Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tựa

10/07/201112:48(Xem: 8974)
Lời tựa

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜIKHUYÊN TÂM HUYẾT
Thựchiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyểnngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyểnngữ Pháp Việt: Hoang Phong

Lời tựa

Tại nơi cư trú của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trên đấtẤn, từ cửa sổ nhìn xuống là những cánh đồng bao la trải rộng tận cuối chântrời. Về phía bắc là các đỉnh núi tuyết phủ trắng gợi lại cho những người đếnviếng thăm những cảnh quang cũ của xứ Tây tạng, chỉ cách nơi này vài trăm câysố theo đường chim bay, tuy thật gần nhưng cũng lại thật xa.

Một sự yên lặng an bình tỏa rộng chung quanh.Nơi đây mọi người đều nói với nhau rất ít và nếu có thốt ra điều gì thì nóithật nhỏ nhẹ, vì dường như tất cả đều ý thức được sự kiêu căng trong những lờivô ích. Sự yên lặng chỉ tan biến khi bất chợt vang lên một tràng cười dòn dã củaNgài « Kundun ». Chữ « Kundun » có nghĩa là « Sự hiện hữu », đấy là danh hiệumà người Tây tạng dùng để gọi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma với tất cả lòng trìu mến vàkính trọng.

Thật ra thì trong một năm, Ngài phải dành ranhiều tháng để đáp lại tấm chân tình của những người mang ước vọng ủng hộ chínhnghĩa Tây tạng, đang bị bóp nghẹt trong gọng kìm nghiệt ngã của chế độ độc tàiTrung quốc và bị các nền dân chủ bỏ rơi vì tham thị trường mới mà không cầnbiết đến công lý là gì. Con Người bước trên đường hành hương vì hoà bình ấykhông hề biết mệt, Ngài bị cuốn vào một cơn lốc sinh hoạt triền miên mà ngay cảnhững lúc nghỉ ngơi nếu có thì cũng phải tính từng phút một. Tuy nhiên, dù làmviệc vượt cả sức người, Ngài Kundun lúc nào cũng giữ được sự trong sáng và tháiđộ ân cần không bao giờ lay chuyển. Lúc nào cũng thế, trước mặt mọi người, dùlà một người bạn lâu đời, một khách viếng thăm hay một kẻ lạ gặp ở phi trường,Ngài đều tỏ ra ân cần, hiển lộ qua toàn thể thân xác Ngài, bằng những cái nhìnthật đặc biệt với đôi mắt hiện lên lòng tốt, sự đơn sơ và rất nhiều hómhỉnh.

Thông điệp của Ngài lúc nào cũng chỉ là một,Ngài lập đi lập lại không biết mệt với những ai muốn lắng nghe Ngài rằng: «Tất cả mọi sinh linh, kể cả những người đang hận thù ta, đều e sợ khổ đau và ướcmong hạnh phúc. Tất cả đều ngang hàng với chúng ta, đều có quyền đạt được hạnhphúc và xa lìa khổ đau. Hãy quan tâm đến tất cả mọi người một cách thành thật,đối với bạn hữu cũng như kẻ thù. Đấy là căn bản sơ đẳng nhất của lòng từ bi».

Cách nay vài năm, ông Alain Noël, giám đốc nhàxuất bản Presses de la Renaissance, có khẩn khoản xin Đức Đạt-Lai Lạt-Ma viếtmột quyển « di chúc tinh thần ». Tuy nhiên, vì lý do tất cả chúng tôi trongthâm tâm đều mong muốn là Ngài sẽ sống lâu hơn trăm tuổi, cho nên muốn giữ điềmlành đó được trọn vẹn và sau khi suy nghĩ kỹ, chúng tôi chỉ xin Ngài một loạtbài gồm những lời khuyên đơn giản, có thể mang lại chút gì đó cho mỗi người, dùtánh tình của họ ra sao, địa vị xã hội và nghề nghiệp của họ như thế nào. Thậthết sức tình cờ là ý kiến này cũng đã có ở Tây tạng, tức là các lời khuyên củacác vị đại sư thường được gom thành những pho sách mang tựa đề «Những lờikhuyên tâm huyết». Thế là tựa đề và cả hình thức của quyển sách này đã sẵnsàng.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có rất ít thì giờ dành vàoviệc giao tiếp, vì thế chúng tôi thiết nghĩ nên lập trước một danh sách gồmnhiều chủ đề dự trù để tùy ý Ngài sẽ bỏ bớt hay triển khai thêm. Sau cùng Ngàilại thêm vào danh sách đó một số chủ đề mà chúng tôi không ngờ tới, đấy lànhững chủ đề mà Ngài hằng ấp ủ trong tim, chẳng hạn như về các tù nhân và nhữngngười đồng tính luyến ái.

Lời Ngài thốt ra có lúc thật nghiêm trọng, đôikhi rất hồn nhiên và vui tươi, có lúc lại rất kiên quyết hoặc tư lự và thỉnhthoảng bật lên những tràng cười dòn dã. Những lời của Ngài thật tự nhiên, khônghề chủ tâm làm vui lòng bất cứ một ai, và trong những lời nói đó luôn hiện lênmột nỗi âu lo sâu xa về những khó khăn của con người cùng những cái nhìn khôngthiếu sự nghiêm khắc đối với họ.

Người ta thường biết là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma nóirất thẳng và hoàn toàn không có bất cứ một tham vọng nào thuộc cá nhân Ngài haythuộc về Phật giáo. Ngài vẫn thường nói rằng « Tôi chỉ là một nhà sư ». Mụcđích duy nhất của Ngài là chia sẻ những kinh nghiệm riêng của chính mình vớimọi người để cầu mong họ đạt được hạnh phúc bằng những cách thực tiễn nhất màNgài có thể làm được.

Ngài không dùng những thuật ngữ lắt léo haynhững ngôn từ tối nghĩa để che đậy những gì khó nói hay những lúc do dự. Nếu cómột vấn đề nào mà Ngài không thấy một giải đáp minh bạch hoặc điều đó không phùhợp với sự thực mà Ngài cảm nhận một cách sâu xa trong lòng, thay vì khéo léoche giấu những điều ấy bằng cách đánh trống lãng hay dùng những câu trả lời rỗngtuếch thì Ngài phô bày thẳng thắn sự bối rối của Ngài bằng cách ném thẳng mộtcâu cộc lốc : «Tôi không biết», khiến cho mọi người chưng hửng và bật cười.

Đối với những người hiểu Ngài đôi chút thìnhững câu trả lời và cách trả lời như thế đã phản ảnh đích thực cho thấy Ngàilà như thế và Ngài đã nghĩ như thế. Ngài không bao giờ tìm cách lắt léo để tỏra khác hơn.

Những lời khuyên của Ngài rất đơn giản vì Ngàinghĩ rằng rắc rối chẳng có ích lợi gì cả. Một số người cho rằng quả là một điềuthật ngây thơ khi cứ nhắc đi nhắc một cách chán ngấy rằng con người cần phải có«lòng tốt», tuy thế sự quan tâm của Ngài lại hết sức phù hợp với thực tế :Bản tính con người nói chung một mặt thì thiếu lòng từ tâm, mặt khác lại khôngchịu trau dồi phẩm tính căn bản ấy trong lòng. Như vậy thì đề cập đến chuyệnhoà bình thế giới hay những chủ đề lớn lao khác cũng giống như nói chuyện phiếmvô tích sự mà thôi.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triểnkhai lòng tốt và tình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tínhấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta hãynhìn vào những kinh nghiệm thường nhật để nhận thấy cần phải « trở thành mộtngười tốt » thì mới có thể thừa hưởng được những gì tốt đẹp nhất trong sự hiệnhữu của con người. Ngài luôn luôn đặt nặng « trách nhiệm toàn cầu », và ý thứcmỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình nhân loại, đều có thể trởthành một người thợ xây đắp cho hoà bình và bảo vệ chúng sinh. Ngài vẫn thườngnói rằng: « Sự giải trừ vũ khí bên ngoài cần phải đi đôi với sự giải trừ vũ khíbên trong ».

Sự giản dị trong các lời nói của Ngài có mụcđích giúp chúng ta nhìn thấy những gì cốt yếu. Vì vậy ta không nên vin vào đómà đánh giá Ngài không đủ khả năng để diễn đạt những ý tưởng sâu xa hay khúctriết. Khi có một lời giáo huấn hay một mẫu đối thoại nào thuộc lãnh vực triếthọc, siêu hình hay các vấn đề tâm linh, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sẽ phát biểu nhữngquan điểm vô cùng phong phú của Ngài mà chiều sâu có thể làm cho những học giảlỗi lạc nhất phải chao đảo.

Vào tháng ba năm 2000, từ nơi cư ngụ, và trongtinh thần trình bày trên đây, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã gửi gấm cho chúng ta những«lời khuyên tâm huyết». Ngài giảng bằng tiếng Tây tạng và được thu âm, sau đóđược Cristian Bruyat và tôi chuyển ngữ. Trong một bầu không khí thoải mái, thânmật và hồn nhiên, Ngài đã nói lên những gì có thể ứng dụng ngay cho tất cả mọingười, trong mục đích phát huy một «đời sống tinh thần cho người thế tục», vàcố tình tránh né tối đa những khái niệm đặc thù của Phật giáo, nếu có thể. Nếuchúng ta đủ sức hấp thụ, dù chỉ là một phần nhỏ những lời khuyên của Ngài vàotư duy và hành động của chúng ta, thì thật cũng nên lấy đó làm một điều vuimừng.

Matthieu Ricard
Tuviện Schéchèn, Népal
16tháng 6, năm 2001
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 7493)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7887)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9890)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9756)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7839)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7160)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7149)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7792)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14409)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11636)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]