Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Chí nguyện cố gắng toàn lực: Bước thứ sáu

28/05/201223:50(Xem: 8610)
13. Chí nguyện cố gắng toàn lực: Bước thứ sáu
CHÍ NGUYỆN CỐ GẮNG TOÀN LỰC
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Bướcthứ sáu:
CHÍNGUYỆN CỐ GẮNG TOÀN LỰC


Nếu một giáo huấnđược nắm bắt và được biết, tất cả mọi lời dạy của ta sẽ ở trong lòng bàn tay củacác con.
Giáo huấn này là gì? Đấy làlòng vị tha.
- ĐỨC PHẬT

Chức năng đặctrưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1]nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán:

Khi chúng ta cảmthấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cảchúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nỗi khổ đau vì bệnhtật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta làhoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].

Tươngtự thế, khi từ trong chiều sâu của trái tim chúng ta tự động phát sinh từ áinguyện ước để cùng dự với tất cả chúng sinh trong hạnh phúc chân thật và miênviễn, đây là đại từ[3]. Đối với một bà mẹ mà đứa con yêu của bà đangkhổ đau vì bệnh tật, bất chấp bà đang làm gì, bà ấy - không cần nỗ lực nào - cómột cảm giác đau xót vì rắc rối của đứa con, tự động phát sinh nguyện ước đứacon của bà được thoát khỏi tình cảnh ấy và ở trong một tình trạng hạnhphúc. Khi chúng ta có một cảm giác sâuxa, lập tức về từ ái, và bi mẫn cho tất cả chúng sinh. Đây là phạm vi của việc phát sinh đại từ và đạibi.

Đãtrau dồi ba trình độ của khuynh hướng từ ái và bi mẫn và cảm thấy tác động trọnvẹn với những nguyện ước ấy, chúng ta đã sẵn sàng để thực hành bước thứ sáu,lòng vị tha phi thường kêu gọi cho một chí nguyện cố gắng hoàn toàn về phầnchúng ta. Đây là quyết định chân thànhmà trong ấy chúng ta hứa nguyện:

Ngay cả nếu tôiphải làm việc này một mình, tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổđau và nguyên nhân của đau khổ, và cùng vui với tất cả chúng sinh trong hạnhphúc và nguyên nhân của chúng.

Ýchí đảm đương trách nhiệm đơn độc là một ý nghĩa cao thượng đặc biệt của lòng vịtha. Thực tế, không ai có thể làm điềunày một mình cả, nhưng chúng ta đang tự nguyện trong một trách nhiệm trọn vẹnvì sự cát tường của người khác.

Nhữngnguyên nhân thuận lợi cho việc đảm đương gánh nặng này là sự trau dồi trước đâycủa chúng ta về từ ái và bi mẫn, điều kiện thuận lợi là thân chứng về sự kiện rằngmỗi người có Phật tính, rằng những cảm xúc phiền não tâm của mỗi một chúngsinh không tồn tại mãi mãi trong tâm màcó thể tiêu trừ được. Như tôi đã bàn luậntrước đây, những cảm xúc rắc rối có thể tách rời khỏi tâm, có nghĩa là giác ngộcó thể đạt được.

Nhậnbiết về những sự kiện căn bản này làm hiện thực việc đảm đương trách nhiệm để hỗtrợ chúng sinh trong một mức độ rộng lớn.Vì chúng ta thấu hiểu rằng tất cả những chướng ngại phiền não có thể đượcloại trừ, nên thật thực tiển để quyết định hỗtrợ tất chúng sinh làm điềunày. Với những sự thực chứng này chúngta có thể thực hiện quyết định vị tha này từ trong chiều sâu của trái tim vàtâm thức, là điều nhằm để mở ra con đường cho sự phát triển tâm linh trọn vẹn.

Nếuchúng ta cảm thấy rằng một số chúng sinh nào đó có thể đạt đến giác ngộ, quyếtđịnh vị tha để giúp đở sẽ khó khăn. Đâylà vấn đề tuệ trí hoạt động như thế nào đểcộng sự trong việc phát triển từ ái và bi mẫn; dường như rằng khổ đau cóthể được tiêu trừ, chúng ta xúc động từ tâm khảm về hoàn cảnh của chúng sinh, việc phát triển mộtquyết tâm để làm điều gì đó về vấn đề này. Nếu chúng ta không thể làm bất cứ việc gì về điều này một quyết định nhưvậy là không thể có. Thí dụ, tôi đã thực hiện dự phòng cả ở đây,Dharamsala, và ở Ladakh để một số con cừu không bị giết, nhưng tôi không thểcung ứng đất đai được bảo vệ cho tất cả những con cừu trong những vùng này đểrong ruổi một cách tự do, thì tôi chỉ có thể xúc động bởi lòng thương hại cho tất cả những con cừu ấy.

Khichúng ta nhận ra rằng có những kỹ năng mà nhờ đó chúng sinh có thể được bảo vệkhỏi khổ đau, điều này kích thích một mức độ rộng lớn của từ ái và bi mẫn thựctiễn. Trong cách này, tuệ trí hỗtrợ quyếtđịnh của chính chúng ta để hành động thoát khỏi vòng xoay của khổ đau và đểgiúp những người khác làm như vậy.

THIỀN QUÁN

Quánchiếu:

1- Những cảm xúcsầu khổ không lưu trú trong bản chất của tâm do thế chúng có thể được loại trừ.

2- Vì những cảmxúc sầu khổ có thể được tách rời khỏi tâm, thật thực tiễn để tôi hành động đạtđến giác ngộ và hỗ trợ người khác cùng làm như vậy.

3- Quyết tâm:

Ngay cả nếu tôiphải làm việc này một mình, tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổđau và nguyên nhân của đau khổ, và cùng vui với tất cả chúng sinh trong hạnhphúc và nguyên nhân của chúng.

Rèn luyện điềunày cho đến khi nó trở thành động cơ tự nhiên của chúng ta. Đây là một lòng can đảm chân thật có thể đưachúng ta qua tất cả nghịch cảnh.

Nguyêntác: The Sixth Step: Total Commitment
ẨnTâm Lộ ngày 17-3-2012


[1]Kamalasila

[2] Binăng bạc nhất thiết chúng sinh chi khổ

[3] Từnăng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 7111)
Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt.
27/10/2010(Xem: 9956)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9664)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11452)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6932)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6870)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8882)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10085)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8876)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7484)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]