Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Nhận ra thân hữu

08/02/201203:01(Xem: 7695)
05. Nhận ra thân hữu

NHẬN RA THÂN HỮU
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/10/2011


Trong khi con thấyrằng những ai thân cận với con
đang chìm đắmtrong đại dương luân hồi
Và giống như rơivào cơn bão lửa
Không có gì ghêsợ hơn để hành động
cho sự giảithoát của riêng con,
Quên lãng nhữngai con không
nhận ra qua tiếntrình sinh tử.
-CHANDRANGOMIN,Lá thư cho một học trò

dalailama002smĐãtạo nên một thái độ bình đẳng đối với bạn hữu, kẻ thù, và người trung tính,chúng ta có một nền tảng để nhìn mỗi con người như người bạn thân nhất củachúng ta. Khuynh hướng bây giờ là đểphát triển một cảm giác chân thật về sự mật thiết với mọi người. Vì sự mến chuộng được phát sinh một cách dễdàng cho bạn hữu, chúng ta cần một kỹ năng cho việc trau dồi việc nhận thức tấtcả chúng sinh như bạn hữu, sử dụng chính những mối quan hệ thân hữu nhất củachính chúng ta như kiểu mẫu. Ai là ngườibạn thân nhất của chúng ta?

Mộtsự phương pháp khác là sử dụng lòng yêuthương vô điều kiện của bà mẹ của chính mỗi chúng người như một kiểu mẫu. Bởi vì tôi được xác nhận như sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Mathứ mười ba nên tôi đã không sống tại nhà cho đến ba hay bốn tuổi. Như một đứa trẻ, tôi đã thăm mẹ tôi thực tế mỗingày, hay bà sẽ đến để gặp tôi, vì gia đình tôi sống gần nơi cư trú của tôi ởLhasa, thù đô của Tây Tạng. Bà luôn luôncó một trái tim hiền lương, rất tử bi, ân cần trong một sự cư xử rộng rãi đối vớingười khác, những người nghèo túng. Bà tửtế đến mọi người. Bà không bao giờ gắt gỏngđối với tôi, mặc dù sau này bà nói với tôi rằng tôi sẽ khó chịu nếu không vừaý, và tôi sẽ giật mạnh lỗ tai của bà khi bà đang bồng tôi. Bà đã nói rằng, một ngày nọ tôi đã đã kéo rấtmạnh và làm tổn thương vành tai của bà.

Từlúc tôi bốn tuổi, người đem thức ăn cho tôi mỗi ngày ở Lhasa là một ông già hóiđầu, râu quay nón tên là Ponpo. Tôi rấtgần gũi với ông; ông giống như một bà mẹ. Khi tôi ở tại cung điện Mùa Hè học thuộc lòng những bài kinh luận, ôngluôn luôn ở gần bên; tôi sẽ khóc nếu ông không làm thế. Tối thiểu tôi phải thấy vạt áo của ông trongkhi ông ngồi phía bên kia bình phong khoảng gần một thước từ cửa ra vào. Ông phải ở đấy; bằng nếu không, tôi sẽkhóc. Ponpo, là người đã từng nấu ăn choĐức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, không biết kể chuyện như thế nào, không biết đùagiờn như thế nào, và không được học hỏitrong hình thức hoặc là tôn giáo hay những chủ đề khác. Tôi rất quý trọng ông vì ông đã cung cấp thứcăn và săn sóc tôi.

Đốivới tôi dường như chúng ta, giống như những động có vú như chó và mèo, thương mếnnhất những ai nuôi nấng chúng ta. Chúngta thương mến bà mẹ của chúng ta không phải bởi vì các bà đã sinh ra chúng tanhưng bởi vì các bà đã cho chúng ta sữa và săn sóc chúng ta. Khi tôi bệnh, Ponpo cõng tôi đi xung quanhhay để tôi trong lòng ông. Khi chúng taôm một con mèo trong lòng, con mèo con sẽ rên ư ư thích thú; cũng giống với nhữngđứa trẻ. Tôi rất thích ông ta.

Mọingười, cho dù có tín ngưỡng hay không, có thể thấu hiểu từ kinh nghiệm tự nhiênvà ý nghĩa thông thường rằng tình cảm quan trọng một cách thật sự từ ngày đượcsinh ra; đấy là căn bản của đời sống. Chính sự sống còn thân thể của chúng ta đòi hỏi tình cảm của người khác,đến điều mà chúng ta cũng đáp ứng bằng tình cảm. Mặc dù điều này hòa lẫn với luyến ái hay dínhmắc, nhưng tình cảm này không căn cứ trên sự hấp dẫn của thân thể hay tình dục. Loại tình cảm này, mặc dù không phải khôngthiên kiến, nhưng có thể được mở rộng để bao trùm tất cả chúng sinh, làm nókhông định kiến. Đây là những gì gọi làmở rộng tình thương cùng khắp hay mở rộng từ ái.

Đốivới những thiền quán theo sau, nếu mối quan hệ đối với mẹ của hành giả phức tạp,thay vì thế chúng ta có thể quan tâm đến mối quan hệ tình mẹ lý tưởng, haychúng ta có thể sử dụng bất cứ người thân, người bạn, hay bất cứ thành viên nàocủa gia đình.

THIỀNQUÁN

Trướcnhất, chúng ta hãy quan tâm đến nền tảng của loại thiền quán này. Sự sắp xếp được xây dựng trên giả định củatái sinh, là điều chúng ta có một ý niệm mơ hồ có thể là đúng, chúng ta có thểsử dụng để khảo sát kỷ lưỡng mối quan hệ mật thiết của vô thỉ tái sinh cho nhữngmối quan hệ với những người khác. Tuynhiên, nếu chúng ta không hoài nghi rằng tái sinh là thật, vẫn có thể sử dụngnhững bước này như một sự thực tập quán tưởng thuần khiết để giúp tháo gở những gút mắc trong nhữngmối quan hệ của chúng ta.

1- Quán chiếu rằngnếu có tái sinh, vòng luân hồi, có nghĩa rằng những sự sinh của chinh chúng talà không có bắt đầu (vô thỉ).

2- Quan tâm rằngkhi chúng ta sinh ra từ một bào thai như một con thú, hay một con nhền nhện,chúng ta đòi hỏi một bà mẹ. Và bởi vì sự sinh của chúng ta là vô số, chúng ta phải cóvô số bà mẹ trải qua nhiều kiếp sống. Điềunày ngụ ý rằng mỗi chúng sinh đã từng làmẹ của chúng ta vào một kiếp sống nào đấy. Nếu quý vị có rắc rối đến với kết luận ấy, thế thì hãy thấy quý vị có thểđi theo sự tương tục của những đời sống hay không và khám phá ra rằng có bất cứchúng sinh nào không từng là bà mẹ của chúng ta hay không, một kết luận như thế là không thể được.

3- Quán chiếu rằngnhững lúc chúng ta được sinh ra từ một bào thai hay một cái trứng là vô hạn, vàvì thế các bà mẹ của chúng ta cũng là vô số.

4- Phản chiếutrên những điểm này, hãy thấu hiểu rằng mỗi chúng siinh trong kiếp sống hiện tại của chúng ta đã làbà mẹ của chúng ta trong nhiều lần. Đừngvội vã qua những bước này; khuynh hướng ở đây là không chấp nhận một sự hợp lý(logic) nông cạn, mà thấm nhuần tâm thức và thái độ của chúng ta với tác động củanhận thức về tái sinh. Hãy cố gắng trênđiều này, ví dụ như thế, và xem nó có hữu dụng hay không.

* Hãy nghĩ về một người bạn thân nhấtcủa hành giả và xác định rằng người bạn này, qua tương tục của những kiếp sống,đã là một người bạn nuôi nấng [ta]. Hãygiữ người này trong tâm cho đến khi ta cảm thấy một sự thay đổi nhận thức.

* Sau đó dần dần xem người khác, khôngquá gần gũi, những người bạn, từng ngườimột trong cùng một cách như thế, xác nhận và cảm nhận rằng qua sự tương tục củanhững kiếp sống, họ là rất gần gũi với ta.Điều này có thể cần nhiều ngày để thực hành - ngay cả hàng tuần.

* Rồi thì đem đến tâm một người trungtính - người nào đấy không từng giúp đỡ cũng không từng làm tổn hại ta trong kiếpsống này. Hãy xem rằng người này qua nhữngkiếp sống cũng có những lúc nào đấy là một người gần gũi và nuôi nấng như ngườibạn thân thiết nhất của chúng ta.

* Dần dần mở rộng sự nhận thức này đếnnhững người trung tính - những người đã thấy trong một trạm xe điện ngầm, đingang qua trên đường, hay thấy trong một cửa hàng.

* Khi chúng ta trở nên thành thạo thếnào ấy với việc nhận ra những người bạn và những người trung tính đã từng nuôinấng ta, và có thể cảm thấy nhận thức của chúng ta thay đổi như thế nào, xemxét một người nào đấy đã từng làm gây hại một ít đến ta hay người thân chúngta. Hãy bắt đầu với một kẻ thù thứ yếu,như một người đã nói điều gì đấy bình phẩm ta, vì thế chúng ta có thể phát triểnmột kinh nghiệm với việc tạm thời để qua một bên những cảm giác tiêu cực trongthiện ý của việc thực chứng rằng tại một thời điểm nào đấy chúng ta đã là từnglà những người bạn thân. Nếu chúng ta nhảyquá nhanh trong việc lưu tâm đến nhữngngười mà chúng ta thật là không thích, thì ý tưởng tiêu cực sẽ có thể làm lưỡnglự tiến trình của chúng ta.

* Khi chúng ta cảm thấy quan điểm củachúng ta đã thay đổi đối với kẻ thù không quan trọng, trụ lại với thái độ mới ấytrong một lúc, rồi thì quan tâm một cách chậm rãi đến trình độ tiếp theo của kẻthù (kẻ thù nặng cân hơn).

Qua sự thực tập, có thể xem mỗi chúngsinh như một người thân hữu. Nói thì dễ,nhưng làm thì khó. Đừng trở nên thốichí; hãy duy trì sự diễn tập những bước này hết lần này đến lần khác. Tích tập kinh nghiệm một cách từ từ.

Đối với tôi, do tôi mang trách nhiệm vìquyền lợi của Tây Tạng, những người khó khăn nhất để nhận thức như những thân hữulà những ai đang làm tổn hại đến đồng bào Tây Tạng một cách chủ tâm. Tuy thế, từ kinh nghiệm với những thân hữu,người trung tính, và những kẻ thù ít quan trọng, tôi có thể thấy rằng một cáchcăn bản họ không có khác biệt.

Điều gì đã làm tôi khỏi bị chán nản mặcdù hơn năm mươi năm hành động cho Tây Tạng không có nhiều thành công trước nhấtvì nguyên nhân là công bằng, chân thật, và lợi ích cho người khác. Nguyên nhân chân thật chưa đủ; nó phải ích lợi. Việc làm của tôi cho Tây Tạng không gia tănghoặc là tiếng tăm của tôi, ảnh hưởng của tôi, năng lực của tôi, hay lợi ích củatôi trong bất cứ cách nào; đấy là cho đồng bào Tây Tạng, những người có quyền đểđược tự do và để bảo tồn giáo huấn Đạo Phật lợi ích đến tất cả chúng sinh. Vì vậy, cho dù chúng tôi có đạt được mục tiêutrong kiếp sống này của chúng tôi hay không, thì nó đáng giá để duy trì cuộc đấutranh. Chúng tôi đang ở vào một thời điểmcấp bách qua việc người Hoa đổ nhanh chóng vào Tây Tạng; giống như Mãn Châu vàNội Mông, là những nơi đã hoàn toàn trở thành bị đồng hóa với văn hóa Hán tộc. Văn hóa Tây Tạng có thể bị biến mất nếu xu hướnghiện tại tiếp diễn. Một dấu hiệu hy vọnglà bây giờ mọi người trên thế giới kể cả chính nhiều người Hoa, đang ý thức hơnvề những gì đang xảy ra - khả năng mất mát có thể có đối với thế giới vềmột nềnvăn hóa quý giá và do vậy có sự quan tâm đạo đức hơn. Vấn đề sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác không giống như một nhiệm kỳ chính trịở văn phòng, nó không có giới hạn bởi một sự phân ranh giới nào đó cua thờigian. Đây là những lý do của tôi cho việcduy trì lòng nhiệt huyết.

KỸ NĂNG HỖ TRỢ

Giữa những sự thiền quán, thảng hoặc xácđịnh bất cứ ai mà chúng ta chạm trán như là một thân hữu giúp cho sự trưởngthành. Thí dụ, khi đi ngang qua một ngườitrung tính (không thân cũng không thù) trong một đám đông, hãy nghĩ: Con người này dường như không có bất cứ liênhệ nào đối với tôi trong kiếp sống này, nhưng qua sự tương tục của những kiếp sống chắc chắn đã từng là cha, mẹ, con, hay bạnthân của tôi. Trong cách này, chúng ta sẽtừ từ phát triển một cảm nhận rằng tất cả chúng sinh là những thân hữu củachúng ta.

LƯỢNG ĐỊNH THÀNH CÔNG

Với nhiều thực tập sẽ đi đến điều: ngay cả khi chúng ta thấy một bọ, chúng ta sẽnghĩ, Ô, con vật này đã được sinh ra trong một điều kiện khổ sở như vậy! Mặc dù tôi là một con người, và tạo vật nàylà một con bọ, trong quá khứ đã là mẹtôi, và tôi là con của bà. Vào lúc ấy, sựsống của tôi tùy thuộc vào bà, và bà đã yêu thương tôi hơn cả đời sống củachính bà. Sau sự thiền quán đầy đủ, loạisuy nghĩ này sẽ sinh khởi một cách tự phát. Dấu hiệu của việc có nhận thức hoàn toàn thành công về vấn đề tất cảchúng sinh như những thân hữu giúp cho sự trưởng thành là khi chúng ta nhìn vàothế giới chung quanh chúng ta và nghĩ, những chúng sinh từ thú vật trở lên đã từng chăm sóc tôi trong những thờiquá khứ không chỉ chăm sóc tôi một lần mà là nhiều lần.

Nguyêntác: The First Step: Recognizing Friendstrích từ quyển How to Expand Love
ẨnTâm Lộ ngày 22/12/2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 7551)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8741)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6782)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7888)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7819)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9605)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7438)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9807)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12880)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12491)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]