Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 14

25/12/201113:22(Xem: 11973)
Thư số 14
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 14]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

CK con,

Nhận được thư con một tuần lễ rồi mà bây giờ mới viết thư cho con được. Thường thư xa Thầy phải trả lời sớm vì sợ thư đi lâu, mất công trông đợi. Coi lại thư con đề ngày 11- 8 thì đúng y một tháng.

Lúc này Thầy đang nhập hạ, từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 ta, do đó Thầy ít đi Bửu Long hơn. Công việc của Thầy rất nhàn, thỉnh thoảng mới họp Giáo Hội, làm ít công việc văn phòng, còn chỉ đọc sách, trả lời thư, tiếp khách, ngồi uống trà với đệ tử, làm non bộ và vẽ tranh.

Thầy có một ước mơ tương tự như con, ước có một mảnh vườn, một trà thất, một hồ sen liễu rủ, một con đường lát đá dẫn vào trà thất, chung quanh trà thất Thầy dựng giả sơn và trồng ít khóm cây kiểng cho tăng phần u nhã, bên kia hồ sen sau màn liễu rủ là một gác chuông nho nhỏ dựng trên một gò đất có cỏ mướt xanh...

Thế rồi chiều chiều khi các con đi làm về, ghé lại trà thất “nói một vài chuyện cát đá, pha trà, uống một chung nhỏ, ngậm một viên kẹo và tưởng như cả tam thiên thế giới đều bình an như mình” (đoạn này Thầy trích đúng nguyên văn thư con đó nghe!). Thầy thích cái không khí bình lặng và thân tình ấy, vì Thầy đã chán ngán tổ chức, tu viện, học viện, tùng lâm và ngay cả thiền viện nữa.

Con ạ, bây giờ thiền của Thầy thật là giản dị. Chỉ cần Thầy trồng thêm ít luống rau, vài cây ăn trái sau trà thất, để rồi sáng ra tưới bón một mình, hoặc cùng vài ba bạn đạo, giới tử gì đó, và rồi khi rau đã tốt, các con đến vào một ngày nghỉ, hái rau, lặt lá, đem ra hồ rửa và làm một bữa cơm rau thật ngon lành. Thầy nói: “Ý, đứa nào nêm canh mà mặn thế này, ra vườn hái cho Thầy một trái chanh coi!”. Thế là cả đám Thầy trò đều cười ồ lên thoải mái. Đó, bức tranh thiền của Thầy là vậy đó.

Thầy đã từng xây dựng và sinh hoạt trong những viện Phật học, tu viện, tòng lâm, và cả thiền viện nữa, nhưng cho đến bây giờ thì Thầy chỉ ngồi xem non bộ, uống trà và viết thư cho các đệ tử ở xa. Không biết những việc làm như vậy có gọi là thiền được không con nhỉ? Hình như người ta có thói quen chỉ xem những gì khuôn phép, qui tắc, bài bản, giờ giấc...mới gọi là thiền, còn Thầy thì chỉ sống và chiêm nghiệm đời sống từng giây từng phút trong lặng lẽ tỉnh thức, ai muốn gọi đó là gì cũng được. Tất nhiên con phải có một mảnh đất nội tâm thật bình an để con có thể tịch tịnh niết-bàn, nhưng trên mảnh đất đó con cứ trồng tỉa ươm bón những cây ước vọng của con cho khu vườn tâm thêm phong phú, để con có thể thỏng tay vào chợ, sinh tử thong dong. Công việc ươm bón đó phải chăng cũng là một vẻ trong muôn vàn vẻ đẹp của thiền?

Con mơ ước đến trà thất của Thầy, ăn một viên kẹo, uống một chung trà, thế mà vẫn ung dung chạy ra xe buýt thật gấp để đi làm cho đúng giờ ở tận Carbondale, và công việc của con trong sở vẫn được làm một cách chu đáo, tận tâm, nhiệt tình và sáng suốt, thì mơ ước đôi lúc giúp con thư giản thoải mái để khỏi trở thành chai lỳ và máy móc trong công việc lập đi lập lại hàng ngày.

Ước mơ chưa hẳn là vọng động, vì có những ước mơ vĩ đại như ước mơ tự giác, giác tha của những vị bồ tát đã đem lại biết bao hạnh phúc cho cõi đời nhiệt não này, phải không con ? Nhưng cho dù đó là vọng đi nữa mà con có đủ sáng suốt để thấy đó là vọng thì lúc đó chính là chơn.

Thầy khuyên các con đừng vọng động vì Thầy muốn các con thấy lúc không vọng động thế thôi. Thấy vọng và thấy không vọng một cách như thực thì đều là chơn cả.

Lúc đầu người ta phải bỏ vọng tức thế giới khái niệm (pannatti) để tìm cái không vọng tức thế giới chân tánh (paramattha), nhưng chớ có dừng lại ở đó, phải tiến thêm một bước nữa, là đi vào thế giới khái niệm tục đế để thấy vọng, sử dụng vọng cho thật thiện xảo để lợi ích quần sinh. Bao giờ con thấy tất cả vọng đều không vọng, lúc đó cả hai đều chơn, chơn không - diệu hữu như người ta thường nói. À mà thôi, nói một hồi không khéo lại lạc vào rừng kinh điển lý luận mất.

Con ạ, khi viết thư cho Thầy con nói Illinois đang bước vào thu, lá vàng bắt đầu rụng, nhưng bây giờ ở quê nhà trời đã giữa thu, mưa thật nhiều và thỉnh thoảng có gió lớn. Có lẽ ở miền Trung chùa Huyền Không đang bị bão. Chắc là sư thúc và các sư đang rầu vì vườn tược bị phá phách. Thầy nhớ lúc Huyền Không còn ở Hải Vân, có một đêm trời bão lớn. Thầy không sao ngủ được trong một am tranh bé bỏng, mong manh giữa những tiếng hú ghê hồn của bão tố, tiếng cây rừng gãy đổ, tiếng đá lăn sau vách núi cộng với tiếng thét gầm của biển cả tạo thành một thứ âm thanh cuồng nộ hãi hùng. Lúc đó Thầy cũng thấy mình bé bỏng và sẵn sàng để gió cuốn đi...

Và rồi, con có biết không, bây giờ vô hình trung “cứ để mây bay”, “hốt phùng thiên để nguyệt” v.v... đã trở thành thơ và họa của Thầy, đó chính là chút mộng mơ đầy sáng tạo mà nghệ thuật thiền cống hiến cho cõi đời ảo hóa.

Biết đâu hôm nào cao hứng Thầy sẽ vẽ cho con một bức tranh, trong đó có mang ít nhiều dông bão của cuộc đời.

Nhưng thôi chuyện đó hãy còn chưa đến. Bây giờ Thầy ngừng bút, chúc con học giỏi để cuối năm ra trường đi làm như ý nguyện, chứ không làm lụng tất bật như hiện nay với đồng lương ít ỏi như vậy.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2013(Xem: 6438)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 6488)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 6584)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 15824)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 7591)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
11/04/2013(Xem: 20180)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 14851)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 35694)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
11/04/2013(Xem: 21671)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 6748)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]