Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Bốn pháp bảo

03/08/201113:29(Xem: 6854)
Chương 5: Bốn pháp bảo

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN I.

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

CHƯƠNG V: BỐN PHÁP BẢO

1. SÁM HỐI

Khi chưa học Phật thường cống cao ngã mạn, tự cho mình là đúng. Sống trong đời mỗi ngày đều mưu tính làm cách nào để cho mình được hơn người một bậc; làm cách nào để có được gia tài đồ sộ; làm cách nào để thân mình đeo đầy vàng bạc; làm cách nào để thanh danh vang xa... Suốt một ngày có 24 giờ, mỗi khi thức dậy đều đuổi theo tham, sân, si. Ngay cả trong giấc ngủ cũng bị ba món độc này trói buộc, nhưng tự mình ngu si không giác ngộ, vẫn ở trong hầm phẩn mà chẳng tự biết, thật đáng xấu hổ đến cùng cực. Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện dạy rằng: “Chúng sinh trong cõi Nam Diêm-phù-đề, mỗi một cử động, mỗi một ý nghĩ đều phạm vào tội lỗi.”

Sau khi được học pháp Phật mới bừng tỉnh ra, nhận thấy chính mình quả thật xấu xa độc ác. Toàn thân đều là những nghiệp sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ... tội nghiệp sâu nặng. Trong sinh hoạt hằng ngày, nhất cử nhất động, khởi tâm động niệm đều là xấu ác. Ngày ngày đối diện với tham, sân, si của mình mà chiến đấu, vẫn cứ thất bại, rồi lại chiến đấu... Từ đó mới thể hội được sâu sắc bốn chữ: cụ phược phàm phu kẻ phàm phu đầy dẫy phiền não). Trong nhiều kiếp từ vô thủy đến nay đã tích lũy biết bao tập khí nghiệp chướng; sớm đã đem sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) buộc chặt vào đến nỗi không thoát ra được.

Muốn thoát khỏi tập khí, tiêu trừ nghiệp chướng nào phải dễ dàng. Như hôm nay ta chỉ có một con đường là sám hối. Kinh Kim Quang Minh, phẩm Sám hối (phẩm thứ 3) dạy rằng:

Sở vị Kim Quang,
Diệt trừ chư ác,
Thiên kiếp sở tác,
Cực trọng ác nghiệp,
Nhược năng chí tâm,
Nhất sám hối giả,
Như thị chúng tội,
Tất giai diệt tận.
Ngã kim dĩ thuyết,
Sám hối chi pháp,
Thị Kim Quang Minh,
Thanh tịnh vi diệu,
Tốc năng diệt trừ,
Nhất thiết nghiệp chướng.

Tạm dịch:

Chỗ gọi là Kim Quang
Diệt trừ các điều ác.
Cho dù trong ngàn kiếp,
Tạo nghiệp ác nặng nề.
Nếu có thể một lần,
Chí tâm cầu sám hối,
Thì những tội lỗi ấy,
Hết thảy đều tiêu trừ.
Ta nay đã thuyết dạy,
Pháp sám hối nhiệm mầu,
Gọi là Kim Quang Minh.
Pháp thanh tịnh vi diệu,
Có thể diệt trừ nhanh,
Hết thảy mọi nghiệp chướng.

Pháp sám hối Kim Quang Minh này là pháp bảo vô giá. Chúng ta là phàm phu trong thời mạt pháp của cõi thế giới có đủ năm sự xấu ác mà nghe được pháp môn này, chính là nhờ đã từng đối trước trăm ngàn vạn ức đức Phật trồng các căn lành, nay mới có được phước báu này.

Nguyện cho tất cả mọi người đều có thể thành tâm sám hối, phát lộ tội lỗi, cầu mong chư Phật, Bồ Tát gia hộ, sớm diệt trừ tội chướng sâu nặng, và nhờ vào công đức sám hối này mà hồi hướng cho khắp các chúng sinh hữu tình rộng lớn, cầu cho khắp nơi thảy đều thoát ly biển nghiệp, cùng sinh về cõi Tịnh độ Cực Lạc.

2. PHÓNG SINH

Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Vì đối với tất cả chúng sinh, điều quý báu nhất chính là mạng sống. Bị giết hại thì sinh ra oán thù sâu nặng nhất; được cứu sống thì cảm kích, mang ơn nhất.

Pháp đầu tiên trong sáu pháp ba-la-mật là Bố thí. Bố thí gồm có: tài thí, pháp thí và vô úy thí, mà chỗ đáng quý của việc phóng sinh là tự nó bao gồm đủ cả ba việc tài thí, pháp thí và vô úy thí. Vì gồm đủ ba cách bố thí nên công đức của việc phóng sinh là cao quý, lớn lao nhất.

Pháp sư Viên Nhân đã chỉ dạy cho chúng ta pháp bảo vô thượng thù thắng là việc phóng sinh, mọi người càng nên trân quý, nỗ lực thực hành, để chẳng phụ lòng pháp sư đã khổ tâm lao nhọc dạy dỗ chúng ta.

3. ĂN CHAY

Kinh Lăng-già dạy rằng: “Ăn thịt cùng với sát sinh đồng tội. Trong tất cả tội nghiệp, nghiệp giết hại là nặng nhất.” Vì đã tạo nghiệp giết hại ắt phải nhận chịu quả báo bị giết hại. Nhân quả báo ứng là thảm khốc nặng nề nhất.

Ngờ đâu, điều bất hạnh nhất của chúng ta là suốt đời mải mê tạo nghiệp giết hại mà không tự biết. Bởi vì ăn thịt đồng tội với sát sinh, nên ăn thịt tức là sát sinh. Chúng ta ngày ngày ăn thịt, tức là ngày ngày tạo nghiệp giết hại. Ba bữa ăn thịt túc là ba bữa vay nợ giết hại. Chúng ta vì ăn thịt chúng sinh mà kết thành mối oán thù sâu như biển lớn, vô lượng vô biên không thể tính đếm, nên quả báo trong tương lai thật khiến cho người ta không thể tưởng tượng nổi, không dám nghĩ đến.

Kinh Niết-bàn dạy rằng: “Người ăn thịt là đoạn mất hạt giống đại từ.”[17]Tâm Phật tức là tâm từ bi. Chúng ta tu hành học Phật, tức là học theo tâm đại từ bi của Phật. Học được một phần tâm từ bi của Phật thì đạo nghiệp của chúng ta thành tựu một phần. Học được mười phần từ bi của Phật thì đạo nghiệp của chúng ta thành tựu mười phần. Những người ăn thịt, sớm đã đoạn mất hạt giống đại từ bi, thì còn biết làm sao được? Tâm từ bi không được nuôi dưỡng, không nảy nở. Không có tâm từ bi thì sớm đã lìa xa tâm Phật. Nên tất cả việc tu hành đều chỉ còn là sự thất vọng buồn chán!

Kinh Lăng nghiêm dạy rằng: “Người ăn thịt thì chỗ cầu công đức đều không thành tựu.” Chúng ta muốn cầu cho thân thể khỏe mạnh, cuộc sống bình an, con cháu hiển đạt, sự nghiệp thuận lợi; muốn cầu cho nghiệp chướng tiêu trừ, đạo nghiệp thành tựu, liễu sinh thoát tử, vãng sinh Tây phương; nhưng nếu là người ăn thịt thì chỗ cầu tất cả công đức đều không thể thành tựu. Đây là lời dạy bảo từ kim khẩu đức Phật.

Nếu chúng ta không thể ăn chay, vẫn cứ ăn thịt, tạo sát nghiệp như cũ, thì tất cả tâm nguyện của chúng ta xem như vô phương thực hiện! Chính vì việc ăn chay quan trọng như vậy, nên Pháp sư Viên Nhân vẫn luôn giữ theo lời dạy của đức Phật, một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, nỗ lực không ngừng khuyên dạy mọi người phải cố gắng học Phật, nhất định phải mau mau ăn chay, mau mau dứt bỏ cái thói quen ăn thịt từ lâu ngày.

Nếu có thể lập tức sửa đổi thành người ăn chay hoàn toàn là hay nhất. Nếu không có cách chi lập tức sửa đổi như vậy, thì vẫn phải luôn thôi thúc chính mình, đốc thúc chính mình hướng hoàn toàn về mục tiêu bỏ thịt ăn chay mà thực hiện dần dần. Vì ăn một lần thịt là tạo một lần sát nghiệp, kết một lần oán thù. Ăn mười lần thịt là tạo mười lần sát nghiệp, kết mười lần oán thù. Mỗi một lần ăn thịt là tạo ra sát nghiệp, là kết thành mối oán thù sâu đậm với chúng sinh. Tương lai nhân quả báo ứng vẫn phải chính mình đền trả. Tạo được vô biên công đức thì chính mình được hưởng, gây ra vô biên tội lỗi thì cũng chính mình nhận lãnh lấy. Mỗi một người học Phật đều phải nghiêm chỉnh trong việc này. Dù thế nào cũng không thể xem thường!

4. NIỆM PHẬT

Kinh Đại Tập dạy rằng: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành cũng ít có được một người đắc đạo. Chỉ có y theo pháp môn niệm Phật mà được độ thoát sinh tử.”

Đại sư Thiện Đạo dạy rằng: “Đức Như Lai sở dĩ xuất hiện trên thế gian này, mục đích duy nhất là giảng thuyết về bổn nguyện to lớn của đức Phật A-di-đà.”

Chỉ một câu A-di-đà Phật là tinh hoa cao trổi nhất của đức Phật thuyết pháp trong 49 năm; là con đường tắt trong đường tắt; là diệu pháp trong diệu pháp. Nương nhờ đại từ đại nguyện của đức A-di-đà Phật, nương nhờ sức Phật mà cắt ngang qua dòng trược lưu sinh tử, siêu thoát luân hồi quả báo.

Thời mạt pháp tu hành, nếu lìa khỏi pháp môn niệm Phật thì trong muôn ức người tìm không ra một người thành tựu. Niệm Phật có đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn. Chúng ta nên chỉ theo một môn này mà thâm nhập. Đời này, kiếp này nên hết lòng niệm Phật, không xen tạp, không lòng này ý khác. Vì niệm một câu Nam-mô A-di-đà Phật thì tương đương như tụng hết 3 tạng, 12 phần giáo điển.

Một câu A-di-đà Phật cũng tức là pháp thiền. Kinh Đại Tập dạy rằng: “Nếu ai nhất tâm niệm được câu Nam-mô A-di-đà Phật thì gọi là pháp thiền vô thượng thâm diệu.”

Một câu A-di-đà Phật cũng tức là pháp mật. Sáu chữ hồng danh toàn y theo Phạn văn, chưa phiên dịch một chữ nào, là câu chú chân thật nhất, đơn giản nhất.

Thế nên, một câu niệm Phật cũng vừa là pháp thiền, vừa là pháp mật, lại vừa có thể bao quát cả 3 tạng 12 phần giáo điển.

Trong kinh dạy rằng: “Hàng Bồ Tát Thập địa xưa nay vẫn chưa từng rời bỏ câu niệm Phật.” Khi chúng ta niệm Phật, mười phương chư Phật đều đến hộ niệm. Trên từ các vị Bồ Tát đẳng giác, dưới đến bao chúng sinh nhiều tội nghiệp, một niệm đó đều như nhau, chính là một câu Nam-mô A-di-đà Phật.

Thử nghĩ xem, chúng ta là phàm phu đầy dẫy phiền não, có phước đức năng lực gì mà được phước báu cùng các vị Đại Bồ Tát cùng tu một pháp môn? Các vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí đều dạy chúng ta niệm Phật. Pháp môn niệm Phật thù thắng như vậy, khó gặp như vậy, đời này kiếp này chúng ta càng phải nắm vững. Nếu không có thiện căn của nhiều đời nhiều kiếp thì chúng ta không thể được nghe, càng không thể tin nổi câu Phật hiệu này.

Pháp sư Viên nhân đem một câu Nam-mô A-di-đà Phật mà dung hội vào mọi việc ăn, mặc, ngủ nghỉ trong sinh hoạt hằng ngày. Nhất cử nhất động đều không lìa khỏi việc niệm Phật. Đối với ngài thì chim hót, ếch kêu, mỗi tiếng đều là tiếng niệm A-di-đà. Ngài lấy thân giáo thị hiện mà chỉ dạy chúng ta một lòng niệm Phật.

Chúng ta may mắn được gặp pháp sư Viên Nhân là bậc mẫu mực trong sự hành trì niệm Phật chân chánh, lại còn được thân cận thỉnh ích. Đây là một phước báu hết sức to lớn. Nguyện cho tất cả mọi người niệm Phật đều có thể một lòng một dạ niệm Phật cầu vãng sinh, một đời thành tựu để chẳng cô phụ đại từ bi nguyện của đức Di-đà, cũng chẳng quên ơn dạy dỗ với sự lao nhọc và ân cần chỉ dạy của pháp sư.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2021(Xem: 6771)
Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.
09/11/2021(Xem: 5553)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
09/11/2021(Xem: 9858)
Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thực hành Tứ Niệm Xứ, giúp người tu có được cái nhìn sâu sắc về vô thường, từ đó loại bỏ được những phiền não trong cuộc sống hàng ngày.
09/11/2021(Xem: 5449)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
08/11/2021(Xem: 7164)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7092)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8596)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 4800)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5217)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5497)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]