Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Những lứa tuổi trong cuộc đời

10/07/201112:48(Xem: 10906)
I. Những lứa tuổi trong cuộc đời

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜIKHUYÊN TÂM HUYẾT
Thựchiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyểnngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyểnngữ Pháp Việt: Hoang Phong

I
NHỮNG LỨA TUỔI TRONG CUỘC ĐỜI

Lời khuyên cho tuổitrẻ

Bất cứ nơì nào, trongcác trường học cho trẻ em tị nạn trên đất Ấn, hoặc tại các quốc gia khác, tôicũng đều vui mừng khi được tiếp xúc với những người trẻ. Tuổi trẻ rất bộc trựcvà ngay thật, tâm hồn cởi mở và mềm dẻo hơn những người đã trưởng thành. Khitôi nhìn thấy một đứa bé, cảm nghĩ trước tiên phát xuất từ đáy lòng tôi là đứabé ấy chính là con tôi hay đấy là một người bạn thân thiết từ lâu của tôi màtôi có bổn phận phải chăm lo và yêu mến.

Những gì quan trọng hơnhết đối với các em là sự giáo dục, và giáo dục ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng –tức là hấp thụ sự hiểu biết và đồng thời phải phát triển cả những phẩm tính cănbản của con người – nghĩa là phải toàn diện cả hai. Chính tuổi trẻ sẽ làm nềnmóng cho sự sống. Phương cách suy tư mà ta học hỏi được lúc còn trẻ sẽ ảnhhưởng sâu đậm trong suốt sự hiện hữu sau này, cũng giống như thức ăn và vệ sinhthân thể sẽ ảnh hưởng đến thân xác trong tương lai.

Nếu tuổi trẻ không dồnhết nỗ lực vào việc học hành thì sau này sẽ khó lòng mà bù đắp vào khiếm khuyếtđó. Tôi từng nhận thấy những kinh nghiệm đối với chính tôi. Khi còn trẻ đôi khitôi có phần lơ là, không quan tâm đến những điều học hỏi. Sau đó tôi hối hận vôcùng. Tôi nhận thấy trong khoảng thời gian ấy tôi đã đánh mất đi một cái gì đó.Dựa vào những kinh nghiệm trên đây, tôi khuyên tuổi trẻ nên ý thức giai đoạncòn được học hỏi là giai đoạn then chốt nhất trong sự hiện hữu của chính mình.

Ngay khi còn trẻ, cũngphải tập sống thuận thảo và tương trợ lẫn nhau. Những chuyện cãi vã và xung độtnhỏ nhặt không sao tránh khỏi được, nhưng điều quan trọng hơn là phải biết xoábỏ những chuyện ấy, không nên giữ lại bất cứ một chút oán hận nào trong lòng.

Người ta vẫn nghĩ rằngtuổi trẻ không quan tâm đến những vấn đề hệ trọng chẳng hạn như cái chết. Tuynhiên khi nghe những câu hỏi mà họ nêu lên, tôi mới thấy họ suy tư rất nhiều vềnhững chủ đề thật nghiêm trọng, nhất là những gì xảy ra phía sau sự sống này.

Khi còn trẻ trí thôngminh đang phát triển, tâm trí tràn ngập những điều thắc mắc. Lòng thiết thamong mỏi được hiểu biết là căn bản của sự nẩy nở. Khi ta quan tâm đến thế giớinày và càng tìm hiểu tại sao mọi sự vật lại như thế, thì khi đó tâm thức ta sẽcàng trở nên trong sáng hơn và tinh thần sáng tạo sẽ phát triển hơn.

Theo tôi còn một điềunữa rất thiết yếu. Trong xã hội tân tiến ngày nay, người ta có chiều hướngkhông quan tâm nhiều đến những gì mà tôi thường gọi là phẩm tính tự nhiên củacon người : ấy là sự tốt bụng, lòng từ bi, sự hợp tác và khả năng tha thứ. Khicòn trẻ người ta hòa hợp với nhau một cách dễ dàng. Chỉ cần một lần gặp nhau vàcùng nhau vui cười là cũng có thể trở thành bạn hữu với nhau. Không cần biếtngười bạn của mình làm nghề gì và thuộc giống dân nào. Điều quan trọng là ngườibạn mình cũng là một con người như chính mình , và cũng chỉ cần như thếlà đủ để kết bạn với nhau.

Khi càng lớn lên, ngườita càng lơ là với lòng yêu thương, với tình bạn hữu hay sự tương trợ. Những gìtrở nên hệ trọng và đáng quan tâm hơn cho họ là chủng tộc, tín ngưỡng ,và cái xứ sở đã sinh ra họ. Họ quên mất những gì hệ trọng và chỉ chú tâm đếnnhững gì hời hợt mà thôi.

Vì thế tôi muốn khuyênnhững ai đang bước vào cái tuổi mười lăm, mười sáu hãy chớ nên đánh mất cáitươi mát của tâm hồn tuổi trẻ mà phải cố gắng quan tâm và duy trì lấy nó. Hãythường xuyên suy tư về những gì sâu xa nơi con người, để từ đó sẽ tìm thấy sựtin tưởng vững chắc nơi bản chất đích thực của chính mình và củng cố niềm tinấy trong lòng mình.

Thật quan trọng đối vớinhững người trẻ là phải sớm ý thức được rằng đời sống của con người không phảilà một chuyện dễ dàng. Muốn thực hiện sự sống ấy một cách tốt đẹp thì khôngđược nản chí khi gặp khó khăn, và nhất là phải có một sức mạnh nội tâm từ bêntrong.

Ngày nay người ta xemtrọng chủ nghĩa cá nhân, đặt nặng quyền suy nghĩ riêng tư của mỗi người, khôngnhất thiết phải phù hợp với giá trị xã hội hay truyền thống sẵn có. Đấy cũng làmột điều hay. Tuy nhiên, trên một bình diện khác, con người chỉ biết hấp thụnhững thông tin từ bên ngoài, qua trung gian các cơ quan truyền thông, nhất làmạng lưới truyền hình. Những loại thông tin ấy trở thành những dẫn chứng duynhất để cho ta dựa vào và chúng là cái nguồn duy nhất mang đến cảm ứng cho ta.Sự lệ thuộc quá đáng này khiến ta trở thành bất lực và không còn đủ sức để đứngvững một mình. Chúng ngăn không cho ta dựa vào những phẩm tính đích thựccủa mình, để rồi đánh mất cả sự vững tin nơi bản thể của chính mình.

Theo tôi thì sự tự tinvà khả năng đứng vững một mình là những gì thật thiết yếu để thành công trongđời. Tôi không có ý đề cập đến sự tự tin thiếu suy nghĩ, mà chỉ muốn nói đến sựkiện phải ý thức được tiềm năng sẵn có từ bên trong của mỗi người, một niềm tinvững chắc là chúng ta luôn luôn có khả năng tự sửa chữa, tự cải thiện để giúpmình trở nên phong phú hơn, và nhất là phải hiểu rằng không có gì bị đánh mấtmột cách vĩnh viễn cả.

Các chủ đề ưa chuộng củamạng lưới truyền thông là cướp bóc, tội phạm, những hành vi thúc đẩy bởi sựtham lợi hay hận thù. Tuy thế, ta không thể nào bảo rằng trong thế giới nàytuyệt nhiên không có một hành động cao cả nào xảy ra, không có hành động nàothoát ra từ phẩm tính căn bản của con người. Chẳng lẽ không có ai chăm lo chonhững người bệnh tật, trẻ mồ côi, người già yếu và những kẻ tật nguyền với tấmlòng bất vụ lợi ; chẳng có một ai đứng lên vì tình thương yêu kẻ khác hay sao ?Những hành động như thế xảy ra rất nhiều, nhưng ta lại xem những hành vi ấy làbình thường.

Tôi tin chắc rằng từ bảnchất và từ nơi sâu kín của lòng ta, chẳng có ai muốn sát sinh, hãm hiếp, cướpbóc, nói dối hay phạm vào những hành động tiêu cực khác, trái lại tất cả chúngta đều hàm chứa khả năng yêu thương và từ bi. Hãy nhìn vào tầm ảnh hưởng của sựtrìu mến phát sinh một cách tự nhiên nơi người mẹ khi ta chào đời. Thiếu sựtrìu mến đó, ta đâu còn sống đến ngày hôm nay. Hãy tự nhìn xem chúng ta đangcảm thấy an lành như thế nào khi được che chở bởi tình thương yêu của nhữngngười chung quanh, kể cả lúc chính ta tự biểu lộ được tình thương yêu đó, trongtrường hợp ngược lại ta sẽ cảm thấy khổ sở ra sao khi đang bị giận dữ và hậnthù xâm chiếm. Tư duy và hành động phát sinh từ yêu thương ảnh hưởng đến sứckhoẻ tinh thần và thể xác một cách rõ rệt. Chúng phù hợp với bản tính đích thựccủa ta. Trái lại những hành động hung bạo, độc ác, hận thù sẽ chi phối và khốngchế ta để rồi ta cảm thấy thích thú khi nghe nhắc đến những chuyện như thế vàcũng chính vì thế mà chúng xuất hiện nhan nhản trên báo chí. Vấn đề nguy hiểmlà dần dần ta bị lừa phỉnh và cứ ngỡ rằng bản chất con người là xấu xa. Biếtđâu một ngày nào đó chúng ta sẽ thốt lên rằng không còn một hy vọng nào nữa choloài người.

Tôi nghĩ rằng thật cầnthiết phải nói với tuổi trẻ như sau: Các em hãy cố gắng nhận thấy những phẩmtính con người đang hiện hữu một cách tự nhiên trong các em. Các em hãy xây dựngtrong lòng một niềm tự tin vững chắc và tập cho mình biết đứng vững trên đôichân của chính mình!

Một số bạn trẻ khởi sựbước vào đời nhưng không hiểu mình muốn gì. Các bạn ấy chọn một nghề nào đónhưng lại cảm thấy không thích hợp với mình, bèn bỏ nghề và chọn một nghề khácrồi lại tiếp tục bỏ nữa, để rồi sau cùng thì buông trôi tất cả và nghĩ rằngchẳng có gì cho mình tha thiết cả.

Nếu người bạn trẻ củatôi rơi vào trường hợp như thế thì cũng nên hiểu rằng không có một sự sống nàomà không gặp khó khăn. Đừng nên hy vọng tất cả sẽ bỗng nhiên tự động thành côngvà những khó khăn sẽ tan biến như một phép lạ.

Khi các bạn học xong vàtìm việc làm thì hãy chọn lựa một nghề nghiệp phù hợp với bản chất của mình, sựhiểu biết của mình, khả năng của mình, quyền lợi của mình và có thể của giađình mình, kể cả bạn hữu hay thân thuộc của mình nữa. Cũng có thể cho là hợp lýkhi ta biết chọn một ngành nghề mà những người chung quanh đang làm. Như thế tacó thể nhận được những lời chỉ dẫn và thừa hưởng những kinh nghiệm của họ.

Hãy quán xét tất cả mọiyếu tố, chú ý đến những khả năng nào phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình để lựachọn. Sau khi đã chọn thì phải cố gắng duy trì. Dù có gặp khó khăn mấy đi nữacũng phải quyết tâm để vượt qua. Hãy tự tin nơi chính mình và huy động mọi nănglực sẵn có.

Nếu bạn nghĩ rằng nhiềunghề nghiệp sẽ chờ đợi bạn như những món ăn để cho bạn tự do nếm thử, hết mónnày đến món khác, thì quả thật bạn sẽ có rất ít may mắn để thành công. Hãy tựnhủ rằng một ngày nào đó rồi bạn cũng phải chọn lấy một quyết định và trong thếgiới này tuyệt đối không có bất cứ một thứ gì lại không hàm chứa những bất lợi.

Tôi nghĩ rằng chúng tathường cư xử như những đứa trẻ được nuông chiều quá đáng. Khi còn bé, chúng tahoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ. Đến tuổi đi học, chúng ta được giáo dục, có cơmăn áo mặc, tất cả gánh nặng và khó khăn đều đè lên vai người khác. Đến lúc tađủ sức lo toan cho chính sự hiện hữu của mình, tự vác lên vai gánh nặng củachính mình, thì ta lại nghĩ rằng tất cả đều sẽ dễ dàng ! Thái độ ấy trái ngượcvới thực tế. Trong thế giới này, không có một ngoại lệ nào cả, tất cả mọi chúngsinh đều phải gặp những khó khăn.

Lời khuyên người đãtrưởng thành

Những lời khuyên chotuổi trẻ cũng có thể áp dụng cho những người đang bước vào tuổi trưởng thành,bắt đầu đi làm và tạo lập gia đình.

Nghề nghiệp là phươngtiện giúp cho ta sinh sống, nhưng đồng thời cũng là một sự đóng góp của ta vàoxã hội. Thêm vào đó lại cũng có một sự tương tác nhất định giữa xã hội và bảnthân ta. Nếu xã hội phát đạt ta cũng thừa hưởng được sự phồn vinh chung, nhưngnếu xã hội gặp khó khăn ta cũng phải gánh chịu sự nhọc nhằn. Tập thể xã hội màchúng ta đang sống lại tiếp tục ảnh hưởng rộng lớn hơn ra chung quanh và saucùng là cả nhân loại nữa. Nếu tập thể dân cư trong vùng mà ta đang sinh sốngphát triển được một nền kinh tế phồn thịnh thì cả nước cũng được hưởng lây.Kinh tế nước Pháp liên hệ đến kinh tế của cả Âu châu, và kinh tế Âu châu sẽ ảnhhưởng đến kinh tế của toàn thế giới. Các xã hội tân tiến ngày nay lệ thuộc vàonhau một cách chặt chẽ, sinh hoạt của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến tất cả nhữngngười khác. Tôi nghĩ rằng ý thức được sự kiện đó là một điều hết sức cần thiết.

Khi nói rằng tình trạngphồn vinh của xã hội tùy thuộc vào mỗi người trong chúng ta, tôi không hề có ýám chỉ là ta phải hy sinh sự an vui cá nhân của chính mình cho tập thể. Tôi chỉmuốn nói một cách đơn giản là cả hai bên, cá nhân và tập thể, không thể táchrời nhau. Thế nhưng ngày nay, người ta thường nghĩ rằng vận mệnh của xã hội vàcủa từng cá nhân hoàn toàn khác biệt, cá nhân quan trọng hơn, còn tập thể thìkhông cần màng đến. Tuy nhiên nếu biết mở rộng tầm nhìn, ta sẽ thấy thái độ đótrên bình diện lâu dài không mang một ý nghĩa gì cả.

Hơn nữa như chúng ta đãbiết, hạnh phúc và khổ đau của con người không phải chỉ căn cứ trên sự thoả mãnduy nhất của cơ quan giác cảm. Hạnh phúc và khổ đau còn nhất thiết dựa vàonhững yếu tố mang tính cách tinh thần. Xin đừng quên điều ấy nhé. Đừng nên xemđấy chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt. Nếu ta có một ngôi nhà tuyệt đẹp, một chiếcxe sang trọng, tiền của trong ngân hàng, một địa vị cao sang trong xã hội và sựngưỡng mộ của kẻ khác, thì cũng không hề có nghĩa là ta đang sống trong hạnhphúc. Kể cả trường hợp đột nhiên ta trở thành tỉ phú, cũng không có nghĩa làhạnh phúc sẽ tự động đến với ta. Sự tương quan ấy còn cần phải xem xét lại.

Những khoái cảm sâu xakhi thưởng thức một tác phẩm hội họa hay nghe một khúc nhạc hoà tấu đã chứng tỏcho thấy tầm quan trọng của sự thoả mãn nội tâm nơi con người, khác với nhữngthỏa mãn thô thiển phát sinh từ các cơ quan giác cảm hay là việc thu đạt củacải vật chất.

Tuy vậy, sự thoả mãn nhưvừa kể trên đây vẫn còn dựa vào thính giác và thị giác, do đó chỉ mang đến sựthích thú tạm bợ, trên nguyên tắc cũng chẳng khác gì sự thích thú do ma túy tạora. Khi bước ra khỏi bảo tàng viện hay phòng hòa nhạc, sự thích thú do nghệthuật mang đến cũng chấm dứt theo, nhường chỗ cho sự thèm khát nổi lên. Ngườita sẽ không bao giờ tìm thấy sự thỏa mãn nội tâm đích thực.

Điều thiết yếu là nhữngsuy tư trong nội tâm của mình. Điều ấy không có nghĩa là bắt buộc ta phải chốibỏ những nhu cầu sơ đẳng nhất trong cuộc sống. Mỗi người trong chúng ta đều cóquyền được hưởng những gì tối thiếu. Chúng ta có cái quyền đó và chúng ta phảibảo vệ cái quyền đó. Nếu cần tranh đấu để bảo đảm cho cái quyền đó, thì ta phảisẵn sàng để tranh đấu. Nếu cần phải đình công thì ta đình công. Tuy nhiên đừngbao giờ để rơi vào một vị thế cực đoan. Nếu từ trong thâm tâm, không bao giờ tathỏa mãn và cứ tiếp tục muốn nhiều hơn nữa, thì ta sẽ không bao giờ tìm thấyhạnh phúc mà sẽ vẫn luôn luôn cảm thấy còn thiếu thốn một cái gì đó.

Hạnh phúc trong nội tâmkhông lệ thuộc vào những tình huống vật chất hay là sự thỏa mãn của các giácquan. Hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ trong tâm thức của chính mình. Nhìn thấyđược tầm quan trọng của hạnh phúc, ấy là một điều vô cùng hệ trọng.


Lời khuyên người lớntuổi

Khi trở về già và nếunhư ta không có một tín ngưỡng tôn giáo nào cả, thì cũng nên hiểu rằng nhữngkhổ đau cơ bản nhất – sự sinh, bệnh tật, già nua, cái chết – là những thànhphần bất khả phân của sự sống. Ngay từ lúc sinh ra đời, ta không thể nào tránhkhỏi già nua và cái chết. Nó là như thế. Nếu oán thán rằng đấy là bất công, rồiước muốn phải khác hơn thế, thì quả thật là vô ích.

Theo Phật giáo, việcđược sống lâu hay không là nhờ vào những phẩm hạnh của chính mình trong quákhứ. Kể cả trường hợp ta không phải là người Phật giáo đi nữa thì cũng nên nhìnvào những người đã chết khi họ còn trẻ để cảm thấy hân hoan khi mình có mộtcuộc sống kéo dài hơn họ.

Nếu trước đây trong giaiđoạn đầu tiên của cuộc đời, ta đã có một cuộc sống phong phú, thì hãy cố nhớlại trong cái khoảng thời gian đó ta từng đóng góp những gì cho xã hội, và đãtừng thực hiện được những công trình ích lợi nào với chủ tâm chân thành. Nếu đãlàm được những điều ấy thì giờ đây ta sẽ không có gì để hối tiếc nữa.

Nếu ta mang một tínngưỡng tôn giáo thì hãy cứ cầu khẩn hay suy tư tùy theo đức tin của mình. Nếutinh thần còn trong sáng, ta hãy suy nghĩ rằng sự sinh, bệnh tật, già nua vàcái chết là những thành phần thuộc vào sự sống của con người mà ta không thểnào tránh được những thứ ấy. Hiểu được như thế và hoàn toàn chấp nhận sự thậtđó sẽ giúp ta bước vào tuổi già một cách bình thản hơn.

Điều đó cũng đang đếnvới tôi, vì tôi cũng đang bước vào cái tuổi sáu mươi bảy (1). Nếu như đôi khitôi không chấp nhận từ trong thâm tâm là thân xác vật chất của mình đã già,xuyên qua cái con số năm tháng như vừa kể trên đây, thì tôi sẽ khổ sở lắm khiphải chấp nhận cái tình trạng hiện nay của tôi. Khi đã già, tuy rằng không phảilà một cách tự lừa phỉnh lấy mình, nhưng ta cũng nên ý thức ý nghĩa thật sự củacái già là gì và từ đó rút ra những gì tốt đẹp nhất.

Hãy nên tự hỏi ta còn cóthể cống hiến được gì cho cái xã hội này hay không, trong khi ta vẫn còn nhờ vảvào nó. Với những hiểu biết mà ta từng thu đạt được, nhất định là ta phải cóích lợi hơn nhiều so với những người không được sống lâu như ta. Hãy kể lạicuộc đời ta cho gia đình, cho những người thân thuộc chung quanh, chia sẻ vớihọ những kinh nghiệm của chính mình. Nếu ta thích gần gũi với con cháu thìtrong khi chăm sóc chúng, ta hãy truyền đạt cho chúng những hiểu biết của ta vàgóp phần vào việc giáo dục chúng.

Nhất định là ta khôngnên bắt chước những người già cả suốt ngày chỉ ta thán và gây sự. Chớ nên phungphí năng lực của ta bằng cách đó. Chẳng những ta không làm cho bất cứ ai khácvui lòng mà lại còn mang tuổi già của ta để thách đố với khó khăn.

Ghi chú :

1- Đức Đạt-Lai Lạt-Mathuyết giảng những lời này vào năm 2000.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 7592)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 10227)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 8440)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 8962)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9848)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 10585)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 10093)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8572)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9541)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8893)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]