Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư số 14

25/12/201113:22(Xem: 11999)
Thư số 14
TUYỂN TẬP THƯ THẦY
Tác giả: Viên Minh

[Thư số 14]

Ngày ........ tháng ........ năm ........

CK con,

Nhận được thư con một tuần lễ rồi mà bây giờ mới viết thư cho con được. Thường thư xa Thầy phải trả lời sớm vì sợ thư đi lâu, mất công trông đợi. Coi lại thư con đề ngày 11- 8 thì đúng y một tháng.

Lúc này Thầy đang nhập hạ, từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 ta, do đó Thầy ít đi Bửu Long hơn. Công việc của Thầy rất nhàn, thỉnh thoảng mới họp Giáo Hội, làm ít công việc văn phòng, còn chỉ đọc sách, trả lời thư, tiếp khách, ngồi uống trà với đệ tử, làm non bộ và vẽ tranh.

Thầy có một ước mơ tương tự như con, ước có một mảnh vườn, một trà thất, một hồ sen liễu rủ, một con đường lát đá dẫn vào trà thất, chung quanh trà thất Thầy dựng giả sơn và trồng ít khóm cây kiểng cho tăng phần u nhã, bên kia hồ sen sau màn liễu rủ là một gác chuông nho nhỏ dựng trên một gò đất có cỏ mướt xanh...

Thế rồi chiều chiều khi các con đi làm về, ghé lại trà thất “nói một vài chuyện cát đá, pha trà, uống một chung nhỏ, ngậm một viên kẹo và tưởng như cả tam thiên thế giới đều bình an như mình” (đoạn này Thầy trích đúng nguyên văn thư con đó nghe!). Thầy thích cái không khí bình lặng và thân tình ấy, vì Thầy đã chán ngán tổ chức, tu viện, học viện, tùng lâm và ngay cả thiền viện nữa.

Con ạ, bây giờ thiền của Thầy thật là giản dị. Chỉ cần Thầy trồng thêm ít luống rau, vài cây ăn trái sau trà thất, để rồi sáng ra tưới bón một mình, hoặc cùng vài ba bạn đạo, giới tử gì đó, và rồi khi rau đã tốt, các con đến vào một ngày nghỉ, hái rau, lặt lá, đem ra hồ rửa và làm một bữa cơm rau thật ngon lành. Thầy nói: “Ý, đứa nào nêm canh mà mặn thế này, ra vườn hái cho Thầy một trái chanh coi!”. Thế là cả đám Thầy trò đều cười ồ lên thoải mái. Đó, bức tranh thiền của Thầy là vậy đó.

Thầy đã từng xây dựng và sinh hoạt trong những viện Phật học, tu viện, tòng lâm, và cả thiền viện nữa, nhưng cho đến bây giờ thì Thầy chỉ ngồi xem non bộ, uống trà và viết thư cho các đệ tử ở xa. Không biết những việc làm như vậy có gọi là thiền được không con nhỉ? Hình như người ta có thói quen chỉ xem những gì khuôn phép, qui tắc, bài bản, giờ giấc...mới gọi là thiền, còn Thầy thì chỉ sống và chiêm nghiệm đời sống từng giây từng phút trong lặng lẽ tỉnh thức, ai muốn gọi đó là gì cũng được. Tất nhiên con phải có một mảnh đất nội tâm thật bình an để con có thể tịch tịnh niết-bàn, nhưng trên mảnh đất đó con cứ trồng tỉa ươm bón những cây ước vọng của con cho khu vườn tâm thêm phong phú, để con có thể thỏng tay vào chợ, sinh tử thong dong. Công việc ươm bón đó phải chăng cũng là một vẻ trong muôn vàn vẻ đẹp của thiền?

Con mơ ước đến trà thất của Thầy, ăn một viên kẹo, uống một chung trà, thế mà vẫn ung dung chạy ra xe buýt thật gấp để đi làm cho đúng giờ ở tận Carbondale, và công việc của con trong sở vẫn được làm một cách chu đáo, tận tâm, nhiệt tình và sáng suốt, thì mơ ước đôi lúc giúp con thư giản thoải mái để khỏi trở thành chai lỳ và máy móc trong công việc lập đi lập lại hàng ngày.

Ước mơ chưa hẳn là vọng động, vì có những ước mơ vĩ đại như ước mơ tự giác, giác tha của những vị bồ tát đã đem lại biết bao hạnh phúc cho cõi đời nhiệt não này, phải không con ? Nhưng cho dù đó là vọng đi nữa mà con có đủ sáng suốt để thấy đó là vọng thì lúc đó chính là chơn.

Thầy khuyên các con đừng vọng động vì Thầy muốn các con thấy lúc không vọng động thế thôi. Thấy vọng và thấy không vọng một cách như thực thì đều là chơn cả.

Lúc đầu người ta phải bỏ vọng tức thế giới khái niệm (pannatti) để tìm cái không vọng tức thế giới chân tánh (paramattha), nhưng chớ có dừng lại ở đó, phải tiến thêm một bước nữa, là đi vào thế giới khái niệm tục đế để thấy vọng, sử dụng vọng cho thật thiện xảo để lợi ích quần sinh. Bao giờ con thấy tất cả vọng đều không vọng, lúc đó cả hai đều chơn, chơn không - diệu hữu như người ta thường nói. À mà thôi, nói một hồi không khéo lại lạc vào rừng kinh điển lý luận mất.

Con ạ, khi viết thư cho Thầy con nói Illinois đang bước vào thu, lá vàng bắt đầu rụng, nhưng bây giờ ở quê nhà trời đã giữa thu, mưa thật nhiều và thỉnh thoảng có gió lớn. Có lẽ ở miền Trung chùa Huyền Không đang bị bão. Chắc là sư thúc và các sư đang rầu vì vườn tược bị phá phách. Thầy nhớ lúc Huyền Không còn ở Hải Vân, có một đêm trời bão lớn. Thầy không sao ngủ được trong một am tranh bé bỏng, mong manh giữa những tiếng hú ghê hồn của bão tố, tiếng cây rừng gãy đổ, tiếng đá lăn sau vách núi cộng với tiếng thét gầm của biển cả tạo thành một thứ âm thanh cuồng nộ hãi hùng. Lúc đó Thầy cũng thấy mình bé bỏng và sẵn sàng để gió cuốn đi...

Và rồi, con có biết không, bây giờ vô hình trung “cứ để mây bay”, “hốt phùng thiên để nguyệt” v.v... đã trở thành thơ và họa của Thầy, đó chính là chút mộng mơ đầy sáng tạo mà nghệ thuật thiền cống hiến cho cõi đời ảo hóa.

Biết đâu hôm nào cao hứng Thầy sẽ vẽ cho con một bức tranh, trong đó có mang ít nhiều dông bão của cuộc đời.

Nhưng thôi chuyện đó hãy còn chưa đến. Bây giờ Thầy ngừng bút, chúc con học giỏi để cuối năm ra trường đi làm như ý nguyện, chứ không làm lụng tất bật như hiện nay với đồng lương ít ỏi như vậy.

Thân ái chào con.
Thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2017(Xem: 7759)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15734)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10084)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
07/03/2017(Xem: 8081)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Ngài nói: “Này các thầy Tỳ Kheo! Phép tu hành theo con đường ở giữa mà Như Lai đã ngộ là sự tu hành để phát triển nhãn quan, tri kiến, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết-bàn là gì? – Đó là Bát Chánh Đạo"
07/03/2017(Xem: 10209)
Chỉ là ngày giỗ bình thường như bao ngày giỗ khác của mọi người. Nhưng tôi, với những bạn bè bên cạnh tôi hiện nay, đó là những giây phút chạnh lòng bên mớ hành tranh và cũng là của cải trên suốt quảng đường đời hơn nữa đời người sống và cống hiến cho đạo pháp. Dù chỉ là tờ giấy, cây viết nhưng đó là gia sản to lớn chắt chiu có được mỗi khi chợt giựt mình ngồi suy tư nhìn lại.
07/03/2017(Xem: 8162)
Trong Phật giáo, có một sự thảo luận về những vết tích của nghiệp. Nói một cách chính xác thì dấu ấn ấy rất mơ hồ. Nó không phải là vật chất cũng không phải là tinh thần, nhưng hầu hết ở trong hình thức hùng mạnh, như là tiềm năng. Hầu như chúng ta có thể cho rằng đó là hình thái thuộc tính liên tục của tiềm thức. Khi nói về tiềm thức, đôi lúc nó được hiểu trong phạm vi hạt giống hoặc tiềm năng, đôi lúc nó hoàn toàn là một dấu ấn, nghĩa là có một cái gì đó in hằn rong ý thức của chúng ta, những dấu vết khiến chúng ta phải hành động trong một cách chắc chắn.
07/03/2017(Xem: 12228)
Đừng sống như một kẻ không biết gì về thế giới xung quanh. 1) "Đừng sống như cá trong chậu" Cái câu nói này có nghĩa “đừng chỉ thu lu trong thế giới của minh”, là một câu cách ngôn được thốt ra khỏi miệng tôi khi tôi giảng pháp cho một lớp học cách đây một vài năm tại một khoá tu học Phật pháp nửa ngày được tổ chức mỗi nữa tháng. Lớp này chỉ đơn giản được gọi tên là 'Hỏi và Đáp' và chúng tôi đặt tên lớp học sao cho liên quan đến chủ đề được bàn thảo cho đến khi kết thúc lớp học. Chủ đề là do câu hỏi của sinh viên nêu lên quyết định.
03/03/2017(Xem: 8895)
Phật tử hỏi: Kính bạch Hòa Thượng con có những thắc mắc cuối mong Hòa Thượng từ bi dẫn giải cho chúng con được rõ, rất đội ơn thầy. 1. Trong kinh Địa Tạng và kinh Vu Lan, Tự Tứ dạy cúng dường chư Tăng 10 phương thì có thể cứu được cha mẹ ông bà 7 đời được sanh về Nhân Thiên, còn hiện tại cha mẹ được phước lực tiêu khiên và ghi có chúng sanh sắp mạng chung nếu thân quyến tu nhân duyên thắng thọ thì các tội ác người mạng chung thảy đều tiêu sạch.
27/02/2017(Xem: 12785)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]