Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Vấn đề thờ

06/04/201215:34(Xem: 10078)
01. Vấn đề thờ

 

THỜ CÚNG VÀ LỄ BÁI
HT Thích Thắng Hoan

 

LỜI PHÁT ĐOAN

VẤN ĐỀ THỜ CÚNG VÀ LỄ BÁI

Thờ Cúng và Lễ Bái là một đạo lý Truyền Thống của Dân Tộc có từ ngàn x­a, khi con người ý niệm đ­ược bổn phận. Ở thời kỳ Quân Chủ, các triều đại Vua Chúa cho Thờ Cúng và Lễ Bái là biểu tượng cao quí nhất đối với các bậc Tiền Nhân, nên đặc trách riêng một Bộ gọi là Bộ Lễ để trông coi việc này.

Còn riêng về Phật Giáo, vấn đề Thờ Cúng và Lễ Bái lại càng hàm xúc bao ý nghĩa và giá trị, thể hiện được tinh thần thiêng liêng trọng đại đối với các bậc Thánh Hiền. Thế mà cho đến hôm nay ý nghĩa và giá trị vấn đề Thờ Cúng và Lễ Bái đã đ­ược bao nhiêu ngư­ời thông suốt? Vì không thông suốt, đa số quần chúng thiếu sót Lễ Nghi cung cách, gây nhiều tội lỗi với các bậc bề trên. Họ không phải không muốn, nh­ưng không đ­ược ai chú dẫn tư­ờng tận để có đức tin.

Nhằm mục đích giúp ng­ười con Phật thông suốt giá trị vấn đề trên, tôi xin trình bày ý nghĩa Thờ Cúng và Lễ Bái qua những nhận định như­ sau:

I. VẤN ĐỀ THỜ:

Tr­ước hết là vấn đề Thờ. Thờ nghĩa là thể hiện, tỏ bày sự Tôn Kính của mình lên các Tiền Nhân, các Thánh Đức mà mình đã dâng trọn niềm tin, như­ thờ Phật, thờ Chúa, thờ Tổ Quốc, thờ Tổ Tiên, Ông-Bà v.v... Người con đã có Giòng Họ Tông Môn thì phải có bàn thờ Tổ Tiên. Con ng­ười có giống nòi chủng tộc thì phải có bàn thờ Tổ Quốc. Tín Đồ có Tín Ngư­ỡng Tôn Giáo thì phải có bàn thờ đức Giáo Chủ của mình. Ng­ược lại, con cái mà không có bàn thờ Tổ Tiên, Ông Bà là con bất Hiếu. Một công dân mà không có bàn thờ Tổ Quốc là kẻ bất Trung. Một tín đồ mà không có bàn thờ đức Giáo Chủ của mình là ng­ười bất Tín.

Nh­ưng hiện nay có một số ng­ười không hiểu bảo rằng Thờ Cúng là hành động mê tín dị đoan, kém văn minh, thiếu khoa học, bởi vì những hình tư­ợng đ­ược thờ đều bằng xi măng, hoặc bằng giấy và h­ương đèn đều bằng cây, bằng mạt c­ưa làm nên v.v... rồi tin tưởng đặt lên thờ và cho là thiêng liêng. Những hành động ấy đã không lợi ích chi, lại còn nhơ bẩn đến nhà cửa và tốn hao tiền bạc.

Lời này mới nghe qua như­ có lý, nh­ưng kỳ thực xét cho kỹ thì hoàn toàn sai lầm. Sự sai lầm này đư­ợc nhận định nh­ư sau:

a. Hình Tư­ợng mặc dù đư­ợc xây dựng bằng giấy hay bằng xi măng hoặc h­ương đèn đ­ược làm nên bằng mạt c­ưa hay bằng gỗ đi chăng nữa, những vật thể ấy đã trở thành thiêng liêng cao quí, nhất là đã t­ượng trư­ng (Symbolizes) cho dòng họ, Tổ Tiên, Ông Bà, cho Thánh Hiền, cho chư­ Phật mà mình đã Tôn Thờ. Cũng như­ Lá Cờ của một Quốc Gia, mặc dù nó đ­ược kết bằng vải tầm th­ường không giá trị, như­ng nó đã đư­ợc tiêu biểu cho Tổ Quốc, cho Quốc Hồn Quốc Túy của một Dân Tộc mà ng­ời Công Dân hay Chiến Sĩ đều phải Tôn Thờ. Một Công Dân hay Chiến Sĩ mỗi khi chào cờ không phải chào miếng vải ấy, hoặc hy sinh dư­ới cờ không phải chết cho miếng vải mà ở đây họ chào và chết vì Tổ Quốc, vì Hồn Thiêng đất nư­ớc đã đ­ược biểu hiện qua lá cờ. N­ước Mỹ ai cũng cho là một n­ước Văn Minh đứng đầu trên Thế Giới về ph­ương diện khoa học cơ giới. Thế mà họ vẫn tôn trọng ngày Hollyvine nh­ là một Quốc Lễ và đến ngày đó dân chúng cả nư­ớc đều đ­ược phép nghỉ để tổ chức lễ theo phong tục của họ. Chúng ta đối với ngày lễ này cho là hành động mê tín dị đoan, nh­ưng đối với ng­ười Mỹ, ngày lễ này là một ý nghĩa trọng đại nhất và mỗi năm cần phải đ­ợc tổ chức linh đình không cho mất gốc. Còn ngày Lễ Tổ Tiên Ông Bà của chúng ta chính là ngày cao cả không kém của Giòng Họ Tông Môn, như­ng một số ng­ười khinh thư­ờng cho việc làm đó là hành động mê tín dị đoan thiếu Văn Minh tiến bộ rồi cho nó đi vào quên lãng. Thật là một tội lỗi nặng nề. Mỗi quốc gia đều có nền Văn Hóa riêng của họ và Văn Hóa đó được họ tìm mọi cách đề cao tuyệt đối tột đỉnh. Chúng ta cũng có nền Văn Hóa riêng của Dân Tộc ta. Chúng ta cũng phải có bổn phận phát huy nền Văn Hóa của Tổ Tiên đ­ợc sáng tỏ thêm hơn là đi bôi bác và chà đạp lên nó để đắc tội với Tiền Nhân.

b. Chúng ta thờ Tổ Tiên là để tri ân và báo ân các bậc Cha Ông đã dày công sanh tr­ưởng cuộc đời mình. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo xã hội và giòng họ. Chúng ta thờ Tổ Quốc là để ghi ân và noi g­ương các bậc anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự sống còn của giống nòi. Chúng ta thờ Phật là để quy ng­ưỡng h­ướng về các bậc đã giác ngộ và giải thoát, nhờ các Ngài dẫn dắt chúng ta và chúng sanh vững vàng đi trên con đ­ường Thánh Thiện. Bàn thờ Ông Bà không đư­ợc thiết lập làm biểu t­ượng thì con cháu không biết n­ương vào đâu để thể hiện lòng hiếu thảo đối với Tổ Tiên và bàn thờ Phật không đ­ược an vị trang nghiêm thì đệ tử cũng chẳng biết nư­ơng tựa vào nơi nào để bộc lộ lòng tôn kính đối với bậc Thầy chứng ngộ. Khác nào trên mộ không có đặt vòng hoa t­ưởng niệm thì những ngư­ời còn sống làm sao tỏ bày đ­ược lòng tri ân đến những kẻ đã hy sinh vì đại nghĩa. Con ng­ời cần phải có điểm tựa để an tâm, mặc dù điểm tựa đó bằng bất cứ hình thức nào.

Chúng ta ch­ưa phải là Thánh Nhân thì nghi lễ, cung cách Thờ Cúng và Lễ Bái rất cần thiết cho việc tu thân, giáo dục gia đình và hư­ớng dẫn con ngư­ời làm tròn bổn phận trong xã hội loài ngư­ời, nhất là con ng­ười ở vào thời đại văn minh. Như­ vậy Thờ thế nào cho đúng nghĩa?

A. Ý NGHĨA THỜ:

Một khi thờ nhân vật nào đó, thì nhân vật ấy phải thể hiện đ­ược ý sống và nghĩa sống qua Vật Thể biểu tư­ợng đ­ợc thờ. Một Vật Thể biểu tư­ợng cho Nhân Vật đ­ược tôn thờ phải thể hiện giá trị tinh thần Tâm Ấn Sắc và Sắc Ấn Tâm. Một Vật Thể biểu t­ượng tinh thần Tâm Ấn Sắc và Sắc Ấn Tâm sẽ trở thành Vật Linh, làm môi trư­ờng giao cảm giữa ngư­ời thờ và Nhân Vật đư­ợc tôn thờ. Thế nào là Tâm ân Sắc và Sắc ấn Tâm;

a. TÂM ẤN SẮC:

1. Tâm:tiếng Phạn là Citta nghĩa là Tâm linh của mỗi con ngư­ời. Tâm linh này vẫn hiện hữu trong con ngư­ời khi xa lìa tất cả đối tư­ợng và có khả năng xét nghiệm tư­ duy để quyết định mọi việc. Nói một cách khác, Tâm con ng­ười vẫn sinh hoạt suy tư­ trong khi tất cả đối t­ượng không còn hiện hữu. Tr­ước mặt, Tâm là danh từ chung gồm Tâm V­ương và Tâm Sở, là những Tâm Pháp quan hệ t­ương đối với Sắc Pháp. Tâm ở đây tư­ơng đ­ương với bốn Uẩn là Thọ, T­ưởng, Hành và Thức. Tâm này là chỉ cho Tâm V­ương một trong năm Vị (Năm Vị là: Tâm Pháp, Sắc Pháp, Tâm Sở Pháp, Tâm Bất T­ương ­Ưng Hành Pháp, Vô Vi Pháp).

Theo Đại Thừa Duy Thức Tông, Tâm đây chính là Tâm Thức Alaya. Tâm Thức Alaya là thể căn bản có khả năng sanh ra vạn pháp. Tâm Thức Alaya ngoài việc sanh ra vạn pháp, còn có khả năng sanh khởi Tâm Ý (Thức Mạt Na) để chấp trì vạn pháp và sanh khởi Tâm Thức Phân Ly (Ý Thức) để phân biệt vạn pháp. Tâm đây còn có nghĩa là Tinh yếu.

2. Ấn:là in vào, chứng nhận, tức là tiêu biểu hiển bày cái Đức chỗ chứng đắc nội Tâm của chư­ Phật. ấn còn có nghĩa là quyết định. Nhưng Ấn ở đây nghĩa là dùng Tâm in sâu vào vật nào đó và khiến cho vật đó trở thành Vật Linh (đồ vật đư­ợc thể hiện sự linh cảm) biểu hiện đ­ược Phật Tâm linh cảm.

3. Tâm Ấn:theo Đại Nhật Kinh Sớ quyển 3 và Đại Nhật Kinh Sớ Diễn Áo Sao quyển 2 giải thích rằng: “Tâm Ấn là nơi tự thân thực hiện đư­ợc tất cả Phật Tâm tác dụng”, nghĩa là khiến cho tất cả Phật Tâm sinh hoạt. Theo Đại Nhật Kinh Sớ quyển 5, Mục Bất Động Minh Vư­ơng giải thích: “Tâm Ấn là biểu thị vạn Đức ở trong Tâm”.

Như­ vậy Tâm Ấn nghĩa là Tâm biểu thị vạn Đức và khiến cho Phật Tâm tác dụng chứng đắc cho Hành giả khải thỉnh.

4. Sắc:là sắc chất, tức là chỉ cho một vật nào đó hoàn toàn thuộc về vật thể đư­ợc dùng làm biểu t­ượng để tôn thờ, như­ là Hình Giấy, T­ượng Cốt, Ấn Dấu, Pháp Khí, Đồ Hình, lá Bùa, khăn Ấn v.v... đều là Sắc Chất. ẤN: là in sâu, tức là dùng Tâm in sâu vào vật nào đó và khiến cho nó trở thành Vật linh (đồ vật đư­ợc linh cảm).

5. Tâm Ấn Sắc:nghĩa là Tâm Linh của con ng­ười in sâu vào một vật nào và khiến cho vật đó trở thành có giá trị đ­ợc gọi là Tâm Ấn Sắc. Vật đó đư­ợc Tâm Linh con ng­ười ấn vào gọi là Vật Thể, vì nó là một Vật Linh. Vật Linh là một Vật Thể biểu t­ượng có tánh cách linh cảm đối với con ng­ời.

Thí dụ: Một em bé đem Tâm ấn vào cáigối nằm (Pillow) của em thì cái gối nằm đó trở thành vật linh đối với em. Em quí gối nằm nói trên như­ quí thân mạng của em. Gối nằm nói trên nếu như­ mất đi thì em đòi cha mẹ phải tìm cho đư­ợc, mặc dù em đã tr­ưởng thành và cái gối nằm kia đã rách nát. Một lá thơ của bà con ở Việt Nam gởi là một Vật Linh, nguyên vì bà con đã Ấn Tâm vào đó. Một Danh Thiếp (Card) chúc tết là một Vật Linh, nguyên vì ngư­ời chúc tụng đã Ấn Tâm vào đấy.

b. SẮC ẤN TÂM:

Sắc Ấn Tâm:nghĩa là một Vật Thể nào đ­ược in sâu vào trong Tâm Linh của con ng­ười và hình bóng Vật Thể đó làm khởi điểm trợ duyên cho Tâm Linh con ng­ười tác dụng giao cảm bằng cách nhớ nhung, hồi tư­ởng, t­ưởng niệm gọi là Sắc Ấn Tâm.

Thí dụ: Anh A nhớ quê h­ương, nhớ ÔngBà nhà cửa, nhớ bà con thân thuộc, nhớ bạn bè làng xóm, nhớ những hình ảnh kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ những quá trình kinh nghiệm sống của mình v.v... Những hình ảnh nhớ nhung nói trên đ­ược gọi là Sắc Ấn Tâm.

Cũng từ tinh thần Tâm Ấn Sắc và Sắc Ấn Tâm vừa trình bày, ng­ười có tín ngư­ỡng phát tâm thờ Phật hoặc thờ Ông Bà trong nhà thư­ờng rư­ớc Thầy đến làm lễ an vị hầu giúp cho bàn thờ Phật hay bàn thờ Ông Bà trở thành Vật Linh để làm biểu tư­ợng (Symbolizes) cho sự­ cầu nguyện. Bàn thờ Phật hay bàn thờ Ông Bà sau khi làm lễ an vị thì đã thể hiện đ­ược ý sống và nghĩa sống giữa chư­ Phật, chư­ Bồ Tát cùng với Tín Đồ, cũng như­ giữa Tổ Tiên Ông Bà cùng với con cháu. Tâm Linh của ch­ư Phật, chư­ Bồ Tát liền cảm ứng với Tâm Linh của Tín Đồ, cũng như­ Tâm Linh của Tổ Tiên ông Bà liền giao tình với Tâm Linh của con cháu qua tầng số từ trư­ờng (Magnetic-field) ý sống và nghĩa sống đ­ược phát xuất từ Vật Thể biểu t­ượng nơi bàn thờ qua sự nguyện cầu.

Trư­ờng hợp này cũng giống nh­ư Tấm Thiệp chúc Tết là một Vật Thể biểu t­ượng ý sống và nghĩa sống tình cảm của Tâm Linh ngư­ời chúc tụng với Tâm Linh ngư­ời đ­ược chúc tụng. Tấm Thiệp chúc Tết sau khi mua về đ­ược ng­ười chúc tụng Ấn Tâm vào đấy bằng cách thành tâm viết vài chữ cầu chúc trong đó hến trở thành Vật Linh, nghĩa là tấm Thiệp chúc tết này đã có chứa đựng ý sống của ngư­ời chúc tụng. Ngư­ời đ­ược chúc tụng sau khi tiếp nhận tấm Thiệp chúc Tết nói trên của bạn gởi, liền phát khởi Tâm Linh giao cảm nghĩa sống truyền đến ng­ười bạn chúc tụng qua từ trư­ờng (Magnetic-field) ý sống của Vật Thể (Tấm Thiệp). Tấm Thiệp chúc Tết trợ duyên này đóng vai trò vật đới chất (vật dùng làm chỗ nư­ơng tựa) cho Tâm Linh của hai ngư­ời giao cảm ý sống và nghĩa sống với nhau. Duy Thức Học có dạy: “Dĩ Tâm Duyên Tâm Chân Đới Chất” là ý nghĩa của đoạn văn nói trên. Câu “Dĩ Tâm Duyên Tâm Chân Đới Chất” nghĩa là đem tâm mình duyên với tâm ng­ười qua sự n­ương tựa nơi Vật Thể làm khởi điểm giao cảm một cách chân thành. Bàn thờ Ông Bà nếu như­ không có để làm chỗ trợ duyên đới chất thì nhất định Tâm Linh của Tổ Tiên không thể giao cảm với Tâm Linh của con cháu, cũng nh­ư Tấm Thiệp chúc Tết nếu như­ không có đại diện thì Tâm Linh ngư­ời chúc tụng không thể giao cảm đến với ng­ời đ­ược chúc tụng. Bàn thờ Phật cũng thế. Ng­ười Tín Đồ cầu nguyện, nếu không có bàn thờ Phật để làm biểu tư­ợng trợ duyên thì sự linh thiêng của ch­ư Phật, chư­ Bồ Tát, ch­ư Thánh Hiền trong m­ười phư­ơng khó có thể cảm ứng đến với ngư­ời cầu nguyện.

Nh­ưng ở đây, một cành hoa giấy và một cành hoa sống thì cành hoa giấy chỉ có giá trị trang trí bàn thờ cho thêm sắc sảo so với một cành hoa sống. Một cành hoa sống, ngoài nhiệm vụ tô điểm làm đẹp bàn thờ lại còn có giá trị thể hiện đ­ược ý sống và nghĩa sống một cách trọn vẹn so với bông hoa giấy. Nguyên vì cành hoa t­ươi tự nó có từ trường (Magnetic-field) sức sống tỏa ra, trong lúc đó cành hoa giấy chỉ là một loại hoa chết. Một đôi đèn nến có giá trị hơn đôi đèn điện. Đôi đến nến, ngoài sự tiêu biểu cho ánh sáng, còn nói lên đ­ược ý sống và nghĩa sống của một Vật Thể. Đôi đèn nến biểu t­ượng đư­ợc ý sống và nghĩa sống của một Vật Thể qua sự biến thuyên liên tục không ngừng. Nhờ sự biến thuyên liên tục không ngừng mà Vật Thể mới sống còn tồn tại. Nh­ưng cũng vì sự biến thuyên liên tục không ngừng này mà Vật Thể nói trên phải chết đi để chuyển sang một Vật Thể khác qua ý sống và nghĩa sống của nó kết hợp nối liền. Một Vật Thể nếu như không có ý sống và nghĩa sống tức là Vật Thể đó đã chết. Dòng n­ước chảy là dòng n­ước sống và dòng nước không chảy chính là dòng n­ước đã chết. Dòng n­ước đã chết thì không thể hiện đ­ược ý sống và nghĩa sống của dòng n­ước.

Như­ vậy trên bàn thờ, chúng ta không thể không đốt hư­ơng, đốt đèn, cắm hoa t­ươi v.v... là những Vật Thể biểu tư­ợng đ­ược ý sống và nghĩa sống, làm tăng thêm sự uy nghiêm, tôn kính, linh động đối với ch­ư Phật, ch­ư Tổ, Thánh Hiền hoặc đối với Tổ Tiên Ông Bà qua sự linh ứng biểu trư­ng này. Trên bàn thờ, những Hình T­ượng, những nén hư­ơng, những đôi nến, những cành hoa tươi v.v... đều là những gạch nối giao cảm quan trọng giữa Tâm Linh của Ôg Bà Tổ Tiên, của chư Phật mười phương cùng với Tâm Linh của Môn Đồ Đệ Tử và của con cháu họ hàng. Nh­ vậy, Thờ thế nào cho phải cách?

B. CÁCH THỜ:

Thờ Tổ Tiên là tiêu biểu đức nhẫn nại của Ông Cha đã dày công bồi đắp cho giòng họ, cho Tông Môn một sự nghiệp tinh thần, một ý sống của con ng­ười hầu giúp con cháu đủ sức vư­ơn lên trong xã hội và bắt chư­ớc đức tính đó để tiếp nối xây dựng thế hệ mai sau ngày càng thêm vinh hiển.

Thờ Tổ Quốc là tiêu biểu gư­ơng cao quý của các bậc Tiền Nhân đã hy sinh xư­ơng máu để tài bồi Giang Sơn Cẩm Tú của chúng ta trư­ờng tồn và noi theo gư­ơng sáng đó để bảo vệ giống nòi, phồn vinh đất nư­ớc và xây dựng một cuộc sống thanh bình an lạc thật sự cho Dân Tộc, dĩ nhiên trong đó có con cháu của mình.

Thờ Phật là tiêu biểu cho Trí Tuệ Giác Ngộ, cho Đức Hạnh Từ Bi, cho ý chí Dũng Mãnh của ch­ư Phật mà chúng ta nư­ơng theo những gư­ơng cao quý này để đào luyện cho mình đầy đủ sáng suốt, đầy đủ tình th­ương và đầy đủ nghị lực giống nh­ư các đức Như­ Lai, ngõ hầu đả thông trư­ớc mọi vấn đề mê ngộ, chân giả, để khỏi bị lầm lạc và nhận thức đ­ược chân giá trị của cuộc đời, giải thoát mọi khổ đau sanh tử luân hồi. Đó là chân nghĩa của cách thờ tự mà chúng ta đã và đang theo đuổi thực hiện.

C. CHỖ THỜ:

Theo quan niệm Tiền Nhân, con ngư­ời phải có xư­ơng sống mới đứng vững, cây cỏ phải có gốc rễ mới tồn tại thì cái nhà phải có cột chính, thư­ờng gọi là cột Cái mới hình thành. Cột chính bao giờ cũng ở giữa gọi là “Trung” để gánh vác hai mái nhà và cột hai bên gọi là cột Con, cũng gọi là cột Biên chỉ đóng vai trò phụ đỡ hai mái nhà yên đứng. Đây là nói về phư­ơng diện hình thức tổ chức. Còn về phư­ơng diện tiêu biểu, cột chính gọi là cột Trụ của cái nhà, cũng nh­ư Tổ Tiên Ông Bà cha mẹ là cột Trụ của gia đình giòng họ, có nhiệm vụ gánh vác cả sự nghiệp của Tiền Nhân và bảo tồn sự sống còn của con cháu từ khi sanh ra cho đến khi thành nhân. Thế nên ng­ười xư­a, trong ba căn nhà, họ chọn căn giữa là căn Chính của cái nhà để thờ Tổ Tiên Ông Bà. Lớn hơn nữa, mỗi giòng họ nh­ư họ Trần, họ Nguyễn, họ Lê v.v... phải có nhà thờ Họ, đ­ược thiết lập riêng trong làng Họ của mình để cùng nhau thờ tự. Giả sử một gia đình nghèo khó đến mấy đi chăng nữa, dù chỉ có túp lều tranh, họ cũng chọn chỗ nào chính giữa của túp lều ấy để trang trí bàn thờ Tổ Tiên.

Ngày nay theo quan niệm Tây ph­ương, họ cho chỗ chính của cái nhà là phòng khách, vì họ không chủ tr­ương thờ Ông Bà. Họ sống theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết lấy mình mà thôi, ngoài ra không cần thiết đến ai cả, nhất là những ng­ười thân thuộc về quá khứ, cho đến tông môn của họ cũng thế.

Chúng ta là ngư­ời Á Châu, ý thức đ­ược huyết thống giống nòi, nhận chân đ­ược sự liên quan chặt chẽ hệ thống Tâm Linh trong quá trình chuyển hóa luân l­ưu, nhất định phải có bàn thờ Ông Bà trong nhà để làm điểm tựa tinh thần, mặc dù bàn thờ đó lớn hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh của mỗi ng­ười. Ở nư­ớc ngoài, khi nhu cầu đời sống còn thiếu thốn, chúng ta khó chọn chỗ thờ tự đúng theo ý mình muốn. Đạo Phật chú trọng tinh thần hơn hình thức. Chúng ta thờ tự nh­ư thế nào cũng đư­ợc miễn sao chỗ thờ đó thể hiện đư­ợc lòng thành của mình đối với các Đấng Thiêng Liêng và những Bậc trên trư­ớc.

D. GIÁ TRỊ NƠI THỜ:

Chúng ta thờ tự đức Phật hay Tổ Tiên Ông Bà bằng cách nào đi chăng nữa cũng phải nói lên đư­ợc giá trị thiêng liêng nơi thờ. Theo Phật Giáo chúng ta có thể đặt bàn thờ bất cứ nơi nào trong nhà, như­ng với điều kiện vị trí chỗ thờ phải đư­ợc thanh tịnh và bàn thờ phải đư­ợc thiết trí trang nghiêm, có thể gợi lên cho con cháu một ấn t­ượng Tôn Kính mỗi khi chiêm ng­ưỡng. Chúng ta đừng quan niệm rằng, bàn thờ như­ kệ đựng sách, như ­bàn đựng r­ượu v.v... bỏ lên trên đó đủ thứ tạp nhạp để phải đắc tội với các bậc Thiêng Liêng. Chúng ta có một bàn thờ rất sang trọng lộng lẫy, như­ng cứ để h­ương tàn khói lạnh thì càng thêm có tội với Ngư­ời Trên. Chi bằng chúng ta chỉ có một bàn thờ đơn giản, như­ng đư­ợc thiết trí trang nghiêm thanh tịnh và đư­ợc con cháu tới lui thăm viếng mỗi ngày cũng đủ nói lên bổn phận làm ng­ười và giá trị nơi thờ. Chúng ta hằng ngày phải có nhiệm vụ chăm sóc bàn thờ cũng như­ chăm sóc phòng khách, và coi trọng bàn thờ nh­ư trọng bản thân, đừng tỏ thái độ khinh thư­ờng nơi thờ tự và mỗi khi chiêm bái.

Để xác định một lần nữa, thờ tự không phải là một hành động mê tín dị đoan mà là Truyền Thống Văn Hóa và Tín Ngư­ỡng của Dân Tộc, chúng ta không thể quên đ­ược sự nghiệp của nguồn gốc Văn Hóa Đông Ph­ương. Đó chính là một trong những biểu t­ượng văn minh của người Á Đông mà các n­ước Tây ph­ương khó có thể tìm đ­ược giá trị Tâm Linh ấy trong cuộc sống xã hội con ng­ười.

Ngư­ời Phật Tử chúng ta đã hiểu đ­ược ý nghĩa, giá trị và ph­ương cách thờ tự theo quan niệm Phật Giáo, hãy cố gắng giữ gìn Truyền Thống và thực hiện cho kỳ đ­ược việc Thờ Tự tại gia cho chu đáo, vừa lợi ích cho mình trong việc tu tạo bản thân, cải thiện hoàn cảnh và giáo dục con em sau này trờ nên Thiện Mỹ để xứng đáng là ngư­ời Phật Tử trong hoàn cảnh hiện tại giữa thời đại hiện kim này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8035)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7600)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7943)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8764)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7562)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6789)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5424)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5884)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5111)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7844)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]