Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Tìm cầu sự giác ngộ vị tha: Bước thứ bảy

28/05/201223:50(Xem: 8814)
14. Tìm cầu sự giác ngộ vị tha: Bước thứ bảy
TÌM CẦU SỰ GIÁC NGỘ VỊ THA
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Bướcthứ bảy:
TÌMCẦU SỰ GIÁC NGỘ VỊ THA
Khuynhhướng vị tha là tìm cầu
sựgiác ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sinh
- DI LẶC, TrangHoàng cho Sự Thân Chứng Rõ Rệt

Mộtkhi đã phát sinh thái độ vị tha đặc biệt là tự chúng ta phải mang đến lợi íchcho tất cả chúng sinh bằng việc giải thoát họ khỏi khổ đau và nối kết họ với hạnhphúc, chúng ta phải lượng định chúng ta có khả năng để hoàn thành điều này haykhông trong tình trạng hiện tại. Hầu hếtchúng ta thường sẽ quyết định rằng chúng ta không có. Thế thì tiến hành như thế nào?

Giúpngười khác không giới hạn trong việc cung cấp thực phẩm, chỗ ở, v.v... mà baogồm giảm thiểu những nguyên nhân căn bản của khổ đau và cung ứng những nguyênnhân căn bản của hạnh phúc. Với việcquan tâm đến việc mang đến những lợi ích như vậy cho người khác như thế nào, chínhquan điểm của Đạo Phật là niềm vui sướng hay khổ đau của một người được đạt đénbởi chính người ấy mà không phải được phát sinh từ bên ngoài và do thế, chúngsinh tự họ phải thấu hiểu và áp dụng sự thực tập để mang đến hạnh phúc chochính họ. Giống như trong xã hội, bổsung với việc ban cho thực phẩm, áo quần, và chỗ ở, chúng ta cố gắng để giáo dụccon người vì thế họ có thể chăm sóc đờisống chính họ, vì vậy trong việc thực hành lòng vị tha phương pháp hiệu quả nhất để giúp đỡ ngườikhác là qua sự giảng dạy về những gì nên được tiếp nhận trong việc thực hành vànhững gì nên được loại bỏ khỏi thái độ hiện tại.

Đểgiảng dạy điều này đến mọi người, đầu tiên chúng ta phải biết vị thế và sự quantâm của họ và có nhận thức trọn vẹn lợi ích của việc thực hành. Do vậy, thật cần thiết để đạt đến giác ngộ màtrong ấy các chướng ngại để thực chứng rằng mọi thứ có thể tri nhận được loại bỏhoàn toàn (sở tri chướng). Điều này đánhthức cho một khả năng đầy đủ của chính chúng ta để hoàn toàn nhận ra bản chất củatất cả mọi người và mọi vật cùng việc tiêu trừ tất cả những chướng ngại để giảithoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và kiến thức tròn vẹn. Đây là cách để chúng ta đi đến quyết định rằng,nhằm để đem đến lợi ích cho người khác trong một cách trọn vẹn, thật cần thiếtđể đạt đến giác ngộ.

Khichúng ta tiếp nhận quan điểm căn bản rằng vì lợi ích của tất cả chúng sinh,chúng ta tìm cầu để đạt đến giác ngộ, thì chúng ta đạt đến một khuynh hướng vịtha để trở nên giác ngộ. Sự phát sinhthái độ này là vấn đề cuối cùng của bước thứ bảy.

QUYẾT ĐỊNH ĐẠT ĐẾNGIÁC NGỘ

Mộtthái độ vị tha mạnh mẽ mà trong ấy chúng ta hứa nguyện tìm cầu Quả Phật vì lợiích của người khác được xây dựng trên sự quyết tâm đạo đức của việc chính mìnhđảm nhận gánh nặng vì lợi ích của người khác. Điều ấy, lần lượt, phát sinh từlòng bi mẫn và từ ái chẳng hạn như chúng ta không thể chịu nổi khi thấy sự biểuhiện khổ đau của người khác hay sống với kiến thức rằng họ bị đè nặng bởi nhữngđiều kiện không muốn nội tại đưa đến kết quả khổ đau và giới hạn. Phát triển cảm giác này về sự khổ đau của ngườikhác lệ thuộc trên việc thấy tất cả chúng sinh gần gũi với chúng ta, như ngườithân nhất, và muốn đền đáp lại lòng ân cần tử tế của họ. Điều này tự nó phát sinh từ lần đầu tiên thấychúng sinh trong một cung cách bình đẳng. Do thế, cho điều này, bước thứ bảy chúng ta bắt đầu bằng việc ôn lại nhữngbước trước đây.

Thiền Quán

Căncứ trên sự thực tập trước đây, bây giờ chúng ta có thể đem tất cả những bướctrước đây trong tâm trong một cách tóm lược với cảm giác mạnh mẽ

Bướcnền tảng: Tính Bình Đẳng

1- Từ chính quanđiểm của họ người thân, kẻ thù, và người trung tính là bình đẳng trong việc muốnhạnh phúc và không muốn khổ đau.

2- Từ chính quanđiểm của chúng ta mỗi người trong họ đã là người thân của chúng ta vô số lầnqua vòng luân hồi từ vô thỉ kiếp và chắc chắn sẽ giúp đỡ chúng ta một lần nữatrong tương lai; mỗi người bình đẳng là kẻ thù của chúng ta; và mỗi người bìnhđẳng là trung tính.

3- Vì từ bất cứvị thế nào được liên hệ, từ chính chúng ta hay chính họ, không có điềm nàotrong việc phóng đại những cảm giác mật thiết hay xa cách. Chúng ta không nên đánh giá một người như tốtlành một cách căn bản và một người khác như xấu xa, hữu ích hay tổn hại. Không có lý do gì để là dễ thương từ cõi lòngđến một người và dễ ghét đến một người khác. Mặc dù đúng là mọi người là bạn hữu hay thù địch tạm thời - hữu ích haytổn hại - thật là một lỗi lầm để sử dụng tình trạng hay thay đổi này như căn bảncho một sự hấp dẫn hay thù ghét cứng nhắc.

Bướcđầu tiên: Nhận ra người thân

1- Phản chiếu rằngnếu có sự tái sinh, những sự sinh ra của chúng ta trong cõi luân hồi là khôngcó chỗ bắt đầu (vô thỉ sinh tử).

2- Lưu tâm rằngkhi chúng ta được sinh ra từ một bào thai của một người hay một con thú, haychúng ta được sinh ra từ một quả trứng, chúng ta đòi hỏi một bà mẹ. Vì sự sinh của chúng ta là không thể đếm được,chúng ta phải có vô số bà mẹ trải qua phạm vi của nhiều kiếp sống ấy. Hàm ý ở đây là mỗi chúng sinh đã từng là bà mẹcủa chúng ta vào một kiếp sống nào đấy. Nếu ta có rắc rối khi đi đến kết luận này, hãy thấy chúng ta có thể tìmra một lý do tại sao bất cứ một chúng sinh nào đó đã không từng là bà mẹ củata, một kết luận như vậy là không thể được.

3- Dẫn đến một kếtluận vào những lúc ta được sinh ra từ một quả trứng hay một bào thai là vô hạnnhững con số, và do thế những bà mẹ của chúng ta cũng vô giới hạn trong con số.

4- Phản chiếutrên những điểm này, hãy thấu hiểu rằng mỗi chúng sinh đã từng là bà mẹ của tanhiều lần. Hãy thực hiện điều này:

* Đemđến tâm một người thân nhất và xác định rằng người thân này, tại một thời điểmnào đấy trong sự tương tục của đời sống, đã là một người nuôi dưỡng ta.

* Rồidần dần lưu tâm đến người khác, không phải là một người quá gần gũi, từng ngườimột trong cùng cách quán chiếu, xác định và cảm nhận rằng trải qua sự tương tụccủa đời sống, họ đã gần gũi tương tự như thế.

* Rồimang đến tâm một người trung tính - ai đấy không từng giúp đỡ cũng không từnglàm tai hại ta trong kiếp sống này. Lưutâm rằng con người này tại những thời điểm nào đó trải qua sự tương tục của đờisống đã thân cận và đã nuôi dưỡng ta như người thân nhất.

* Dần dần mở rộng nhận thức này đến những ngườitrung tính khác - những kẻ được thấy trong hầm ngầm xe điện, đi ngang qua trênđường phố, hay được thấy trong một gian hàng.

* Khichúng ta đã trở nên thành thạo với việc xác định những người thân, và những ngườitrung tính như đã từng là người thân nuôi dưỡng ta và đã cảm thấy nhận thức củata thay đổi như thế nào, hãy quan tâm đến một kẻ thù bé nhỏ nhất - người nào đóđã từng gây tai hại cho ta hay người thân của ta một ít. Hãy bảo đảm để bắt đầu với một kẻ thù mà tathù hận ít nhất, vì thế chúng ta có thể phát triển kinh nghiệm với việc tạm thờiđặt qua một bên những cảm nhận tiêu cực để nhận ra rằng tại một thời điểm nàođó ta đã từng là những người thân cận nhất.

* Khichúng ta đã cảm thấy sự thay đổi nhận thức đối với kẻ thù ít nhất, hãy duy trìvới thái độ mới của chúng ta trong một lúc, và rồi chậm rãi quan tâm đến kẻ thùở mức độ kế tiếp.

Bước thứ hai:Đánh giá đúng sự ân cần

1- Quán tưởng bàmẹ của ta, hay người nuôi dưỡng chính, linh động trước mặt ta.

2-Hãy nghĩ:

Con người này đã là mẹ ta trong nhiều lầnqua sự tương tục của sự sống; chỉ trong kiếp sống hiện tại này, bà đã đặt trênta một thân thể đã hỗ trợ một đời sốngthuận lợi mà trong ấy tôi có thể tiến bộ tâm linh. Bà đã duy trì ta trong bào thai của bà chíntháng, trong thời gian ấy bà không thể cư xử như bà muốn mà phải có một sự chúý đặc biệt đến gánh nặng này mà bà mang trong thân thể bà, làm bà cảm thấy nặngnề và khó khăn chuyển động. Mặc dù nhữngchuyển động của ta sẽ làm cho bà đau đớn, nhưng bà cảm thấy vui trong những việcnhư vậy, lại nghĩ đứa con của bà mạnh mẽ như thế nào hơn là trở nên sân giận vàtập trung trong nỗi đau của bà. Cảm nhậnthân thiết và yêu mến của bà là to lớn.

Trụ một lúc với tư tưởng này, cảm nhận sựtác động của nó.

3-Cảm kích sâu xa hơn bằng việc quan tâm những chi tiết:

Trong khi sinh sản, bà khổ sở vô cùng,và sau đó bà đã liên tục quan tâm với lợi ích của ta, tự hỏi tôi đang hoạt độngthế nào, đánh giá đứa con được sinh ra từ chính thân thể bà hơn hẳn bất cứ thứgì khác. Sau này, bà đã săn sóc ta trong một cách tốt đẹp nhất mà bà có thể.

Bà đã lau sạch phân của ta và lấy chấtnhầy trong mũi ta. Bà đã cho ta sữa củachính bà và không cảm thấy bị xúc phạm khi ta cắn vú bà. Ngay cả khi bà chán nản bởi những thứ như vậy,cảm nhận thân thiết của bà cho ta là tộtcùng trong tâm tư bà. Điều này không chỉtrong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này đến năm khác, trái lại đối vớihầu hết mọi người chăm sóc trẻ con trong một giờ hay hai giờ là phiền toái.

Nếu chúng ta sử dụng một kiễu mẫukhác hơn là bà mẹ của ta, hãy nhớ lạitrong chi tiết sự ân cần của người ấy dành cho ta.

4-Nhận ra chúng ta đã lệ thuộc như thế nào:

Nếu bà bỏ tôi ngay chỉ một hay hai tiếngđồng hồ, tôi đã có thể chết. Qua sự âncần của bà trong việc nuôi dưỡng tôi với thức ăn và áo quần tốt nhất theo khảnăng của bà, cuộc sống quý báu này với một thân thể vật lý đã làm cho tiếntrình tâm linh có thể được duy trì.

Cảm kích sự ân cần mà ta đã nhận. Khi chúng ta quan tâm một cách cẩn thận lòngân cần của bà trong những cách này,không có cách nào không cảm động.

5-Gia tăng phạm vi cảm kích của chúng ta đến những kiếp sống khác:

Bà đã ân cần không chỉ trong kiếp sốngnày mà thôi, nhưng cũng trong các kiếp sống khác như một con người hay một conthú, vì hầu hết thú vật quan tâm đến con cái của chúng trong những cách tương tự.

Hãy để sự tác động trong nhận thức mớinày ngập tràn trong ấy. Đừng vội vã chuyểnqua động tác tiếp theo giống như điều này chỉ như là một sự thực tập giả tạo.

6- Đã thấu hiểusự ân cần của người nuôi dưỡng chính trong kiếp sống này, mở rộng sự thấu hiểunày dần dần đến những người thân khác. Khi họ là bà mẹ ta hay người thân nhất, họ bảo vệ ta với một lòng ân cầnto lớn giống như người nuôi dưỡng chính đã làm trong kiếp sống này. Phản chiếu một cách chậm rãi và cẩn thậntrong sự ân cần của họ, bắt đầu với người thân nhất kế tiếp và phản chiếu nhưtrên.

7-Khi năng lực của sự phản chiếu này đã được cảm nhận, di chuyển đến người thân kếtiếp, thiền quán trên cùng thái độ, chậm rãi quan tâm tất cả những người thân củachúng ta, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng là những kẻ thù oán.

Bướcthứ ba: Thói Quen Ân Cần

1-Hãy nghĩ:

Nếu mẹ tôi (hay người thân nhất) trongkiếp sống này bị mù và tâm tư không ổn định, đang bước trên mõm đá nguy hiểmkhông ai hướng dẫn, và nếu tôi, người con duy nhất của bà, không chú ý và lãnhtrách nhiệm giúp đỡ bà, thì thật là kinh khủng.

2-Mở rộng thí dụ:

Tất cả chúng sinh khắp trong hư không đãtừng là mẹ tôi và đã từng bảo vệ tôi với lòng ân cần rộng lớn, họ không biết nhữnggì trong thái độ của họ cần loại bỏ và những gì cần tiếp nhận nhằm để thúc đẩycho những quan tâm lâu dài của họ. Khôngcó sự hướng dẫn tâm linh, họ đang bước dọc theo một mỏm đá của những khổ đau khủngkhiếp trong cõi luân hồi. Nếu biết điềunày, tôi không quan tâm đến lợi ích của họ mà chỉ nghĩ đến sự giải thoát củariêng tôi, thì thật là kinh khủng.

Trụ trong nhận thức của chúng ta mộtlúc về hiểm họa của họ, cảm nhận sự tácđộng. Tự cho phép mình quan tâm về hoàncảnh của mọi người. Nếu điều này dườngnhư quá mơ hồ, hãy phản chiếu trên một người đặc thù nào đó trong hoàn cảnh ghêsợ này, và rồi mở rộng cảm nhận mạnh mẽ của chúng ta đến mọi người. Trau dồi những bước trước với sự quan tâm đếncon người làm cho điều này có thể hiện thực.

3- Trong việcđáp ứng đến việc được người khác chăm sóc trong kiếp này cũng như những kiếpkhác, phát triển một quyết tâm để hỗ trợ họ trong bất cứ cách nào thích đáng:"Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm cho những con người này - nhữngngười thân đã nuôi dưỡng tôi - bị hành hạ bởi khổ đau thế này." Tự quyếtchí làm lợi ích cho họ.

Bướcthứ tư: Từ Ái

Phần một

1- Đem đến tâm mộtngười thân và phản chiếu trên vấn đề người này đau khổ từ tinh thần đến thân thểnhư thế nào, từ những niềm vui sai lầm tạm thời đối với những thứ có niềm hạnhphúc bản chất nội tại, và từ việc bị vướng trong một tiến trình ngoài sự kiểmsoát của người ấy, giống như chúng ta khổ sở trong những cách này.

2-Mở rộng sự phản chiếu này đến nhiều người thân hơn, từng người một.

3-Áp dụng tuệ giác nội quán này đến vài người trung tính, từng người một.

4- Quan tâm đếnngười thù oán tối thiểu, đau khổ trong những cách này giống như chúng ta.

5- Chậm rãi mở rộngđiều này đến càng nhiều người hơn, những ai đã từng làm tổn hại đến chúng ta hayngười thân của ta.

Phần hai

1- Hãy chú ý rằng chúng ta trải nghiệm một cáchtự nhiên cảm nhận của cái "tôi" như trong "tôi muốn điềunày," hay "tôi không muốn điều này."

2- Hãy nhận ra rằngchúng ta tự nhiên muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Điều này là tự nhiên và đúng đắn, không đòi hỏibất cứ sự tranh cãi nào nữa.

3- Căn cứ trênkhát vọng tự nhiên này, chúng ta có quyềnđể đạt đến hạnh phúc và để tiêu trừ khổ đau.

4- Giống nhưchúng ta có những cảm nhận này và quyền lợi này, vì thế người khác cũng có cùngcảm giác và cùng quyền lợi một cách bình đẳng.

5- Phản chiếutrên sự kiện rằng sự khác biệt giữa tự thân và người khác là ta chỉ là một ngườiđơn lẻ, trái lại những chúng sinh khác là vô số.

6- Đề ra câu hỏinày: Mỗi người phải được sử dụng vì việcđạt đến hạnh phúc của tôi hay tôi phải nên giúp người khác đạt được hạnh phúc?

7- Hãy tự tưởngtượng, tĩnh lặng và hợp lý, nhìn đến một phía vào một phiên bản khác của chínhtôi - nhưng vào vị kỷ, quá tự hào, không bao giờ nghĩ đến lợi ích của ngườikhác, chỉ quan tâm với tự thân của mình, sẵn sàng làm hầu như bất cứ điều gì đểthỏa mãn cho nó.

8- Về phía kháccủa chúng ta hãy tưởng tượng một số những người nghèo cùng không liên hệ đếnta, khốn khó và đau khổ.

9- Bây giờ chúng ta - như một người không thành kiến, nhạycảm ở trung tâm - quan tâm điều này: Cả hai phía muốn hạnh phúc và muốn loại trừđớn đau; trong cách này, họ là bình đẳng, giống nhau. Thêm nữa, cả hai có quyền hoàn thành những mụctiêu này.

10-Nhưng hãy nghĩ:

Sự ích kỷ thúc đẩy con người bên mộtphía chỉ là một người duy nhất, trái lại những người khác là số lượng lớn hơn rất nhiều, ngay cả là vô số. Có phải con người vị kỷ đơn lẻ này là quan trọnghơn? Hay có phải nhóm người nghèo cùng,khốn khó, bất lực ấy là quan trọng hơn?

Chúng ta tham gia vào phía nào? Ta, nhưngười không thành kiến ở trung tâm, sẽ tự nhiên chiếu cố đám đông lớn hơn nhữngngười khốn khó; không có cách nào để tránh nhu cầu tràn ngập của số lượng lớnnhững con người, một cách đặc biệt trong sự tương phản đến đặc tính tự hào vàngu xuẩn. Nếu chúng ta có một trái tim nồngấm, chúng ta sẽ tự nhiên bị cuốn hút vào phía những người khốn khó.

11-Hãy phản chiếu:

Nếu, tôi chỉ là một người, lợi dụng sốđông, tôi đang hành động một cách tương phản với tính người của tôi.

Thực tế, để hy sinh một trăm đô la vì lợiích của một đô la là rất ngu ngơ; dành một đô la vì lợi ích của một trăm đô lalà thông minh.

12-Suy nghĩ cách này, hãy quyết định:

Tôi sẽ đặt sự nhấn mạnhcủa tôi lên số nhiều hơn là trên con người vị kỷ này.

Giống như mỗi bộ phận trên được quan tâmmột cách bình đẳng là thân thể của ta và do vậy được bảo vệ một cách bình đẳngkhỏi đau đớn, vì thế tất cả chúng sinh phải được bảo vệ một cách bình đẳng khỏikhổ đau.

Phần ba

1-Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị đánhmất. Thật dễ thương như thế nào nếu ngườiấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

Thiền quán cách này trong một thời giandài cho đến khi phát sinh một cảm giác yêu mến người thân nhất như bà mẹ thựchiện cho đứa con ngọt ngào yêu mến của bà. Mặc dù điều này không dễ dàng để làm với việc lưu tâm đến một người thânhữu tốt, nhưng hãy thong thả. Chú ý cảmgiác của chúng ta, chúng sẽ là kiễu mẫu để mở rộng đến người khác.

2- Tiếp tục cùngsự thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người thân hữu hơn cho đến khi nguyện ướccho sự hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc mạnh mẽ một cách đồngđẳng cho tất cả. Thực hiện điều này đếntừng người một:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

Nếu cảm giác của chúng ta không mạnh mẽnhư cho người thân nhất, làm mới cảm xúc như những bước phía trước, phản chiếutrên sự mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau của họ, họ đã từng là ngườithân nhất của ta trong phạm vi của cõi luân hồi, họ đã từng ân cần với ta, và họxứng đáng để được đền đáp cho sự ân cần ấy.

3-Tưởng tượng một người trung tín trước mặt ta, hãy nghĩ:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!

Hãy chắc chắn không để việc thiền quánchỉ là chữ nghĩa; vấn đề là chúng ta thay đổi nhận thức căn cứ trên cảm giáccho người thân nhất.

4- Tiếp tục cùngđề mục thiền quán với sự liên hệ đến nhiều người trung tín hơn cho đến khi nguyệnước này cho hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc là mạnh mẽ mộtcách bình đẳng cho những người thân và người trung tín.

5-Hãy tưởng tượng người thù oán tối thiểu trước mặt ta, hãy quán chiếu:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

Trụ với sự thực tập này cho đến khichúng ta thật sự cảm nhận nguyện ước chân thành cho hạnh phúc và tất cả nguyênnhân của hạnh phúc cho người này, người đã làm tổn hại ta hay người thân củata. Duy trì điều này cho đến khi nó mạnhmẽ như đối với người thân và người trung tín.

6- Tiếp tục cùng sự thực tập việc quan tâm đến mộtkẻ thù oán khác, chẳng hạn như người nào đó đã làm ta chán nản tại sở làm hay nơicông cộng. Khi chúng ta đã thành công,chậm rãi quân tâm đến nhiều người thù oán hơn, dần dần mở rộng đến phạm vi cảmnhận của từ ái yêu thương.

Phầnbốn

1-Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

2-Mở rộng cùng nguyện ước đến nhiều người thân hữu hơn, đến một mức độ nơi mà yêucầu cho hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc là bình đẳng cho tấtcả những người ấy.

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

3-Tưởng tượng một người trung tính ở trước mặt ta, hãy suy nghĩ như sau:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

4- Tiếp tục cùngđề mục thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người trung tính hơn cho đến khiđòi hỏi hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc là đồng đẳng một cách mạnhmẽ đối với người thân và người trung tính.

5-Hãy tưởng tượng đến người thù oán tối thiểu trước mặt ta, và quán chiếu:

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

Phản chiếu trên điều này cho đến khichúng ta trải nghiệm một đòi hỏi chân thành cho hạnh phúc và tất cả nhữngnguyên nhân của hạnh phúc cho con người này, người đã từng làm tổn hại ta hay người thân của ta. Hãy làmnhư thế cho đến khi nó mạnh mẽ như đối với những người thân và người trungtính. Điều này cần thời gian.

6- Tiếp tục cùngsự thực tập với sự quan tâm đến một người thù oán khác, chẳng hạn như ai đó đãlàm cho ta tức tối và bực bội.

Con người này muốn hạnh phúc nhưng bịđánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếungười ấy có thể thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnhphúc!

Chỉ khi cảm giác của chúng ta mạnh mẽ vàchân thành, hãy quan tâm đến một kẻ thù oán khác, và rồi một người khác nữa, dần dần mở rộng chu vi từ ái củachúng ta.

Phần năm

1-Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làmcho người ấy được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

Hãy chú ý sức mạnh của cảm giác liên hệcủa chúng ta

2- Mở rộng cùngkhuynh hướng ấy đến nhiều người thân hữuhơn đến mức độ mà chí nguyện của chúng ta đến sự đạt đến hạnh phúc của họ và tấtcả những nguyên nhân của hạnh phúc là mạnh bình đẳng cho tất cả những người ấy.

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làmcho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

3- Tưởng tượng mộtngười trung tính trước mặt chúng ta, hãy suy nghĩ một cách mạnh mẽ như chúng tacó thể:

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làmcho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

4- Tiếp tục cùngsự thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người trung tính hơn cho đến khi sựliên hệ trong việc đạt đến hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc mạnh mẽđồng như đối với những người thân và người trung tính.

5-Tưởng tượng một người thù oán tối thiểu trước mặt ta, hãy quán chiếu:

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làmcho người ấy được thấm đẫm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

Hãy sử dụng những sự phản chiếu đa dạngtrên những bước phía trước cho đến khita trải nghiệm - cùng mạnh như đối với những người thân và người trung tính -cùng liên hệ sâu xa trong sự đạt đến hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân hạnhphúc bởi người này, người đã từng làm tổn hại cho ta và người thân của ta. Điều này cần thời gian.

6- Tiếp tục cùngsự thực tập với sự quan tâm đến một người thù oán khác, chẳng hạn như ai đó đãlàm cho ta tức tối và bực bội.

Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làmcho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!

Chỉ khi cảm giác của chúng ta mạnh mẽ vàchân thành, hãy quan tâm đến một kẻ thù oán khác, và rồi một người khác nữa, dần dần mở rộng chu vi chí nguyện từái của chúng ta.

Bướcthứ năm: Bi Mẫn

Phần một

1-Đem đến tâm một người thân, người có một nỗi đau đớn rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn hạnhphúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nỗi khổ như thế. Ước gì người này có thể thoát khỏi nỗi khổ vànhững nguyên nhân của khổ!

Hãy phân tích những cách mà người nàyđau khổ cho đến khi một cảm giác mạnh mẽ về việc kỳ diệu như thế nào nếungườinày có thể thoát khỏi tất cả những loại khổ đau và rồi trụ với cảm giác ấy, hãytiến hành sự phân tích ấy. Sau đó, khi cảmnhận giảm thiểu, hãy phân tích con người ấy khổ đau như thế nào, và khi ta cảmthấy lòng thương cảm mạnh mẽ và một nguyện ước cho sự giải thoát của người ấy,trụ với điều này mà không phân tích. Việcnày được gọi là sự thay đổi giữa thiền phân tích (quán) và thiền định tĩnh (chỉ). Thực hành hai loại này qua lại vì thế cường độcủa cảm giác duy trì mạnh mẽ. Cuối cùng,hai loại thiền tập này sẽ hỗ trợ và làm sâu sắc cho nhau mà chúng ta không cầnphải luân chuyển qua lại nữa.

2- Quán tưởngtrước ta một người thân, người mặc dù không đau khổ hiển nhiên, nhưng sẽ khổđau trong tương lai vì vô số hành động phiền não ẩn tàng, những thứ mà tất cảchúng ta đã phạm phải từ vô thỉ kiếp. Hãy suy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nỗi khổ nhưthế. Ước gì người này có thể thoát khỏinỗi khổ và những nguyên nhân của khổ!

Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và thiềnđịnh tĩnh.

3-Chậm rãi mở rộng đề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiềungười thân hữu hơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với nhữngngười thù oán, sau chót bao gồm tất cả chúng sinh trong khắp hư không.

Phần hai

1-Đem đến tâm một người thân, người có một nỗi đau đớn rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn hạnhphúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nỗi khổ như thế. Nguyện cho người này có thể thoát khỏi nỗi khổvà những nguyên nhân của khổ!

Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích vàthiền định tĩnh.

2- Quán tưởng trước ta một người thân, người mặcdù không đau khổ hiển nhiên, nhưng sẽ khổ đau trong tương lai vì vô số hành độngphiền não ẩn tàng, những thứ mà tất cả chúng ta đã phạm phải từ vô thỉ kiếp. Hãy suy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn hạnh phúcvà không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nỗi khổ như thế. Nguyện cho người này có thể thoát khỏi nổi khổvà những nguyên nhân của khổ!

Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và thiềnđịnh tĩnh.

3- Chậm rãi mở rộngđề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều người thân hữuhơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những người thù oán,sau chót bao gồm tất cả chúng sinh trong khắp hư không.

Phần ba

1-Đem đến tâm một người thân, người có một nỗi đau đớn rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi,con người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nỗi khổ nhưthế. Tôi sẽ giúp người này được thoát khỏinổi khổ và những nguyên nhân của khổ!

Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích vàthiền định tĩnh.

2- Quán tưởng trước ta một người thân, người mặcdù không đau khổ hiển nhiên, nhưng sẽ khổ đau trong tương lai vì vô số hành độngphiền não ẩn tàng, những thứ mà tất cả chúng ta đã phạm phải từ vô thỉ kiếp. Hãy suy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn hạnhphúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như thế. Tôi sẽ hỗ trợ người này được thoát khỏi nỗi khổ và những nguyên nhân của khổ!

Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và thiềnđịnh tĩnh.

3- Chậm rãi mở rộngđề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều người thân hữuhơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những người thù oán,sau chót bao gồm tất cả chúng sinh trong khắp hư không.

Bước thứ sáu:Chí Nguyện Hoàn Toàn Cố Gắng

1- Những cảm xúcsầu khổ không lưu trú trong bản chất của tâm, do thế, chúng có thể loại trừ được.

2- Vì những cảmxúc sầu khổ có thể tách rời khỏi tâm được, nên thực tiển cho tôi để hành động đạtđến giác ngộ và để giúp người khác cùngđạt được kết quả giống như tôi.

3- Ngay cả nếutôi phải làm việc này một mình, tôi sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổđau và nguyên nhân của đau khổ, và tham dự cùng tất cả chúng sinh với hạnh phúcvà nguyên nhân của nó.

Bước thứ bảy:Tìm Cầu Sự Giác Ngộ Vị Tha

Đãôn lại những đề mục thiền quán trước, chúng ta đã sẳn sàng cho bước cuối cùng,quyết định để đạt đến giác ngộ vì lợi ích giúp đở người khác.

1- Hãy phân tíchtrong tình trạng hiện tại chúng ta có khả năng để đem đến lợi ích cho tất cảchúng sinh bằng việc giải thoát khỏi khổ đau và cùng hạnh phúc với họ hay không?

2- Hãy xem xét rằngcũng như việc ban cho thực phẩm, áo quần, và chỗ ở, thật cần thiết để giáo dụccon người vì thế họ có thể chăm sóc chính đời sống của họ. Việc giảng dạy những gì nên tiếp nhận và loạibỏ là thiết yếu, và do thế chúng ta phải biết vị thế và những quan tâm của họ vàcó tri thức trọn vẹn về những thực hành ích lợi.

3- Hãy nhận ra rằngmặc dù chúng ta có thể giúp đở người khác trong một trình độ giới hạn, nhưngchúng ta chưa thể làm như thế trong một trình độ rộng rãi.

4- Hãy kết luậnrằng vì vậy thật cần thiết để đạt đến thể trạng giác ngộ, mà trong ấy những chướngngại kềm giữ chúng ta khỏi việc thực chứng, mọi thứ tri nhận (sở tri chướng) đượcloại trừ trọn vẹn và ta đạt được sự thân chứng hoàn toàn về bản chất của mọingười và mọi vật.

5- Hãy quyết địnhrằng nhằm để đem đến lợi ích cho người khác trong một cách trọn vẹn, thì chúngta sẽ phải đạt đến giác ngộ.

Khinhững hành vi của chúng ta về thân thể, lời nói, và tâm ý ngày càng hướng trựctiếp đến lợi ích của người khác, thì chúng ta đã phát triển một ý nghĩa thậmthâm của từ ái và chí nguyện.

Nguyêntác: The seventh step: SeekingAltruistic Enlightenment.
ẨnTâm Lộ ngày 19-3-2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2016(Xem: 20502)
Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng. Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.
02/07/2016(Xem: 28295)
Có một ông Lão kéo một xe gạo nặng nề lê bước trên đường vừa đi vừa thở hổn hển​,​ vô tình bánh xe chao đảo ​vì ​va vào một cục đá bên đường, làm cả xe gạo​lật ngang.​ Ông lão cố hết sức nâng xe gạo lên, nhưng​ không nâng lên nổi. Ông mệt mõi​,​ mồ hôi nh​ễ nhại, trời nắng chang chang​.​ Ông ​bất lực, ngồi bệch xuống đ​ường.​ ​​N​hìn xung quanh​, ô​ng thấy một ngôi Chùa​. Bên ngoài ngôi Ch​​ùa là những chiếc xe hơi lộng lẫy​.
29/06/2016(Xem: 6836)
Là người con Phật ai ai trong chúng ta cũng luôn tưởng nhớ đến Ngài và những lời dạy quý giá hơn vàng của Ngài. Là con Phật, chúng ta luôn quán tưởng và ứng dụng Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và 37 Phẩm Trợ Đạo. Đây là những gì căn bản nhất, cốt túy nhất. Đây là những thứ mà ta luôn nhớ nằm lòng. Tôi cũng vậy.
21/06/2016(Xem: 11271)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời Ngài Dalai Dama Thứ 14 giảng pháp cho đại chúng trong 2 ngày thứ 7 và Chủ Nhật ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2016. Đây là một thiện duyên cho cộng đồng người Việt hải ngoại mà đặc biệt là người Việt tại Hoa Kỳ.
19/06/2016(Xem: 8893)
Xin tưởng niệm một ân nhân nước Việt - Sáng lập con tàu ánh sáng cứu người… - (Thời cộng sản mới “yêu tự do tha thiết” - Biển muôn trùng cố chèo chống đến nơi)
19/06/2016(Xem: 10320)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang kheo sắc dưới những tia nắng ấm áp ban mai. Trong số những loài hoa đó, có hai đoá hoa hồng tuyệt đẹp, nổi bất hơn cả
18/06/2016(Xem: 12909)
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan, Xuất hiện trong TED - chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới.
14/06/2016(Xem: 6549)
Ở miền bắc Việt Nam, tiếc thay, đến chùa phần nhiều là người lớn tuổi thậm chí phần lớn là các cụ bà, rất ít các cụ ông. Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” tồn tại biết bao năm nay. Tuy nhiên, mừng thay, quan niệm sau lầm này đang đần dần thay đổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Tuổi nào bắt đầu tu, tuổi nào nên đến chùa?
13/06/2016(Xem: 7540)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
13/06/2016(Xem: 9091)
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]