Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duyên Khởi

14/07/201112:28(Xem: 6178)
Duyên Khởi

DUYÊN KHỞI

Là Phật tử, ai cũng mong có dịp đến chiêm bái, ít nhất là một lần trong đời mình, các thánh tích Phật Giáo tại Ấn Độ. Đọc lịch sử đức Phật, phần đông Phật tử đều biết đại khái qua kinh sách Phật giáo, rằng quê hương của đức Phật là vương quốc Thích Ca (SakyaKingdom), thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavastu). Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath)và nhập Niết Bàn (tịch diệt) ở rừng Sa La tại Câu Thi Na (Kusinagara); nhưng không phải ai cũng có duyên lành hành hương đến được đất Ấn để chiêm bái, chứng kiến tận mắt các Phật tích đó.

Từ lâu, ngay khi đang còn tu học ở Ấn Độ, khoảng hơn 30 năm trước, chúng tôi đã có ý định biên soạn một cuốn sách, viết đầy đủ về lược sử các Phật tích nói trên, để giúp cho Phật tử Việt Nam, dù chưa có dịp qua Ấn chiêm bái, vẫn hiểu biết được phần nào các Thánh Tích Phật Giáo thiêng liêng tại Ấn Độ, nhưng vì lúc ấy, quá bận lo đèn sách, nên chúng tôi chưa thực hiện được. Hoài bão này cứ ôm ấp mãi cho đến giữa năm 1977, vì nhu cầu Phật sự, chúng tôi đành rời quê hương xứ Phật trong luyến tiếc, để sang Hoa Kỳ.

Từ ngày đặt chân lên đất Mỹ, gần 8 năm qua, chúng tôi lại phải dấn thân vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh: lập chùa làm trụ trì, lãnh đạo, hướng dẫn Phật tử, nên rồi ngày lại, tháng qua, năm đến; cứ như vậy, cuộc đời người tu sĩ trên đất cờ hoa, mãi bận lo suốt ngày với không biết bao nhiêu Phật sự đa đoan chồng chất, đến nỗi hằng ngày không có chút thì giờ rảnh rỗi để nghỉ ngơi, còn nói chi đến việc đọc, và viết sách.

Tám năm nhanh chóng trôi qua như “bạch câu quá khích” (ngựa trắng chạy qua cửa sổ), đời người tăng sĩ, nhất là tăng sĩ Việt Nam nơi hải ngoại, với biết bao nhiêu khó khăn, gian lao thử thách, biến đổi thăng trầm; mãi đến hôm nay, nhờ nhân duyên Phật Pháp nhiệm mầu xoay chuyển, chúng tôi mới có hoàn cảnh để thực hiện nguyện ước hơn 30 năm trước của mình, là viết về lược sử các Thánh tích liên hệ đến cuộc đời cao siêu của đức Phật ở Ấn Độ.

Phật giáo ngày nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, chiếm hàng trăm triệu tín đồ khắp năm châu. Do đó, người Phật tử muốn thấu hiểu giáo lý của đức Phật, không thể không biết, hay biết lờ mờ và sai lạc về nơi nguồn gốc đã phát sinh ra Phật Giáo, và các Thánh tích gắn liền với đời sống vị giáo chủ của mình, là đức Phật ở Ấn Độ. Hơn nữa, kiến thức lịch sử về các Phật tích, sẽ soi sáng giúp chúng ta hiểu biết tường tận, với nhiều thích thú hơn, về cuộc đời của đức Bổn Sư Thích Ca Từ Phụ, và làm tăng thêm niềm tin ở chúng ta rằng, đức Phật là một Thánh nhân lịch sử có thật, không phải là một nhân vật thần thoại; với các di tích còn lại đến ngày nay, rải rác khắp nơi trên đất Ấn, mà chúng ta có thể đến chiêm bái tại chỗ, nhìn thấy tận mắt; dù đã trải qua hơn 2.500 năm, với những công trình khảo cứu, khám phá, xác nhận của các sử gia, và những nhà khảo cổ trứ danh Đông lẫn Tây Phương. Chính vì ý thức được tầm quan trọng, cũng như sự đóng góp lợi ích lớn lao của các Phật tích Ấn Độ, cho việc nghiên cứu và hiểu biết, nhất là làm tăng trưởng niềm tin Tam Bảo đối với hàng con Phật, trí thức lẫn bình dân khắp năm châu, mà sau khi Ấn Độ thu hồi độc lập từ chính quyền Anh quốc vào năm 1947, ông Jawaharlal Nehru (1989-1964), vị thủ tướng Ấn đầu tiên đã chỉ thị cho nhà cầm quyền các tiểu bang nỗ lực trùng tu, sửa sang lại tất cả những thánh tích Phật giáo Ấn Độ.

Hiện nay, di tích các Phật tích còn lại trên đất Ấn rất nhiều, ngoài năm thánh tích danh tiếng: Ca Tỳ La Vệ, Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Lộc Uyển và Câu Thi Na; còn có bốn thánh tích quan trọng khác sau đây, đó là: thành Xá Vệ (Pali hay P: Savatthi; Sanskrit hay Skt.: Sravasti), nơi đức Phật đã thường trú 24 năm, và thuyết tại đây nhiều bộ kinh Đại Thừa quan trọng, trong đó có kinh A Di Đà, mà quý vị Phật tử thường tụng vào dịp lễ cầu siêu; thành Vương Xá (P: Rajagaha; Skt.: Rajagriha), nơi đức Phật đã thuyết kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu (tiếng Ấn: Gridhrakuta); Tỳ Xá Li (P: Vesali; Skt.:Vaisali), nơi đức Phật lần đầu tiên chấp nhận cho hàng nữ giới xuất gia; và Sankasya (P: Sankassa), ghi dấu nơi đức Phật đã từ cung trời Đao Lợi trở về trần thế, sau khi Ngài vận thần thông lên đó để thuyết giảng luận A Tỳ Đạt Ma (P:Abhidhamma; Skt.: Abhidharma) cho hoàng hậu Ma Gia (thân mẫu của Ngài) và chư thiên.

Ngoài 9 Phật tích trên, còn rất nhiều thánh tích khác như Nalanda, Kausambi v.v... là những nơi khi còn tại thế, đức Phật thường lui tới thuyết pháp cho dân chúng. Tất cả những Phật tích này, trong thời gian gần 12 năm du học tại Ấn Độ, chúng tôi may mắn có đầy đủ phước duyên, đã được đến chiêm bái, và tụng kinh cầu nguyện, nơi nào ít nhất cũng là 2 lần, nhiều thánh tích chúng tôi đến viếng thăm và lễ lạy tới 3 hay 5 lần.

Để giúp quý Phật tử hiểu biết qua, trước khi có duyên lành đến chiêm bái tại chỗ; mở đầu loạt bài viết về “Lược sử các Thánh Tích Phật giáo tại Ấn Độ”, chúng tôi xin giới thiệu trước hết, thánh tích Ca Tỳ La Vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 8829)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8971)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15768)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7629)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16174)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11467)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9463)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7754)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12354)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 12026)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]