Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2A

12/04/201214:12(Xem: 7432)
Phần 2A
BỤT HAY PHẬT? (Phần 2A)
Nguyễn Cung Thông
[email protected]

Đức Phật trả lời dân Kalama - trích từ Kalama Sutta/tiếng Pali (tiếng Phạn Nam)
Ma anussavena : không nên tin những gì dù đã truyền đạt qua bao nhiêu đời (tạm dịch).
...
Ma Pitakasampadanena : không nên tin những gì dù đã được ghi nhận trong sách vở trước đây (tạm dịch).
...v.v…
Lời đức Phật trích từ Madhyamaka (Trung Luận) qua tiếng Pali (Malayasian) - Taapaac chedaac ca nikasat svarnam iva panditaih; Pariiksya bhiksavo graahyam madvaco na tu gauravaat : người khôn thử vàng (thật hay giả) bằng cách đốt, cắt hay chà (mài) - Này tỳ kheo - chỉ nên tin những lời này sau khi đã thử chúng chứ không chỉ vì tôn trọng (tạm dịch).


Bài viết 'Bụt hay Phật? (phần 1)' ghi lại hiện tượng dùng Bụt hay Phật một cách tổng quát, và chứng minh rằng Bụt chính là âm cổ của Phật còn duy trì trong ngôn ngữ dân gian của chúng ta. Phần 2 đi vào chi tiết cho thấy khả năng từ đơn tiết Bụt có thể từ phương Nam (Việt Hán) nhập vào tiếng Hán, sau đó trở thành Phật và từ Hán Việt/HV này nhập ngược lại tiếng Việt thời Đường Tống cũng như đa số các từ HV khác. Hiện tượng nhập ngược này có thể giải thích được phần nào qua các hoạt động dịch kinh Phật và sự hiện diện của các tăng sĩ Thiên Trúc (‘Hồ’) tại Giao Chỉ vào thời bình minh của đạo Phật ở Đông Nam Á. Phần này bổ túc cho phần 2 (gọi là phần 2A) cung cấp thêm các dữ kiện ngôn ngữ và nêu ra các vết tích của dạng Bụt hay *buot/buoc trong tiếng Việt và láng giềng, hi vọng thấy rõ thêm nguồn gốc phương Nam của từ đơn tiết Phật. Âm buộc của phất không phải là gượng ép mà thành vì chính học giả Hứa Thận thời Đông Hán cũng đã gợi ý này về chữ phất弗 :

8318 臣鉉等曰:韋所以束枉戾也 (Thần huyễn đẳng viết : vi sở dĩ thúc uổng lệ dã) - để ý thúc là buộc lại

Có nhiều cách hiểu về ghi nhận trên của Hứa Thận: hoặc dựa vào chữ vi (trái ngược) để dẫn đến một nghĩa rất trừu tượng là nghịch - ngược - không (chẳng) hay trái ý (phất ý, phật ý, phật lòng, mất lòng); Hoặc dựa vào chữ thúc để dẫn đến nghĩa cụ thể là bó (hai 'thanh cây' lại) hay buộc; Đây là một hoạt động rất căn bản và thực tế trong xã hội nông nghiệp truyền thống, thể hiện rất rõ nét khi nhìn nguồn gốc và cấu trúc của chữ phất. Tính chất cụ thể còn thể hiện qua cách dùng bốc như lửa bốc lên, mùi bốc ra... so với phất trong cách dùng cờ phất lên, làm ăn đã phất... (Việt Nam Tự Điển, 1954). Phần này sẽ không đề cập tới những lấn cấn như cách dùng Khổng Tử, Lão Tử so với Phật Tử, hay các từ đa tiết và đơn tiết của các ngôn ngữ Trung Á so với tiếng Việt: đây là những đề tài liên hệ nhưng cần tìm hiểu thêm để nhận ra chính xác hơn quá trình hình thành hiện tượng Bụt và Phật. Người viết sẽ tránh dùng các thuật ngữ Ngôn Ngữ Học, Phật Học ... để người đọc dễ cảm nhận phần này hơn, các chi tiết về tài liệu tham khảo được liệt kê để các bạn có thể tra cứu thêm. Thanh điệu của một âm được ghi bằng số hay mẫu tự (như F là Falling tone) và đứng sau chữ đó , so với cách ghi thanh điệu tiếng Việt hay phiên âm (bính âm, pinyin) giọng Bắc Kinh/BK bây giờ. Các dữ kiện như tiếng Thái, Lào, Hán Việt ... sẽ không có trích dẫn nguồn (vì rất dễ kiểm tra lại) so với những bài viết hay tài liệu ngôn ngữ đặc biệt hơn. Không nên lẫn lộn số phụ chú đứng sau một chữ với cách ghi thanh điệu trong bài.

1. Giới thiệu tổng quát

Các tài liệu về quá trình truyền bá đạo Phật1ở Giao Chỉ cần được tra cứu thêm để hỗ trợ cho những dữ kiện ngôn ngữ, tuy nhiên nhiều tác giả đã viết về chủ đề này rồi và không cần phải nhắc lại ở đây. Đương nhiên là các dữ kiện khảo cổ (bia Võ Cảnh, di tích Phật ở Óc Eo ...), lịch sử, tôn giáo ... phải ăn khớp với dữ kiện ngôn ngữ để tăng mức chính xác. Trọng tâm của loạt bài 'Bụt hay Phật?' là giới thiệu các cách nhìn khác hơn như từ lăng kính Ngữ Âm Học Lịch Sử và cấu trúc chữ Hán, hi vọng soi sáng được phần nào thời kỳ phôi thai của đạo Phật ở Đông Nam Á. Hãy xem lại cấu trúc của chữ Phật 佛 : gồm có bộ nhân 人 hợp với chữ phất 弗. Chữ phất 弗được dùng làm thành phần hài thanh rất thường gặp trong quá trình cấu tạo chữ Hán. Có khoảng 55 chữ Hán có cấu trúc là các bộ thủ và chữ phất弗 (dựa vào Khang Hy). Tự điển Hán Việt có khoảng 10 chữ (dựa vào tự điển HV của Thiều Chửu). Tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng vài chữ còn thông dụng như Phật 佛, phí 費 hay 费 (phung phí), phất 沸 (phí - nước sôi), phất 拂 (bật, phật - quét, trái) và các chữ này không có dạng giản thể. Ngày nay có các cách đọc (theo pinyin, giọng Bắc Kinh) khác nhau như sau với âm phất (fu) vẫn chiếm đa số hay là hơn 50%

nguồn http://chinese-characters.org/contained/5/5F17.html

Trong các chữ Hán dùng chữ phất, chữ Phật佛rất thường gặp với tần số dùng là 108885 trên 434717750 so với 费 phí là 75589 trên 369369126, sau đó là phất (quét, trái) với tần số dùng là 8247 trên 434717750 so với phất (phí - nước sôi) là 5436 trên 434717750 - dữ kiện trích từ tự điển trên mạng http://www.chineselanguage.org/dictionaries/ccdict/. Sau đây là các nghĩa và cách dùng của chữ phất:

1.1 Động từ

Nắn cho thẳng (Thuyết Văn : kiểu dã, 說文 : 矯也)

Trái lệnh (vi ảo : 違拗)

Không muốn (như phất thanh 違拗, không muốn nói ...)

1.2 Tính từ

Sôi (cũng như phí 沸)

Uất ức (cũnh như 怫 phật)

Không, chẳng (phủ định, như 不 phi, cùng một gốc)

1.3 Danh từ

Bút (cây viết, cũng như 筆 bút)

Phất/Phật Lăng (bây giờ thường thấy dùng Pháp Lang 法 郎 ở TQ hơn īso với Phật Lăng, 'frăng' ở VN)

Phiên âm tiếng nước ngoài, tên riêng như 弗雷 Freyr (vị thánh trong thần thoại Norse), 西弗 Sievert (Sv, đơn vị phóng xạ), 氟 (chất Flourine, ký hiệu F) 斯坦弗 (sītănfú, phiên âm Stanford) ...v.v... Dùng chữ phất để ký âm là khuynh hướng thường gặp hiện nay.

Đáng chú ý nhất là âm BÚT vẫn còn duy trì trong tiếng Việt2, các cách đọc khác của BÚT là

粵語:bat1 Việt Ngữ :bat1 (Quảng Đông) so với bǐ, giọng Bắc Kinh/BK bây giờ

客家話:[客英字典] bit7 [沙頭角腔] bit7 [寶安腔] bit7 [台灣四縣腔] bit7 [梅縣腔] bit7 [海陸豐腔] bit7 [東莞腔] bit7 [陸豐腔] bit7 [客語拼音字彙] bid5

Khách Gia thoại :[ Khách Anh tự điển ] bit7 [ sa đầu giác khang ] bit7 [ Bảo An khang ] bit7 [Đài Loan tứ huyền khang ] bit7 [ Mai Huyền khang ] bit7 [ Hải Lục phong khang ] bit7 [Đông Hoàn khang ] bit7 [ Lục Phong khang ] bit7 [ Khách ngữ bính âm tự vị ] bid5 - so với phil (tiếng Hàn), fude (tiếng Nhật/kun) và hitsu (hầu hoá phụ âm môi đầu thành h, tiếng Nhật/on)

Bảng so sánh cho thấy tiếng Việt còn duy trì một âm thượng cổ của phất弗là BỤT so với Phật佛là BỤT, nhưng chiều ảnh hưởng là từ Hán sang Việt hay Việt sang Hán? Bài viết phần 2 đã đưa ra khả năng ký âm BUỘC (ràng buộc) của chữ Phật, phần này sẽ trình bày thêm một số dữ kiện ngôn ngữ phản ánh dạng *BUOC là từ phương Nam chứ không phải có nguồn gốc là tiếng Hán (Cổ).

2. Các dạng ký âm phương Nam của tiếng Hán (Cổ)

Trong vốn từ Hán Cổ có các chữ có thể là ký âm của tiếng phương Nam (Việt Cổ) nhưng vì không hợp với hệ thống âm thanh của nhóm cai trị phương Bắc, vô tình hay cố ý, nên từ từ bị đào thải; Thí dụ như tên 12 con giáp chẳng hạn (Tý, Sửu ... Hợi), chúng không có liên hệ gì đến tên gọi 12 con vật trong tiếng Hán nhưng lại rất tương ứng với tên gọi 12 con vật trong tiếng Việt (nhánh Việt-Mường). Ta hãy khảo sát liên hệ của chữ Hán (Cổ) hiếm với tiếng Việt về dạng *BUOC

2.1 Chữ rất hiếm phật 䞞 viết bằng bộ tẩu hợp với chữ phất nghĩa là đi bộ, bước đi, nhảy ... Trích Khang Hy :

䞞 [廣韻】符弗切【集韻】符勿切,音佛。【玉篇】走貌。【類篇】跳也。 又【集韻】芳未切,音費。義同

Phật [Quảng Vận ] phù phất thiết [ Tập Vận ] phù vật thiết , âm phật . [ Ngọc Thiên ] tẩu mạo . [ Loại thiên ] khiêu dã . Hựu [ Tập Vận ] phương vị thiết , âm phí . Nghĩa đồng

So dạng bước với các ngôn ngữ láng giềng ta có bươk (tiếng Aslian), pươk/pauk (Brou), prơk (Todrah), bôk (Bahnar), pước (Mường Bi)... Do đó ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ là *BUOC cho chữ phật 䞞 này. Dạng này rất phù hợp với dạng phục nguyên *BUOC hay *BUOT/BUT của Phật đã ghi nhận ở phần 2 của loạt bài 'Bụt hay Phật?' (tóm tắt là佛hàm ý con người từ lúc sinh ra 人bị ràng buộc弗 - vừa ký âm bụt và vừa gợi ý giải thoát …). Chữ Nôm bước dùng bộ túc hợp với chữ bắc hài thanh 足北như trong

'... Quét trúc bước qua lòng suối ...'(Nguyễn Trãi, 8b)

'... Chân chẳng bước đến thành chợ ...' (Truyền Kỳ Mạn Lục, II, 37a)

…v.v…

Âm HV bắc 北 có dạng âm cổ hơn là *pơk tương ứng với dạng *BUOC. Tiếng Mường Bi còn dùng pước môch(bước một), thàng nì nả mởi ti ản mẩy pước thơi (thằng bé này chỉ mới đi được mấy bước thôi). Trong vốn từ Hán có chữ hiếm bát 㞈 (Tập Vận : bắc mạt thiết, âm bát - [集韻]: 北末切,音撥) nghĩa là cẳng (chân) lớn, bước đi ... Mà giọng Quảng Đông là but6, but3 cũng là dấu vết của các dạng ký âm (dùng các chữ khác nhau) của cùng một gốc.

2.2 Một chữ hiếm nữa là 䢌 bát (giọng Quảng Đông là but3) với thành phần hài thanh 巿 (đọc như phất):

䢌 bó BK but3 QĐ 廣韻】【集韻】北末切,音撥。【玉篇】急走也。【集韻】前頓也。又【集韻】普活切,音鏺。【廣雅】猝也。又蒲撥切,音跋。義同。又【說文】行貌。或作䟛 𧺡𧺺 [Quảng vận ] [ Tập Vận ] bắc mạt thiết , âm bát . [ Ngọc Thiên ] cấp tẩu dã . [ Tập Vận ] tiền đốn dã . Hựu [ Tập Vận ] phổ hoạt thiết, âm bát. [ Quảng Nhã ] thốt dã . Hựu bồ bát thiết, âm bạt . Nghĩa đồng . Hựu [ thuyết văn ] hành mạo . Hoặc tác bát ... Chữ này có nghĩa là đi bộ, bước đi, chạy ... Có thể là vết tích của âm cổ *BUOC (bước) cũng như chữ hiếm 䟛 cùng có thành phần hài thanh là巿 (trích Khang Hy) - so với bạt 跋 ...

䟛 bó bá BK bat8 QĐ 廣韻】【集韻】蒲撥切,音跋。【玉篇】急行貌。【類篇】行貌。一曰猝也。或作𧿳。 又【廣韻】方味切【集韻】方未切,音沸。義同。又【集韻】博蓋切,音貝。與䟺同。步行躐跋也

[Quảng Vận ] [ Tập Vận ] bồ bát thiết , âm bạt . [ Ngọc Thiên ] cấp hành mạo . [ Loại Thiên ] hành mạo . Nhất viết thốt dã . Hoặc tác bát. Hựu [ Quảng Vận ] phương vị thiết [ Tập Vận ] phương vị thiết , âm phí . Nghĩa đồng . Hựu [ tập vận ] bác cái thiết , âm bối . Dữ bối đồng . Bộ hành liệp bạt dã

2.3 Một chữ hiếm khác là phất 柫 cũng có thành phần hài thanh là phất, theo Thuyết Văn Giải Tự

3678 柫,[敷勿切 ],擊禾連枷也。從木弗聲

3678 Phật/phất, [phu vật thiết], kích hòa liên gia dã. Tòng mộc phất thanh

Phất 柫 nghĩa là một loại chày giã gạo (danh từ) hay đánh (kích, động từ) mà tiếng Việt còn có dạng vụt như các cách dùng vụt gậy vào lưng, vụt roi ... So sánh với chữ bột 浡 cũng là vút. Theo thiển ý VỤT tượng thanh có thể là một biến âm của BỤT (như vua-bua...).

2.4 Chữ hiếm phật 𢂀 viết bằng bộ cân nghĩa là khăn buộc tóc đáng chú ý - trích Khang Hy

[廣韻】【集韻】敷勿切。音拂。【玉篇】韜髮也

[Quảng Vận ] [ Tập Vận ] phu vật thiết . Âm phất . [ Ngọc Thiên ] thao phát dã

Nếu phất mang nghĩa là không (phủ định) hay uất ức, bật (vụt, vọt) lên … thì không có nghĩa, chỉ có ý nghĩa khi phất là ký âm buộc (âm cổ hơn) của phương Nam: khăn buộc tóc tương ứng với định nghĩa của Ngọc Thiên

2.5 Alexandre de Rhodes trong tự điển Việt Bồ La/VBL (1651) từng nhận ra rằng

"... THÍC CA (Thích Ca) .... khi ông bỏ bà vợ sau một ít năm chung sống, rồi ông tự trở thành BỤT tức là tượng thần ..."

VBL dùng từ BỤT 10 lần so với 1 lần dùng từ Phật. Một nhận xét khá thú vị là sau VBL khoảng 4 thế kỷ, lật một tự điển Việt (2009) ra xem thì thấy chữ Phật dùng 5 lần so với chữ Bụt dùng 1 lần - tỷ số Bụt:Phật đảo ngược lại (không kể các thành ngữ ca dao). Ngày nay ít nghe thấy trong khẩu ngữ từ Bụt mà chỉ còn vết tích trong vài tiếng địa phương hay ca dao tục ngữ. Trước VBL 4 thế kỷ, Cư Trần Lạc (vua Trần Nhân Tông) dùng từ BỤT 10 lần so với 1 lần dùng từ Phật (nhưng chỉ dùng từ kép Phật Tổ 佛祖), Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo dùng từ BỤT 2 lần (không dùng Phật), Vịnh Chùa Hoa Yên dùng từ BỤT 3 lần và 1 lần dùng Phật (từ kép Phật quả 佛果), Phú Dạy Con/Mạc Đĩnh Chi dùng từ BỤT 4 lần (không dùng Phật). Chữ Bụt trong các tài liệu chữ Nôm dùng chữ Hán bột (sao chổi) 孛 hay bộ nhân hợp với chữ bột 侼, bộ mộc hợp với chữ bột 桲 ... Các dạng này vẫn duy trì âm cổ của Phật là bột/ Bụt4. Cho đến năm nay (2009), người viết có dịp xem qua một cuốn tự điển tiếng Việt thì thấy dùng 5 lần từ Phật so với 1 lần Bụt (tỷ số 5:1 so với 1:10 trong VBL).

Khuynh hướng trên cho thấy rõ ràng từ BỤT đã được dùng trước thời Trần và chữ Phật đã từ từ thâm nhập vào tiếng Việt (cũng như đa số các từ Hán Việt khác) và chiếm ưu thế cũng như đa số các từ HV khác.

2.6 Một âm trung cổ của phất là phí 費 phản ánh qua từ phí HV (hao, tổn - Ngọc Thiên). Chữ này gồm có bộ bối (chỉ nghĩa, tiêu dùng) và âm 弗 - theo Thuyết Văn Giải Tự :

費 : 𢿱財用也。从貝弗聲 (3955)

Phí : Tán tài dụng dã. Tòng bối phất thanh

Rõ ràng là phất còn có một cách đọc khác5hơn là phí, thuộc dạng *phi (hay * phǝć) có nguồn gốc phương Bắc (liên hệ đến phi/bất 不). Thời Đông Hán các chữ Phật, phất và phí đọc giống nhau. Phí là từ Hán Việt(gốc Hán phương Bắc nhập vào tiếng Việt), tương phản với dạng *but của phất 弗 đến từ phương Nam (từ Việt Hán, gốc Việt nhập vào tiếng Hán cũng như tên gọi 12 con giáp chỉ thú vật).

Các dữ kiện ngôn ngữ trên đều nói lên những hoạt động cụ thể như buộc (lúa, rạ), bước, vụt ... Phản ánh tư duy nông nghiệp phương Nam và rất khác biệt với cách diễn dịch trừu tượng của phương Bắc. Bụt là từ phương Nam thể hiện rõ nét qua các tài liệu bằng chữ Nôm trong giai đoạn phôi thai: tổng kết các dữ kiện từ phần 1,2 và 2A lại và so sánh với lý luận của học giả Quý Tiễn Lâm6dựa vào một số dạng but, pwt, bud … của các ngôn ngữ Trung Á, ta thấy nguồn gốc phương Nam *BUT của từ Phật có cơ sở vững chắc; Nhất là khi nhận ra tương quan của dạng *BUOC/*BUOT (ràng buộc, như trong cụm từ Tam Phọc - Tam Căn/Độc là cội rễ ràng buộc của phiền não/Nhất Đề) và nguồn gốc cấu tạo chữ phất弗.

Buddha-buộc - Bụt

buthayphat-02

Các con đường truyền bá của Phật giáo(trích từ vi.wkipedia)

3. Các cách diễn dịch khác nhau của chữ Phật

Nếu không dựa vào chức năng hài thanh của chữ Hán3như đã bàn bên trên, ta có thể suy diễn nghĩa của chữ Phật bằng nhiều cách và có khi cho ra những kết luận ngược với nhau hay những lấn cấn khó hiểu:

3.1 Theo truyền thuyết thì ngài Huyền Trang7giải thích chữ Phật 佛gồm bộ nhân人hợp với chữ phất弗 (phất có một nghĩa là chẳng, không) hàm ý Phật Tổ là người giác ngộ, hay hiểu được Tánh Không (Phật Tánh) - một khái niệm cơ bản của đạo Phật. Nhưng nếu xem chữ phí hay phất 沸 và dựa vào nghĩa của phất (không) thì chữ này hàm ý không có nước (bộ thủy) hay khô cạn ... Suy diễn như vậy là sai vì chữ phất ở đây là hài thanh, tượng thanh : hàm ý âm thanh của bọt nước sôi lên, hay vọt ra. Tương tự như vậy, hãy xem chữ hiếm phất 𩖼 viết bằng bộ phong hợp với chữ phất : nếu suy diễn dựa vào nghĩa của phất (không) thì chữ này hàm ý không gió, tạnh gió ... Thật ra nghĩa của chữ này lại là gió thoảng (gió phớt/phất qua - light breeze) như ghi nhận của [Ngọc Thiên] phất : phong dã [玉篇] 𩖼 : 風也 hay trước nữa ở [Tiểu Nhã]: phiêu phong phất phất [小雅]:飄風弗弗. Đây là một nhược điểm của loại chữ (Hán) hội ý: có khả năng tán rộng ra đến những kết quả hoàn toàn trái ngược với nhau. GS William G. Boltz hoàn toàn phủ nhận cấu trúc hội ý này, cho rằng khả năng hài thanh đã mất đi hay không còn ai (hay tài liệu) nhớ cách đọc cổ nữa (thời kỳ hình thành chữ Hán). Thí dụ như chữ an 安, thường được dẫn là loại chữ hội ý: gồm bộ miên 宀 (nóc nhà) hợp với chữ nữ 女 (con gái), thành ra hàm ý an (lành, con gái ở trong nhà). Thật ra âm an/yên có thể hiện diện trong các chữ 妟 (yến, yên lặng),奻 (noan, cãi cọ) và 姦 (gian, ác) - xem chi tiết trang http://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_character

3.2 Một cao đệ của ngài Huyền Trang là Khuy Cơ, trong sách Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương (q. 6), còn nhận xét rằng 'Phạn văn Bột Đà, ngọa lược vân Phật'!Thật ra dạng Bụt biến thành Phật là chẳng có sai gì cả - đây chỉ là biến âm tự nhiên của tiếng nói theo dòng thời gian/lịch đại; Trong ngữ hệ Ấn Âu biến âm b > ph chính là một phần của định luật âm thanh Grimm : đây là chủ đề của bài 1 "Bụt hay Phật?". Thường thì rất khó nhận ra các dạng âm cổ vì sự khác biệt quá lớn của âm thanh qua một thời gian dài, nhất là các dữ kiện ngôn ngữ lại không được dồi dào (dễ kiểm tra lại) như ngày nay và không kể đến tâm lý tự tôn hay tự ti của con người.

3.3 Những cách lý giải khác từ góc độ văn hoá 'truyền thống' Trung Quốc/TQ như

3.3.1 Bộ nhân và chữ phất (không) : (Phật) không phải là người thường, cũng hàm ý đắc đạo (giác ngộ)8...

弗即“不是” ... 不是凡人,也不是常人,更不是俗人 ...

phất tức "bất thị" ... bất thị phàm nhân, dã bất thị thường nhân, canh bất thị tục nhân ...

3.3.2 Một Thiên Sư TQ nổi tiếng (宣化上人 Tuyên Hoá Thượng Nhân) lại diễn giải tiếng Phạn buddha có âm giống như bu da (bất đại 不大) nghĩa là không lớn - nên Phật Tổ là không lớn không nhỏ, không đến không đi ...v.v... Xem thêm chi tiết trang

3.3.3 Một ‘đỉnh cao' của khả năng diễn dịch (và ‘xoá’ hẳn cấu trúc hài thanh hay chức năng ký âm của chữ Phật 佛) là chữ Phật gồm có các chữ cung 弓 (xuyên qua, bao quát) các chữ 丿(nét viết về phía trái, biểu tượng cho phái tà) và 丨(nét viết thẳng đứng, biểu tượng cho phái chánh) - hàm ý khắc phục các gian nan dù là người tà hay chánh để trở thành người giác ngộ hay Phật … Xem thêm các tài liệu gần đây về những trao đổi giữa học giả nổi tiếng của TQ, Lý Thổ Sanh 李土生và cố học giả Quý Tiện/ Tiễn Lâm 季羨林, về cách giải thích này (phương thức tượng tư duy)9.

Tóm lại, ta có cơ sở để nêu lên khả năng từ đơn tiết Bụt (âm cổ của Phật) có thể nhập vào tiếng Hán từ phương Nam; Giọng Quảng Đông cũng có âm Bụt (but6), như bột 脖 (cái cổ) bánh bột 餑 ... Nhưng để chỉ cái bát (chén/trản HV), gốc tiếng Phạn patra पात्र, giọng Quảng Đông10cũng là but6, but3 so với tiếng Việt bát gần với âm Phạn nguyên thuỷ hơn cũng như là Bụt so với Buddha बुद्ध : Bụt và bát là các dạng đơn âm hoá cho hợp với hệ thống âm thanh tiếng Việt. Thành ra nguồn gốc 'phương Nam' là gần với tiếng Việt hơn cả.

4. Phụ chú và phê bình thêm

Để cho liên tục, người đọc nên tham khảo các bài viết 'Bụt hay Phật?' phần 1 và 2 - như trên mạng http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/270809-buthayphat-1.htm, http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/170909-buthayphat-2.htmhay http://dongtac.net/spip.php?article3034, http://dongtac.net/spip.php?article3081…v.v…

Hay tra cứu thêm bài viết của các tác giả khác như Nguyễn Trọng Phu, Phan Mạnh Lương, Huỳnh Ngọc Chiến ... Hay các diễn đàn, bài báo - xin được liệt kê ở đây để người đọc tiện tra cứu thêm:

- "Từ Buddha đến Bụt và Phật" tác giả Huỳnh Ngọc Chiến hay xem trên mạng http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=2621

- "Bụt hay Phật" tác giả Phạm Mạnh Lương - Tạp Chí "Thế kỷ 21" số 129 (1/2000) hay xem trên mạng /D_1-2_2-263_4-22430_15-2/but-hay-phat.html

- "Bụt hay Phật" tác giả Nguyễn Trọng Phu - Tạp Chí "Thế kỷ 21" số 123 (7/1999) hay xem trên mạng /D_1-2_2-263_4-22428_15-2/but-hay-phat.html

- "Danh Từ Bụt" - Sư Cô Chơn Không (Lá Thư Làng Mai Số 25 12/2/2002) - đăng trên mạng Thư Viện Phật Giáo Hoa Sen http://www.thuvienhoasen.org/ddpp-buthayphat-02.htm

- Hoa vô ưu (tập 9) "Ông Phật hay ông Bụt" (Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 2002) hay xem trên mạng /D_1-2_2-227_4-13667_5-75_6-3_17-343_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark

- "Phật" trên mạng vi.wikipedia địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt

- Các lời bàn về “Lý do vì sao không sửa chữ PHẬT thành BỤT” hay xem trên mạng Đặc Trưng http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=424540&mpage=1&key=&#424540

- Bài viết về "Phật hay Bụt" xem trên mạng http://profiles.yahoo.com/blog/5PQLDPGDVHLTTJJIRWUT72RUDY?eid=.oHZLcBgnnuYZ1ctEYXMLXZhVGGloWTFdQ7DqMD3iAQdAPg9mg

- Vài ý kiến của tác giả Lê Anh Minh và Huệ Thiên đăng trên báo (23/7/2007) http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/7/111914/

- Ý kiến của các bạn đọc về cách gọi Bụt hay Phật (cách đây 8 năm) trên mạng http://giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/ykienbandoc-buthayphat.htm

- Các trao đổi trên diễn đàn Viện Việt Học http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,43638,43771,quote=1

…v.v…

1) xem lịch sử truyền bá đạo Phật ở Việt Nam trên mạng http://www.daophatngaynay.com/english/vietnam/country/005-VietnameseBuddhism.htm; Học giả Lê Mạnh Thát cũng đề nghị Phật giáo đã đến Việt Nam khoảng thế kỷ thứ III hay thế kỷ thứ II trước công nguyên - xem thêm tài liệu trên mạng http://old.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm; Tác giả Nguyễn Lang thì cho rằng khoảng đầu công nguyên thì Phật giáo đến Việt Nam (trung tâm Luy Lâu) - xem chi tiết trên mạng http://old.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan1-01.htm, http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_%C4%91%E1%BA%A1o_Ph%E1%BA%ADt_Vi%E1%BB%87t_Nam, "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) - NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội, 1991), hay "Phật Giáo tại Việt Nam" tác giả Thích Nguyên Tạng trên mạng http://www.daophatngaynay.com/viet/pgvn/su/001-pgvn1.htmhay tác giả Thích Mật Thể http://www.tangthuphathoc.com/suphatgiao/lichsuphatgiaovn-01.htm, hay bài viết của tác giả Quang Lâm (2009) trên mạng Phật giáo bắt đầu truyền bá vào Việt Nam như thế nào?...v.v...

2) tiếng Hàn còn có dạng put (chỉ cây viết lông hay cọ sơn, vẽ) so với dạng phil. Tuy nhiên buộc là mukta (tiếng Hàn) lại khác hẳn. Một điểm quan trọng là Hứa Thận (trong Thuyết Văn Giải Tự/TVGT, khoảng 100 SCN) đã ghi nhận các nhận xét về cách dùng chữ bút như sau
1930 聿部: 聿:所以書也。楚謂之聿,吳謂之不律,燕謂之弗。從𦘒一聲。凡聿之屬皆從聿

1930 Duật bộ: duật: sở dĩ thư dã. Sở vị chi duật, Ngô vị chi bất luật, Yến vị chi phất. Tòng niếp nhất thanh. Phàm duật chi thuộc giai tòng duật

Như vậy là vào thời Hán, có nhiều cách đọc (và cách viết) chữ BÚT聿 tùy theo địa phương so với dạng筆bây giờ. Thật ra 筆âm Hán trung cổ là [廣韻】鄙密切【韻會】逼密切【正韻】壁吉切,音必 [Quảng Vận ] bỉ mật thiết [ Vận Hội ] bức mật thiết [ Chánh Vận ] bích cát thiết , âm tất ... Theo hệ thống âm thanh Hán Việt (âm Hán trung cổ); Nhưng tiếng Việt vẫn giữ dạng BÚT. An Nam Dịch Ngữ phiên âm bút và vuốt (*BUOT) bằng âm HV bác 剝 (bō BK, *pok, bóc).

3) Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN) có 82% thành phần hài thanh, so với Từ điển Khang Hy (1716) có khoảng 97% (có tài liệu đề nghị 90%) thành phần hài thanh; Vốn từ hài thanh càng ngày càng tăng trong các tự điển TQ gần đây, nhất là với các dạng giản thể - trích từ cuốn "The Chinese Language: Fact and Fantasy" (University of Hawai’i Press, 1984) của GS John DeFrancis:

Principle

(cấu trúc)

Oracle
Bones
(Shang
Dynasty)

Giáp văn

(nhà Thương)

Xu Shen
(2nd
century)

Hứa Thận

(TK 2)

Zheng
Qiao
(12th
century)

Trịnh Tiều

(TK 12)

Kang Xi
(18th
century)

Khang Hy

(TK 18)

Pictographic

(tượng hình)

227 (23%)

364 (4%)

608 (3%)

 

Simple
indicative

(chỉ sự đơn)

20 (2%)

125 (1%)

107 (1%)

 

Compound
indicative

(chỉ sự phức)

396 (41%)

1,167 (13%)

740 (3%)

 

Semantic-
phonetic

(hài thanh)

334 (34%)

7,697 (82%)

21,810 (93%)

47,141 (97%)

Total

(tổng số chữ)

977

9,353

23,265

48,641

4) Bột 孛là âm Hán trung cổ (còn duy trì qua âm HV và Quảng Đông but6) có thể đọc là phất 茀 (phu vật thiết, theo Khang Hy). Giọng Bắc Kinh bây giờ là bèi hay bó (pinyin). Bột nghĩa là sao chổi, nóng (bừng) mặt ... Nhưng còn một nghĩa rất xưa là những gì nghiền hay tán nhỏ thành như bột gạo, bột nếp ... phản ánh qua tục ngữ "có bột mới gột nên hồ" ... Tiếng Trung (Quốc) hiện nay dùng các từ như phấn 粉, đan 丹, sa 沙 ... để chỉ bột chứ không còn dùng từ bột này nữa. Trong vốn từ Hán có chữ bột 𥹸 viết bằng bộ mễ :

𥹸 [集韻】薄沒切,音孛。屑米也

Bột [Tập Vận ] bạc một thiết , âm bột . Tiết mễ dã (gạo xay, nhỏ hạt)

So sánh với các ngôn ngữ láng giềng bột (bôt, Mường Bi), pu-ột (Nùng), h-poh, h-boh, b-bôt (Môn), bột (Lào), bột (Thái - ผัด phatL: nghiền nhỏ, tra phấn). Chữ hiếm bột 餑 trong vốn từ Hán , tần số dùng là 15 trên 171894734, có nghĩa là bánh (bánh bột) mà giọng Quảng Đông là but3, giọng Hẹ là p'ut8 cũng cho thấy nguồn gốc phương Nam của bột (Bụt).

5) Theo tự điển tầm nguyên trên mạng http://starling.rinet.ru/cgi-bin/response.cgi?single=1&basename=\data\china\bigchina&text_recno=2779&root=configdo cố GS người Nga Sergio Starostin khởi xướng (1998). Tiếc rằng ông là một nhà ngôn ngữ học đầu tiên đề nghị Bụt là dạng mượn cổ hơn (older loanword, tiếng Hán Cổ) so với Phật mà không phân tách cặn kẽ các dạng khác như bút (viết) 筆, hay nghiên cứu sâu xa hơn về cấu trúc cổ đại (triện văn, kim văn, giáp văn) của chữ phất 弗 ... Mà chỉ so sánh sơ lược vỏ ngữ âm rồi đi đến kết luận như trên (rất dễ kết luận như vậy khi so sánh tiếng Hán và tiếng Việt). Các nhà ngôn ngữ (Hán học) khác như GS Axel Schuessler (“ABC Etymological Dictionary of Old Chinese” 2007), William Baxter (*pjut, 1992), E. G. Pulleyblank (EMC, 1991), W. South Coblin (ONWC), E. Pulleyblank, B. Karkgren ... đều khá nhất trí với dạng cổ *but (*put) của Phật nhưng không đi đến kết luận như Starostin.

6) Xem thêm toàn văn bài viết "Phù Đồ dữ Phật" 浮屠与佛 của học giả Quý Tiện/Tiễn Lâm 季羨林 trên mạng

新浪文化讀書 > 散文隨筆 > 季羨林佛學硏究經典:佛 > 浮屠與佛 Tân lãng văn hóa độc thư > tản văn tùy bút > Quý Tiện Lâm Phật học nghiên cứu kinh điển : Phật > Phù Đồ dữ Phật

http://vip.book.sina.com.cn/book/chapter_60473_42199.html

7) cách giải thích của ngài Huyền Trang được đăng trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen, và tác giả Phan Mạnh Lương nhắc lại trong bài viết 'Bụt hay Phật?'. Người viết vẫn còn tra cứu thêm về nguồn gốc chính xác của cách lý giải này. Một điều cần nhắc ở đây là ngài Huyền Trang/HT không phải là người đầu tiên sáng tác ra chữ Phật 佛 như một số tác giả đã lầm tưởng! Ngài HT đã phát triển khái niệm ‘Phật’ và đóng góp rất lớn vào công trình phiên dịch kinh Phật từ tiếng Phạn. Thời HT có nhiều trường phái và tranh cãi lẫn nhau về giáo lý của đức Phật, dựa vào một số kinh đã dịch từ trước, trong đó có thể một số đã xuất phát từ Giao Chỉ phản ánh qua âm BỤT chẳng hạn. Một trường hợp đáng chú ý là khả năng ký âm (chỉ là gần đúng) của tiếng Hán, như phất 弗 dùng để ghi âm Phạn Sariputra शारिपुत्र (Phạn Nam/Pali là Sariputta, Phất/putra nghĩa tiếng Phạn là con trai) Xá Lị Phất 舍利弗 cũng như Buddha बुद्ध là Phật Đà 佛陀. Xá Lị Phất còn là Xá Lị Phất Đa hay cách dịch mới (đơn âm hoá putra) là Xá Lị Phất Đa La, Xá Lị Bổ Đát La ... Ngài HT thì dịch (ý và âm) là Xá Lị Tử 舍利子 (Phạn + Hán), điều này nói lên phần nào các lấn cấn trong dạng phất hay Phật đã dùng trước thời HT. Các cách dịch khác là Thu Lộ Tử 鶖鹭子 hay 秋露子, Thân Tử 身子 (dạng xưa hơn) … vì khả năng tiếng Phạn rút gọn Sari- có nhiều nghĩa khác nhau: nếu là giản lược từ của sarira शरीर, cách dịch mới là Thiết Lị La/Thất Li La ..., hay là xương và tro thân cốt của Phật (sau khi hoả táng) hay tinh tuý của các bậc chân tu. Nếu là viết tắt của sarika शारिका, thì có nghĩa là một loại chim két ở Ấn Độ (có khả năng nói, hùng biện nên còn gọi là Bách Thiệt/trăm lưỡi) còn Thu Lộ là phiên âm gần đúng của Sari-. Lại có cách giải thích chim sarika là loài bồ nông Ấn Độ có cặp mắt rất tinh ... Đây cũng chính là tên mẹ của ngài Xá Lị Phất nên theo Pháp Hoa Huyền Tán thì ngài đã có tài biện luận từ mẹ vậy. Phạm trù nghĩa của Xá Lị đã không rõ ràng ngay cả trong tiếng Phạn, do đó khi phiên âm (âm dịch) và phiên nghĩa (ý dịch) thì khả năng diễn đạt chính xác rất khó đạt được. Một liên hệ khá dễ nhận ra khi phân tách các cách ký âm tiếng Phạn bằng chữ Hán trên là dạng *BUT (trong tiếng Phạn Sariputra) là âm cổ hơn của phất, tương ứng với BỤT (trong tiếng Phạn Buddha) là âm cổ hơn của Phật. Nếu dùng tử 子thay cho phất弗như ngài HT thì liên hệ này khó phát hiện hơn.

8) Cách giải thích Phật thường gặp trong các tài liệu TQ:

將“佛”字解構,人弗也。“弗”是象形字,按其甲骨文字形看,中僩像兩個不平直之物,上以繩索束縛,使之平直。其本義爲“矯枉”,《說文》徐灝注: “弗……凡弛弓,則以兩弓相背而縛之,以正枉戾,所謂矯也。”爲人要做到矯枉而不過正,使理智、情感和能力都同時達到最圓滿境地,所以,“佛”就是覺者, 覺悟的人,是大智、大悲與大能的人。…v.v…

Tương "Phật" tự giải cấu, nhân phất dã . "Phất" thị tượng hình tự, án kỳ giáp cốt văn tự hình khán, trung gian tượng lưỡng cá bất bình trực chi vật, thượng dĩ thằng tác thúc phược, sử chi bình trực. Kỳ bổn nghĩa vi "kiểu uổng", "Thuyết Văn" Từ Hạo chú: "phất ... phàm thỉ cung, tắc dĩ lưỡng cung tương bội nhi phược chi, dĩ chánh uổng lệ, sở vị kiểu dã. "Vi nhân yếu tố đáo kiểu uổng nhi bất quá chánh, sử lý trí, tình cảm hòa năng lực đô đồng thời đạt đáo tối viên mãn cảnh địa, sở dĩ, "Phật" tựu thị giác giả, giác ngộ đích nhân, thị đại trí, đại bi dữ đại năng đích nhân …v.v…

9) xem chi tiết trên mạng http://www.dyrb.com.cn/Article/hmzk/fczg/200907/24392.htmlhay http://www.sinology.cn/wkgx/thread-178840-1-1.html…v.v…

10) Thí dụ như trong vốn từ Hán có chữ bát 撥 bō fā giọng BK, but6 but2 put3 but3 giọng Quảng Đông - một dạng âm thượng cổ là *puat (so với *buot/buoc) nhưng nghĩa lại trái ngược với nghĩa phương Nam : phát ra, gẫy (chiết) ... so với buộc lại, giữ lại ... Đây là hàm ý sâu sắc của chữ Phật (bộ nhân và âm buộc - gợi ý đã là con người thì bị các mối ràng buộc/tam phọc).

粵語:but6 put3

Việt ngữ :but6 put3 (giọng Quảng Đông)

客家話:[梅縣腔] bat8 bat7 [台灣四縣腔] pat7 bat7 [客英字典] pat7 [陸豐腔] pat7 [東莞腔] pat7 [寶安腔] pat7 | pat8 [客語拼音字彙] bad5 [海陸豐腔] pat7 bat7

Khách Gia thoại :[ Mai huyền khang ] bat8 bat7 [Đài Loan tứ huyền khang ] pat7 bat7 [ Khách anh tự điển ] pat7 [ Lục phong khang ] pat7 [Đông Hoàn khang ] pat7 [ Bảo An khang ] pat7 | pat8 [ Khách ngữ bính âm tự vị ] bad5 [ Hải lục phong khang ] pat7 bat7

Trích từ http://www.zdic.net/zd/zi/ZdicE6Zdic92ZdicA5.htm

Điều này hỗ trợ cho dạng Bụt (Phật) nhập vào tiếng Hán (Cổ) qua trung gian tiếng Việt (Nam) chứ không phải từ tiếng Việt Quảng Đông!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2020(Xem: 6639)
Tản mạn : Làm sao Chuyển hoá khổ đau ? "Khổ đau chỉ đến khi ta khởi lên ý niệm đó mà thôi ! " Nếu ai đó đã từng học được điều này thì mời các bạn cùng tôi ngâm vài vần thơ trước khi vào đề tài rất hữu ích cho thời đại công nghệ này bạn nhé ! Nhất là giới trẻ và trung niên ngày nay dù có học Phật Pháp hay đang nghiên cứu vài sách về tâm lý . Làm thế nào khổ đau được chuyển hoá ? Không lạm bàn nạn dịch với thiên tai Thẩm sâu nội tâm ... rơi lệ , thở dài Chuyện uất ức, bất mãn, thành công thất bại ! Suy cho kỹ ... Tâm phan duyên, hoang dại ! Khổ đau chỉ đến ... ý niệm khởi đó thôi Tự mình tiêu cực, sao lại phải Tôi!!! Nào tản mạn ... nuôi dưỡng được tâm thái tích cực !!! ( thơ Huệ Hương )
17/11/2020(Xem: 8028)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5790)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4805)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5477)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6064)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6462)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5165)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4815)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4760)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]