Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Truyền thống của Phật giáo

02/01/201205:43(Xem: 11253)
04. Truyền thống của Phật giáo

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

4. TRUYỀN THỐNG CỦA PHẬT GIÁO

Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gầnđây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đạiĐông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán Minh Đế, tức năm 67 trước Côngnguyên, thời kỳ chính thức tiếp thọ, triều đình thỉnh mời một số đại sưẤn Độ đến Trung Quốc. Lúc họ sang có mang theo tượng Phật và kinh điển.Triều đình và nhân dân một khi tiếp xúc với Phật pháp cảm thấy rất khế lý, khế cơ, vì thế người Trung Quốc rất hoan hỷ. Do đó có thể nói, giáo học của Nho gia và Phật giáo hoàn toàn tương đồng. Truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên cơ sở đạo lý, mà Phật pháp cũng kiến tạo trên cơ sở đạo lý, vì vậy có nhiều quan niệm giống nhau. Nhưng Nho gia chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật giảng rõ ràng thấu triệt mọi nguồn cơn.Phật pháp và đạo Nho vì thế bổ trợ và tạo điều kiện tương hỗ cho nhau, do vậy triều đình và nhân dân thời đó hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt. Từấy Phật pháp bắt đầu gieo mầm, đâm chồi, sinh trưởng, ra hoa và kết trái tại Trung Quốc. Phật giáo phát huy đến triều đại nhà Đường mới trở thành nền giáo dục chính quy của đất nước. Chế độ Tùng lâm hiện tại so với phương pháp tổ chức dạy học hiện đại của các trường đại học, có thể nói vô cùng đặc sắc. Trung Quốc đã chính thức xây dựng đại học Phật giáo, cách thức phân phối công việc của Tùng lâm so với đại học hoàn toàn tương đồng. Ví như viện chủ Tùng lâm cũng tương đương với hiệu trưởng của trường đại học. Tùng lâm có thủ tọa, Hòa thượng, thủ tọa tương đương với trưởng phòng giáo dục. Tùng lâm có Duy na, Duy na tương đương với huấn đạo trưởng; giám viện Tùng lâm tương đương với tổng vụ trưởng, cho nên sự phân phối công tác trong trường học ngày nay chỉ xưnghô có khác, thế nhưng tính chất công tác hoàn toàn giống với Tùng lâm. Vì thế Phật giáo chính là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, không có liên quan đến tôn giáo. Đứng trên bề mặt kinh điển có trước thuật nên xem quanhư có tôn giáo, nên Phật giáo được coi là tôn giáo. Tôn giáo theo quanniệm xã hội ngày nay, Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo nói tông là chỉ cho thiền tông, chỉ có thiền tông chúng ta mới gọi là tông môn, thiền tông nằm ngoài các tông phái. Tương tự như một phân viện của một trường học, Phật giáo phân thành mười tông phái, trừ thiền tông đượcgọi là tông ra, các tông còn lại được gọi là giáo, cho nên chúng ta thường nghe nói tông môn, giáo hạ là vậy. Dùng hai chữ tông, giáo là để chỉ ý nghĩa bao quát của Phật pháp. Hiện tại, người ta nói đến tôn giáo đối với Phật giáo có ý nghĩa bất đồng. Thông thường, người ta cho rằng Phật giáo là mê tín, mà không biết Phật là phá trừ si mê, chuyển thành giác ngộ, chuyển khổ thành vui. Phật dạy chúng sinh có nhiều khổ đau, nguyên nhân cũng từ si mê mà ra cả. Si mê cái gì? Chính là si mê chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Vũ trụ là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh chính là bản thân của mỗi cá nhân chúng ta. Nói cáchkhác, chúng ta tự mình nhận thức sai lầm về chính mình, từ chỗ sai lầm bản thân dẫn đến nhận thức sai lầm về hoàn cảnh sinh hoạt xung quanh, từnhận thức sai lầm dẫn đến suy nghĩ sai lầm, từ suy nghĩ sai lầm lại dẫnđến hành động sai lầm, mà đã hành động sai nhất định chúng ta phải nhậnlấy quả báo hiện tiền sai lầm của chính mình. Không ai mang đến khổ đaucho chúng ta, mà do tự chúng ta làm và tự chúng ta nhận lãnh nó. Vì vậy, Phật giáo dạy rằng muốn xa lìa khổ đau và thành tựu hạnh phúc an lạc, nhất định phải phá trừ si mê mà chuyển thành giác ngộ, chân chính để nhận thức chính mình, nhận thức được chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, mới có thể giải quyết được vấn đề. Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới đó không phải là việc dễ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2010(Xem: 8903)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
16/12/2010(Xem: 9866)
Chúng ta, người Phật tử, nên hoan hỷ với Noel, và “vui” Noel theo cách chủ động của chúng ta, đồng thời cũng hết sức thận trọng trong thời gian “cận điểm” cải đạo này. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc Phật tử đã gợi ý cho chúng tôi đề tài này.
14/12/2010(Xem: 8118)
Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra là mình đang còn sống và sự sống đang có mặt xung quanh ta. Chúng ta nhận ra 24 giờ là một món quà của sự sống và chúng ta nguyện sống thật sâu sắc với những giờ phút quý báu này.
13/12/2010(Xem: 9584)
Cách nay hơn 20 năm, qua giới thiệu của một người bạn làm ở chi nhánh địa phương của cơ quan từ thiện Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thường gọi là hội USCC), vị linh mục tuyên úy xã hội giáo phận Richmond (tiểu bang Virginia) yêu cầu tôi viết một bài về Phật giáo để đăng trên số Xuân tờ báo tiếng Việt do ông chủ trương.
08/12/2010(Xem: 17315)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
08/12/2010(Xem: 10549)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
08/12/2010(Xem: 10146)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
07/12/2010(Xem: 7632)
Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”.
06/12/2010(Xem: 10043)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứu và tu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]