuôn viên bổn tự với hơn 500 quý Phật tử nhóm Mây Lành. Đến với chương trình tu tập - dã ngoại tháng 9/2018 do nhóm Mây Lành tổ chức, đại chúng đã cùng thực tập niệm Bụt, niệm danh hiệu Bồ-tát, trì chú và hát đạo ca với ban nhạc Mây Lành qua âm hưởng của các pháp khí.
10/09/2018(Xem: 7594)
Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.
09/09/2018(Xem: 7139)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7747)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 12354)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
03/09/2018(Xem: 5140)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7643)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]