Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 18

25/12/201113:22(Xem: 11881)
Thư số 18
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 18]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

Tâm Đạt con,

Hôm nay Thầy góp ý về pháp danh Tâm Đạt của con. Đúng ra Thầy không nên nói vì pháp danh đó do một vị Thầy khác đặt, tất nhiên vị ấy có chủ ý riêng làm sao Thầy biết được. Nhưng thôi, theo lời yêu cầu của con, Thầy cứ giảng theo ý Thầy vậy. Con có đồng ý không?

Theo Thầy, đạt là đắc, là được, là tới mục đích rốt ráo. Nhưng ở đâu là nơi rốt ráo của tâm?

Một khi quá khứ tâm không thể đạt, tương lai tâm không thể đạt, hiện tại tâm không thể đạt, vậy tâm đạt chỗ nào?

Và khi mà: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” nghĩa là nên sinh cái tâm không trụ vào đâu cả. Vậy tâm trụ chỗ nào?

Ngài Huệ Khả đến viếng Tổ đạt-Ma hỏi: “Xin Hòa Thượng an cái tâm cho tôi”.Tổ Đạt-Ma nói: “Ông đưa cái tâm đây ta an cho”.Huệ Khả tìm tâm hồi lâu bèn thưa: “Bạch Hòa Thượng, tôi không thấy tâm đâu cả”.Tổ nói: “Ta đã an cái tâm cho ông rồi đó”.Sau này Ngài Huệ Khả được Tổ truyền y bát.

Qua câu chuyện trên con thấy Tổ Đạt-Ma đã an cái tâm cho Huệ Khả ra sao? Thôi, bao nhiêu câu hỏi đó cũng đủ cho con thấy tâm bất khả đạt! Tâm không thể đạt được vì đạt chỗ nào thì chỗ ấy trở thành trụ tướng(tướng ngưng trệ) và tất nhiên đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não.

Thế thì con phải làm sao?

Thực ra chỉ đơn giản là nếu con muốn tâm đạtthì phải đạt chỗ không đạtmới được. Người tu phần đông nghĩ rằng tâm phải đạt đến chỗ tịnh, phải an trụ vào chỗ tịnh. Theo Thầy thì không phải đạt, không phải trụ mà là thấy, thấy tịnh và động để không bị rơi vào chỗ nào. Để khi đáng tịnh thì tịnh, khi đáng động thì động.

Ngày nọ có người hỏi Đức Phật: “Có phải mục đích tu hành là để đạt được giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi tịnh, đạo phi đạo tri kiến tịnh, đạo tri tịnh, tri kiến tịnh không?”.Đức Phật trả lời: “Không”.Người kia ngạc nhiên: “Nếu mục đích tu hành không phải thanh tịnh thì để làm gì?”.Phật dạy: “Thanh tịnh là trạm xe, mục đích tối hậu là vô thủ trước Niết-Bàn”.

Vô thủ trước, vô sở trụ, bất khả đắclà những từ để chỉ tâm phải đạt tới chỗ không đạt, nghĩa là tâm đã buông hết mọi chỗ nắm bắt, mọi sinh y, mọi dục hỷ... chính vì vậy mà tâm lúc ấy được gọi làkhông, vô tướng, vô tác... Niết-bàn.

Khi tôn giả Mahàkotthita hỏi Ngài Sàriputta có phải mục đích sống phạm hạnh là để đạt được cảm thọhaykhông cảm thọnhư đã hy vọng không, Ngài Sàriputta trả lời: “Không”.Và Ngài nói tiếp: “Với mục đích để biết, để thấy, để chứng, để ngộ, để hiện quán đây là khổ... Đây là nguyên nhân của sự khổ... đây là khổ diệt... đây là con đường diệt khổ mà phạm hạnh được sống dưới sự hướng dẫn của Thế Tôn”.

Đoạn trên Ngài Xá-Lợi -Phất một lần nữa xác nhận mục đích của Đạo Phật không phải đạt được một trạng thái tâm nào, mà chỉ để thấy, để biết, để chứng, để ngộ, để hiện quán những sự thật ở đời. Mà chứng, ngộ, hiện quán... tức là vô thủ trước, vô sở trụ, bất khả đắc.

Nói thì nghe rắc rối nhưng thật rất giản dị, con có thể thực hiện một cách dễ dàng:

Khi tâm con có tham, hãy biết (thấy, chứng, ngộ, hiện quán) tâm có tham, không dừng lại (đạt, trụ, thủ trước) nơi tham.

Khi tâm con không có tham, hãy biết tâm không có tham, không dừng lại nơi không tham.

Khi tâm con có sân, không sân, có động, có tịnh, có ràng buộc, có giải thoát, v.v... con đều biết thật có như vậy và không dính mắc, không trụ trước vào tâm ấy.

Như vậy là không đạt hay đạt chỗ không đạt, nghĩa là không dính mắc vào đâu, là tâm thong dong tự tại.

Thấy, biết tâm mình ở mọi nơi là hiện quán, là chứng ngộ. Tâm mình không dính mắc vào nơi nào là an nhiên giải thoát.

Nhưng con đừng tưởng không dính mắc nơi nào là tâm không không đâu nhá. Không không là dính mắc vào khôngrồi. Dính mắc vào khôngcòn nguy hại hơn dính mắc vàoở trạng thái này hoặc trạng thái kia tùy nhân duyên sinh khởi “tùy cảm nhi ứng tùy ngộ nhi an” mà, nhưng chính nhờ không dính mắc vào đâu mới có vô lượng tướng dụng, vô lượng lợi ích cho mình và người.

Nói thì nghe như lý luận chơi nhưng ai có thực sống mới thấy thật là dễ dàng, đơn giản và thiết thực vô cùng.

Tâm Đạt con, bây giờ tâm con phải đạt thế nào

Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2010(Xem: 6526)
Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu! Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó...
04/12/2010(Xem: 6357)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 5521)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 17889)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 11618)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 8058)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11520)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26692)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 12878)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7019)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]