Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 42

25/12/201113:22(Xem: 12782)
Thư số 42
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 42]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

T. con,

Hôm nay ngồi một mình Thầy đọc lại thư con, chủ nhật rồi khi HT đưa thư con cho Thầy, Thầy chỉ mới đọc lướt qua thôi, rồi tuần qua lu bu nhiều chuyện Thầy chưa có gì để viết cho con.

Lên chùa con chỉ ngồi nghe, ít khi phát biểu ý kiến nên thật ra Thầy cũng chưa hiểu con mấy, Thầy chỉ có cảm tưởng mơ hồ như con đang gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, mà vấn đề cuộc sống thì thật là đa tạp, nên Thầy chỉ có một ước mong đơn giản là chia sẻ với mọi người nỗi đau chung của nhân loại. Nỗi đau không dành riêng cho một ai, nó là bản chất chung của đời sống mà mỗi người nhận nó qua hoàn cảnh riêng của mình. Cho nên ai cũng tưởng chỉ có riêng mình là đau khổ, nhưng thật ra đau khổ chỉ khác nhau trên hiện tượng, còn bản chất thì ở đâu vẫn thế.

Con đừng nghĩ rằng những Phật tử đến với Thầy là phải tuân theo một số quy định nào đó chẳng hạn như giáo điều, những luật lệ, những bổn phận, những lễ nghi v.v... hoặc nhận một pháp danh, mà người ta gọi là quy y, là từ đó người đệ tử phải tôn kính, vâng lời Thầy và tuyệt đối không được phản lại môn quy.

Điều đó có thể xảy ra ở một vài nơi nào đó, nhưng riêng đối với Thầy thì hoàn toàn khác. Một pháp danh chỉ có nghĩa là đánh dấu một sự thay đổi nào đó trong tâm hồn hay một bước ngoặt trong tầm nhìn về cuộc sống. Ngày xưa khi được sư phụ đặt pháp danh, Thầy cảm thấy như có một cái gì thay đổi lớn lao tận cùng tâm khảm của mình. Người nói: “Pháp danh con là Viên Minh, vậy từ nay con hãy nhìn lại chính mình cũng như nhìn lại cuộc đời với cái nhìn hoàn toàn trong sáng”.Từ đó Thầy tập nhìn thẳng vào mọi vấn đề với một tâm hồn sáng suốt, lặng lẽ và trong lành. Cũng từ đó biết bao sự thật đã được mở bày mà bấy lâu bị phủ kín dưới lớp vỏ dày của vô minh ái dục.

Thầy đã từng đau khổ và đã từng nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy như thể uống cạn từng giọt đắng cay của cuộc đời, vì thế Thầy cảm thông với những nỗi thống khổ của mọi người.

Những buổi họp mặt đàm đạo thân mật giữa Thầy và các Phật tử trong bối cảnh yên tĩnh của chốn thiền môn không phải là những buổi điểm đạo. Thầy và các Phật tử chỉ chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi khổ của cuộc đời để nhận chân ra ý nghĩa đích thực của đời sống.

Vì vậy chia sẻ không có nghĩa là an ủi, vì an ủi chỉ là một hình thức trốn chạy khổ đau bằng những lời lẽ ngọt ngào xoa dịu. Thầy trò chia sẻ bằng cách cùng nhau nhìn thẳng vào sự thật. Nói lên sự thật để cùng nhau chiêm nghiệm, học hỏi và cảm thông. Điều chính yếu là thấy ra chân lý giữa cuộc đời.

Điều kiện tất yếu để giác ngộ là nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy trắng(kiến tố) như Lão Tử nói, hay thấy minh bạch(Vipassanà) như Đức Phật dạy. Bởi vì bao lâu còn trốn chạy đau khổ bằng những ảo tưởng về một thứ hạnh phúc nào đó người ta chẳng bao giờ có thể thấy được bản chất của cuộc đời.

Có giác ngộ được chân lý của sự khổ người ta mới có được tình thương yêu và thông cảm. Nhưng khi người ta trốn vào cái thành trì của bản ngã thì lập tức người ta tự khép kín, tự cô lập và qua lăng kính của bản ngã chủ quan ấy chân lý biến mất cùng với sự cởi mở, lòng thương yêu và thông cảm, mà hậu quả của nó là người ta phải chịu phiền não, trầm uất, sầu khổ, chán chường và căng thẳng...

Vậy tại sao chúng ta không cởi mở với nhau và cùng nhau đối diện với sự thật, cùng nhau chia sẻ và cảm thông? Phải chăng lòng tự trọngmà con nói là hàng rào ngăn cách giữa những bản ngã cô lập và khép kín? Phải chăng cái mà con gọi là lương tâmchính là lòng tự ái đã dựng lên thành trì kiên cố của ngã chấp?

Lương tâm theo Thầy là trí tuệ và tình thương. Nhưng trí tuệ và từ bi không bao giờ hiện hữu trong thành trì của bản ngã, mà chỉ hiện hữu trong sự tương giao cởi mở, ở đó không còn bóng dáng của sự khép kín, cô lập, mặc cảm (tự tôn hoặc tự ti), thành kiến ngã chấp v.v... mà chỉ có trí tuệ, tình thương yêu và sự thông cảm.

Thầy nghĩ con nên đến với các bạn và sinh hoạt với nhau trong không khí cởi mở của sự tương giao chân thật không che dấu, không cố thủ, không tự hành hạ trong cái gọi là lương tâm khép kín. Dù rằng sự thật đôi lúc quá phũ phàng nhưng chúng ta vẫn phải nói trắng. Có khi Thầy phải nói trắngđể phơi bày một sự thật nên chắc chắn làm người nghe không khỏi ngỡ ngàng. Hoặc có những sự thật bị che kín dưới những nhãn hiệu mỹ từ khi được phơi bày làm người ta ngạc nhiên và đôi lúc tưởng là nghịch lý. Lúc đó chúng ta phải cùng nhau xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn. Con còn những nghi vấn tại sao con không phát biểu tự nhiên? Chung quy con vẫn chưa sẵn sàng cởi mở.

Thôi Thầy ngừng bút, chúc con mạnh khỏe.

Thân ái chào con!
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 5834)
Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.
01/04/2013(Xem: 6300)
Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám, "loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian ...
01/04/2013(Xem: 8851)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
01/04/2013(Xem: 14076)
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
01/04/2013(Xem: 8343)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
01/04/2013(Xem: 4571)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
01/04/2013(Xem: 7645)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
31/03/2013(Xem: 8198)
Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).
30/03/2013(Xem: 7248)
Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.
29/03/2013(Xem: 7714)
N ăm nay (2006) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Chi Bộ Đức Quốc và Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đăng cai tổ chức kỳ thứ 18 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, từ ngày 27 tháng 7 năm 2006 đến ngày 5 tháng 8 năm 2006 tại địa điểm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]