Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 05

25/12/201113:22(Xem: 12398)
Thư số 05
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 5]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Con thương mến,

Thầy rất cảm động khi đọc thư con. Tiếc là Thầy ở xa con quá để có thể trong những trường hợp khó khăn như thế, chia sẻ với con những nỗi lo âu, phiền muộn, băn khoăn và đau khổ. Dẫu sao Thầy vẫn yên tâm là trong quyết định quan trọng như thế đối với vận mạng mình, con đã nghĩ đến Thầy và nhất là nghĩ đến những lời Thầy dạy.

Trong giới hạn của ngôn ngữ và trong khuôn khổ của một bức thư dĩ nhiên không sao Thầy có thể chuyển đạt đến con trọn vẹn những gì Thầy muốn nhắn nhủ để con có thể an tâm lên đường đi vào thế cuộc. Như tâm trạng của người mẹ chuẩn bị hành trang cho đứa con trai duy nhất của mình lên đường viễn xứ, dầu đã chuẩn bị vô cùng chu đáo vẫn chưa yên lòng khi tiễn con đi. Và bây giờ khi con “xuống núi” Thầy cũng có một tâm trạng như thế. Tình thương là vậy. Nhưng thật ra Thầy vẫn bình thản dù con quyết định thế nào. Con có quyền làm theo ý muốn của con mà Thầy không hề can ngăn hay khuyến khích, cũng không đưa ra một lời tiên đoán hay cầu nguyện nào cho con cả. Vì sao vậy? Vì Thầy muốn con trưởng thành. Chính nghiệp mệnh sẽ giải bày một cách minh bạch và sống động nhất những gì nó cần phải giải bày. Hãy lắng nghe với niềm tin trọn vẹn. “Thượng Đế” sẽ nói với con những gì Ngài muốn nơi con và sẽ trả lời con những gì con muốn ở Ngài. Nghĩa là Chân Lý, Pháp, nghiệp mệnh hoặc nói cho dễ hiểu là đời sống luôn luôn tự thể hiện một cách chân thực, con chỉ cần để tâm học hỏi là giác ngộ.

Bây giờ Thầy sẽ cố gắng một lần nữa trình bày sao cho con có thể lãnh hội những gì Thầy đã dạy hầu có thể cho con xuống núi với một nụ cười. Thế là Thầy an lòng.

Thầy hiểu rất rõ tâm trạng con khi con viết: “Tâm con vô cùng dao động”, “rõ ràng là con không có sự tỉnh giác” hoặc “... con vẫn lo âu, vẫn thất vọng, chán nản trước cái hiện tại và vẫn khổ đau”... nghĩa là con muốn giải thoát ra khỏi những trạng thái ấy, những khổ đau vật chất lẫn tinh thần ấy, cái hiện tại đầy thất vọng, đầy chán nản ấy, bằng cách có một hành động tỉnh giácnào đó có thể xóa bỏ chúng đi phải không?

Nhưng không phải thế đâu, con thương mến của Thầy, con đã hiểu sai chữ tỉnh giácmà Thầy đã dạy. Nếu có một thứ tỉnh giác nào như con hiểu thế, Thầy e rằng nó chỉ là công cụ của ýmuốn trốn tránh thực tạimà thôi! Và trước hết tại sao con muốn giải thoát?Phải chăng con muốn lẩn tránh cái hiện tại đầy chán nản khổ đau để đạt được ở đâu đó một cái gì hạnh phúc hơn? Nhưng nói cho cùng quả thật không ai có thể trốn tránh nó được cả, và cũng không bao giờ có được ở đâu đó một hạnh phúc khác hơn. Đúng là:

Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh
Xu hướng chân như tổng thị tà.

Con ạ, giải thoát thật sự thì phải có trí tuệ, mà trí tuệ là thấy rõ thực tại đúng như nó đang là. Phật dạy rất rõ ràng:

Sabbe sankhàrà aniccà ti ... (Dh 277)
Sabbe sankhàrà ca dukkhà ti ... (Dh 278)
Sabbe Dhammà anattà ti
Yadà pannàya passati
Atha nibbindati dukkhe
Esa maggo visuddhiyà (Dh 279)

(Tất cả hành vô thường ...
Tất cả hành là khổ ...
Tất cả pháp vô ngã ...
Thấy thế với trí tuệ
Liền thoát ly đau khổ
Đó là đường thanh tịnh)

Vậy làm thế nào con có thể hy vọng thoát khỏi khổ đau khi bản chất các hành là đau khổ? Khiba cõi bất an y như nhà lửa?Và khi con không thật sự giáp mặt với thực tại khổ đau bằng cái nhìn trí tuệ, mà chỉ lo toan lẩn tránh hay tìm cầu một hạnh phúc nào khác trên thế gian? Nói thế không phải là đành chấp nhận đau khổ một cách bi quan, hay đầu hàng khổ lụy. Vì thực ra vẫn có giải thoát, nhưng không phải là giải thoát về đâu mà là giải thoát chính mình ra khỏi vô minh ái dục để có thể thong dong tự tại giữa cuộc đời đau khổ này. Và vẫn có hạnh phúc, nhưng không phải thứ hạnh phúc loại trừ đau khổ mà là hạnh phúc dung nhiếp khổ đau, một “paramam sukham” như Phật đã dạy.

Phật dạy: “Santi paramam sukham” (an tịnh (Niết-bàn) là hạnh phúc tuyệt đối).Cũng như ở trên Ngài dạy: “Maggo visuddhi...” là để chỉ một sự im lặng tuyệt đối trước tất cả mọi nỗi khổ đau trong cuộc đời, sự im lặng dung thông được tất cả mọi trạng thái mâu thuẫn hay hỗ tương của đời sống, chứ không phải là một trạng thái bất động của cơn thiền định xuất thần như biết bao nhiêu người ngộ nhận.

Im lặng tuyệt đối cũng là Bát-nhã (Pannà), trí tuệ, viên chiếu, viên minh, tánh giác v.v... qua đó các pháp tự thể hiện một cách chơn thật, sống động. Và tuy rằng tướng của các hành, các pháp là vô thường, khổ, vô ngã nhưng im lặng tuyệt đối của trí tuệvẫn viên dung vô ngại. đó chính là hạnh phúc, là giải thoát, ngoài ra không còn một hạnh phúc giải thoát nào hơn. Thầy muốn nói nếu có một sự giải thoát nào từ chối sự hiện hữu của vô thường, khổ, vô ngã thì đó là một sự giải thoát tạo nên càng thêm nhiều mâu thuẫn và khổ đau, là một sự giải thoát giả tạo do chính bản ngã dựng lên mà thôi.

Để Thầy kể cho con nghe câu chuyện vi tiếu này:

“Một thiền sinh bực mình về chuyện gì đó xảy ra trong viện với các thiền sinh khác, đến than phiền với thiền sư. Sư nói:

- Chuyện như thế mà con không đương nổi sao?

- Thưa Thầy, con thà đương sự giải thoát chứ không thà đương cái chuyện bực mình đó.

Sư ôn tồn nói:

- Thôi bỏ qua cái giải thoát của con đi, giải thoát thật sự thì vạn pháp còn đương nổi huống là một chuyện bực mình”.

Con thương mến,

Bây giờ trở lại vấn đề tỉnh giác. Khi con thấy“đây là dao động”, “đây là lo âu”, “đây là thất vọng”, “đây là chán nản”, “đây là khổ đau” v.v ... là tự nhiên con đã tỉnh giác rồi đó. Nhưng vì con chưa thấy được giá trị của tỉnh giác một cách vô tâm như thế nên con lại xen vào đó ý muốn giải thoát, thế là con đã đánh mất sự trong sáng vô tâm của vai trò tỉnh giác đích thực. Ýmuốn giải thoát biến tỉnh giác thành dụng cụ và như thế làm gia tăng mâu thuẫn, chồng chất vô minh, trong khi tỉnh giác tự nó đã là cứu cánh rồi con ạ. Thầy quả quyết nếu con dẹp đi ý muốn giải thoát (trốn tránh thực tại) con sẽ phục hồi được nguyên tính của tỉnh giác và nó sẽ giúp conthấy các pháp như thực trong im lặng tuyệt đối,và con sẽ không ngờ đó lại chính là giải thoát đích thực, là:

Mục đích có sẵn rồi
Nào phải vọng xa xôi
Dặm trình thong dong bước
Hoa trắng nở ven đồi.

Thật vậy, có ai ngờ tất cả đang ở nơi thanh tịnh, chỉ vì vô minh, ái dục vọng động dấy lên để rồi chỉ thấy đâu đâu cũng là luân hồi đau khổ. Phật dạy trong Dìgha Nikàya: “Một khi đã thanh tịnh thì thấy tất cả các pháp đều là thanh tịnh”.Vậy hãy coi chừng ý muốn giải thoát (lẩn tránh) là cái vọng động dấy sinh làm mất thực tánh các pháp đang vận hành.

Khi được hỏi: “Có cần ước muốn giải thoát mới được giải thoát không?”,Đức Phật trả lời: “Dầu không có ước muốn giải thoát mà thực hành đúng vẫn giải thoát”(Majjhima Nikàya).

Nhưng thế nào là thực hành đúng? Con chỉ cần sáng suốt, định tĩnh, trong lànhđể có thể “thấy như thực thấy, nghe như thực nghe, xúc như thực xúc, biết như thực biết” như Đức Phật đã dạy. Một vị tỳ kheo biết mình sắp lâm chung liền tinh tấn thực hành những lời dạy đó của Phật và đã tự mình giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Để thấy nghe như thực, vị ấy phải thấy nghe với im lặng tuyệt đối, phải để các pháp hiện đúng bản lai diện mục của nó, chứ không thể lẩn tránh nó được.

Trong kinh chép rằng có vị giải thoát như vậy ngay trong điều kiện mù lòa, tàn tật hoặc bịnh hoạn liên tục, v.v... Thầy nhắc như vậy để một lần nữa xác minh rằng giải thoát không cần phải loại trừ đau khổ. Đức Phật cũng đã xác minh điều đó với một người đau khổ cùng cực là nàng Pàtacàrà, không phải diệt trừ khổ đau mà chỉ cần diệt trừ nguyên nhân đau khổ. Trong im lặng tuyệt đối ở đó nguyên nhân đau khổ đã bị loại trừ, chúng ta sẽ thấy cái gì hư ngụy tự nó hủy diệt và cái gì chân thật sẽ tự hiển bày mà không cần phải dùng tới nhiều nỗ lực của ý chí và ước mong lẩn tránh nào.

Con ạ, thật là giản dị nếu con có ước muốn, con hãy lắng nghe trong im lặng tuyệt đối rằng “đây là ước muốn”. Nếu con có dao động, con hãy lắng nghe trong im lặng tuyệt đối “đây là dao động”. Nếu con có chán nản, con hãy lắng nghe trong im lặng tuyệt đối “đây là chán nản”. Nếu có khổ đau, con hãy lắng nghe trong im lặng tuyệt đối “đây là khổ đau”... Khi nào con như thực thấy “nó phát sinh như vậy”... “nó an trụ như vậy”... “nó hủy diệt như vậy” tự nhiên con sẽ thoát ly đau khổ (Atha nibbindati dukkhe)tuy rằng chúng vẫn đến và đi nhưng không bao giờ còn có thể chi phối con nữa.

Cuối cùng khi dừng bút, Thầy tặng con bài thơ mà Thầy đã viết tặng cho bằng hữu của con ở nước ngoài:

No way to Nibbàna
Ways only to Màra
Just look at what you are !
And give up Màra with Nibbàna.
No way to Pannà
Ways only to Avijjà
Just look at what you are !
And leave Avijjà to Pannà.
At last, ever you believe
that no difference between
Nibbàna and Màra
Avijjà and Pannà.

Thân ái chào con,
Thầy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6565)
Thầy Chỉnh Tuệ, sư cô Trí Hải và một số thi văn hữu định làm một tập văn về cố thi sĩ BÙI GIÁNG. Chỉnh Tuệ biết Bùi Giáng thường tới thăm tôi nên đã ngỏ ý xin tôi viết ít dòng tưởng niệm?
29/03/2013(Xem: 7227)
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: - Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: - Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
26/03/2013(Xem: 8591)
Sự phát triển của khoa học y sinh hiện đại và công nghệ sinh học đã tạo ra những tình huống phức tạp mà chúng đang gia tăng mạnh mẽ mỗi ngày. Những tình huống này đưa ra những nan đề đạo đức lớn hơn bao giờ hết. Xã hội và loài người đang đương đầu với những nan đề đạo đức sâu sắc, cần đến một lĩnh vực đạo đức hoàn toàn mới, được gọi là “đạo đức y sinh”(biomedical ethics).
20/03/2013(Xem: 9814)
Ô nhiễm môi trường đã tác động lên cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất. Những bức ảnh ô nhiễm môi trường dưới đây như một lời cảnh báo dành cho tất cả chúng ta.
15/03/2013(Xem: 7430)
Vai trò của Phật giáo đối với vấnđề tính dục tùy thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết Đạo Pháp của người Phật tử.Kỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từnhững lời giáo huấn của Đức Phật, do đó thường được áp dụng chung cho tất cả cáctông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật bản.
07/03/2013(Xem: 6716)
Ở đời, chúng ta thường thấy có người bên ngoài dáng vẻ giàu sang, thành công, đi xe sang trọng, nhà ở thật đẹp. Nhưng trên thực tế, họ rất chật vật trong đời sống hàng ngày. Tôi có một anh bạn quen, sang Mỹ chỉ mới hơn 5 năm mà đi xe hiệu BMW và ở nhà trong khu đắt tiền, cao cấp, lên đến bạc triệu. Hỏi ra thì anh chỉ cười buồn và than rằng lúc nào cũng bận rộn, không có thời gian rảnh. Sau này mới biết rằng anh làm 3 việc (job) cùng một lúc để có thể xoay xở trả cho căn nhà sang trọng và chiếc xe đắt tiền kia.
05/03/2013(Xem: 8538)
Abraham Lincol ​:​ "Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn, thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất trên thế giới"
01/03/2013(Xem: 8874)
Khi thọ giới rồi thì chúng ta cần phải giữ giới. Giới chính là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”—có nghĩa là “không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành.” Giới cũng là “chỉ ác phòng phi,” có nghĩa là “ngưng làm các việc ác, tránh phạm điều lầm lỗi.”
24/02/2013(Xem: 9002)
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]