Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Tình ái là cội nguồn sanh tử

13/04/201203:21(Xem: 9824)
01. Tình ái là cội nguồn sanh tử

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

Tình ái là cội nguồn của sanh tử

Chúng sanh trong lục đạo sở dĩ có luân hồi, sống chết là do nơi ái tình mà ra. Trong một gia đình cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con, cháu; cho đến bạn bè, người thân kẻ thù, quay quần trong xã hội; tất cả gặp nhau là do tình ái: yêu, thương, thù, hận, ghét…. mà có. Một chúng sanh được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ. Những thứ tình ái hạn hẹp thương, ghét… đã đưa đi nhưng mong phải có người đáp lại đã làm cho chúng sanh đau khổ lại càng thêm đau khổ nhiều hơn. Tình đưa đi, tình có về đã khổ; nhưng tình cho đi lại không có về là một điều khổ khác. Thế rồi cứ vậy mà xoay vần. Được thì vui, mất lại buồn, hận… mà điều kiện dễ gây oan nghiệt, hận thù… tương tục trải dài trong nhiều đời hay ngút ngàn vô tận đó là tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ, anh em trong gia đình.

Trong một gia đình thương, ghét, yêu, hận… càng cao thì sự vay trả trong lục đạo càng lâu, càng dài. Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng xã hội, từ xưa đến nay; trên các bậc vua chúa, đại thần, dưới đến những người dân quê bình thường; những cảnh tranh giành chém giết thù hận, thương yêu… lại thường xảy ra trong gia đình, hoặc những người thân trong gia tộc hơn là người ngoài. Nếu cha mẹ là bậc vua chúa, quan quyền thì con cháu thanh toán nhau để giành ngôi vị sau khi người cha nhắm mắt. Hoặc tranh giành của cải tài sản nếu cha mẹ là người giàu có. Vợ chồng thanh toán giết hại, để đoạt tài sản hoặc chạy theo người tình mới…

Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét.., mà, thường thì xảy ra cho những người than trong gia đình; để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất; cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền mien đau khổ. Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo” thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.

Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả, đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước. tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? Là vì đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại, những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.

Tất cả những thứ tình cảm yêu,hận, thương, ghét… thường xảy ra trong cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa. Vậy phương pháp làm cho sợi dây tình ái dần dần tan biến đến khi không còn đủ mãnh lực để cột ta lại đó là: “sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng” hay “sáu chữ Di Đà oán tình đều dứt”. Oán tình là do ý niệm vô minh bao phủ và khơi động để tạo thành; hôm nay vô minh bị tan biến bởi thánh hiệu Di Đà, do đó oán tình cũng không nơi nương tựa. Vậy thì yêu, thương, thù, hận… cũng chỉ tồn tại trong tâm thức của chúng sanh qua ảo giác vô minh trong một niệm mê; nhưng không thể tồn tại trong sự tỉnh thức cửa thức tâm hằng giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2019(Xem: 6757)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9634)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6365)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6402)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7176)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
10/04/2019(Xem: 6494)
Ban sơ, Phật giáo là một phong trào cải cách chống lại uy quyền Vệ-đà, nghi lễ Bà-la-môn và hệ thống giai cấp đầy bất công cuả xã hội Ấn độ . Thời Đức Phật, khuynh hường nầy phát triển rộng khắp dưới sự lãnh đaọ của Đức Phật, đạo Phật được số đông dân chúng và gai cấp thống trị ủng hộ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9 DL, Ấn giáo tung đòn phản công: tư tưởng đạo Phật được cố ý đem vào Ấn giáo và Đức Phật lịch sử được tuyên bố là một Hóa thân của thần Vệ Nữu. Những gì trước đây là điểm hấp dẫn của Phật giáo nay cũng được tìm thấy trong Ấn giáo.
09/04/2019(Xem: 5597)
Con Cháu Hiếu Ông Bà Vui Tươi Lắm Hãy Giành Nhau Phụng Dưỡng Phước Đức Nhiều Chính Người Già Là Ruộng Phước Phì Nhiêu Sau Tam Bảo, Cùng Neo Đơn Khốn Khó…(2)
09/04/2019(Xem: 6714)
MỞ RỘNG GIÚP ĐỞ Nguyên bản: Extending Help Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, February 25, 2019
07/04/2019(Xem: 8683)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 7778)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]