Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Lễ Hội Phật Giáo

14/05/201107:52(Xem: 6602)
18. Lễ Hội Phật Giáo

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Ba
TRUYỀN THỪA LỜI PHẬT DẠY

XVIII. LỄ HỘI PHẬT GIÁO

Lễ hội, sinh nhật, lễ thành hôn và lễ tang

Phật giáo sử dụng âm lịch nên ngày Rằm và ngày cuối tháng là thời gian dành cho những sinh hoạt lễ hội. Đông đảo cư sĩ Phật tử về chùa tụng kinh, cầu nguyện và làm các công đức qua việc bố thí cúng dường. Có người thọ trì Bát quan trai giới trọn ngày. Trong những ngày này nhiều ngôi chùa ở Trung Quốc cung cấp bữa ăn trưa chay tịnh miễn phí cho dân chúng.

Ngày Rằm và ngày cuối tháng cũng đánh dấu ngày tăng ni sám hối và bố tát để được thanh tịnh. Tăng chúng tụng đọc và ôn lại những giới điều đã thọ và đề khởi trở lại ý chí nghiêm trì giới luật.

Lễ hội quan trọng nhất của Phật giáo là lễ Phật Đản làm sống lại kỷ niệm Đức Phật chứng được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Lễ Phật Đản được đón mừng vào ngày Rằm tháng tư, nhằm tháng năm hay tháng sáu tây lịch. Trong dịp lễ hội này người Phật tử thường tụ tập về chùa chiền, thọ trì Bát quan trai giới và tham dự các khóa lễ.

Một số tông phái Phật giáo cho rằng ngày Rằm tháng tư cũng là ngày Phật Niết bàn, trong khi một số tông phái khác lại cử hành lễ Phật Đản vào ngày mùng 08 tháng tư. Vào ngày lễ Phật Đản một số nơi tổ chức lễ tắm Phật với nước thơm để tưởng nhớ đến sự kiện chư thiên tắm thái tử khi Ngài vừa mới chào đời.

Bảy tuần lễ sau ngày Phật Đản là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tức bài kinh Chuyển Pháp Luân. Đây là ngày tưởng nhớ đến sự kiện Đức Phật tuyên thuyết Tứ thánh đế ở vườn Lộc Uyển.

Theo Phật giáo Tây Tạng thì 4 lễ hội đặc biệt quan trọng về cuộc đời của Đức Phật gồm có trước hết là lễ Phật Đản và lễ Phật Chuyển Pháp Luân; kế đến, ngày 15 tháng giêng âm lịch là lễ hội kỷ niệm Phật hiển bày những phép thần thông để đối trị với những người bất tín, dắt dẫn họ trở về Chánh đạo và lễ hội thứ tư được đón mừng vào một tuần sau mùa an cư kiết hạ. Đây là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật trở về thế gian sau khi đã ở trên thiên giới ba tháng để thuyết pháp độ cho mẫu thân.

Từ thời Phật mỗi năm chư tăng ni đều cấm túc an cư ba tháng trong mùa mưa. Ở Ấn Độ trong mùa mưa, muông thú và côn trùng sinh sản rất nhiều, để cho chúng không bị vô tình dẫm đạp, Đức Phật đã huấn thị tăng ni ở cố định một nơi trong suốt thời gian ba tháng, không nên di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác.

Đây là thời gian ẩn cư của Tăng-già, trong suốt thời gian này chư tăng không được phép thọ nhận y phục, giường nằm... Cuối thời gian an cư này có một lễ hội, sau lễ hội là lễ dâng y Kathinađể người tại gia cư sĩ cúng dường y áo và vật dụng cho Tăng-già vì trong mùa mưa thời tiết ẩm ướt những vật dụng của chư tăng đã bị hư hại.

Ở Trung Quốc, người Phật tử còn tổ chức lễ vía nhiều vị Bồ Tát. Những lễ hội này đánh dấu những ngày tháng quan trọng được kinh điển đề cập như lúc vị Bồ Tát ấy được sinh ra, lần đầu tiên phát đại nguyện thí xả hay những đại thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sinh.

Khi lan tỏa vào nhiều khu vực văn hóa khác nhau, Phật giáo đã hội nhập với những hoạt động văn hóa ở những nơi đó. Kết quả là những hoạt động văn hóa cổ xưa được duy trì nhưng lại mang sắc thái của Phật giáo. Một ví dụ là Tết Nguyên Đán. Đây là một lễ hội của nền văn hóa có trước Phật giáo. Ở Tây Tạng, không khí nô nức của ngày Tết hòa quyện với không khí nhiệt thành cúng dường cầu nguyện và các khóa lễ của nhà chùa để cúng dường phẩm vật lên chư Phật, chư Bồ Tát và những vị Hộ Pháp Già-lam.

Hơn nữa, ở Lhasa (thủ đô của Tây Tạng) Đại Lễ Hội Cầu Nguyện vào đầu thế kỷ thứ 14 thu hút tăng ni và tín đồ Phật tử khắp mọi nơi ở đất nước Tây Tạng trẩy hội về đây tham dự. Trong thời gian lễ hội này Đức Đạt-lai Lạt-ma hay những vị hành giả vĩ đại khác sẽ đăng đàn giáo hóa. Hào hứng và thú vị hơn cả là những cuộc biện luận đạo lý giữa những ứng viên muốn tốt nghiệp Geshe (tiến sĩ của Tây Tạng)...

Lễ thành hôn, sinh nhật, và lễ tang

Không có lễ nghi chính thức dành cho đứa bé mới chào đời trong gia đình theo Phật giáo. Tuy nhiên cha mẹ được phép dâng phẩm vật cúng dường và cầu nguyện đồng thời cầu thỉnh những khóa thiền tụng để hồi hướng phước đức cho đứa bé. Khi đủ lớn khôn để hiểu được Chánh pháp thì đứa trẻ được phép thọ lễ quy y và chính thức trở thành người Phật tử.

Đối với Phật giáo lễ cưới được xem như là một việc thế tục. Thật ra, Đức Phật ngăn cấm chư tăng ni không được làm mai mối hay tiến hành lễ cưới. Điều này nhằm giúp tăng ni giữ gìn phạm hạnh như đã được lãnh thọ đồng thời giúp tăng ni có thêm thì giờ để học hỏi giáo pháp và thiền định.

Đôi khi những cư sĩ Phật tử cử hành lễ cưới với tiết mục thảo luận Phật pháp. Có trường hợp, sau khi làm lễ cưới xong hai vợ chồng mới cùng đi đến chùa lễ Phật, cúng dường hay tài trợ cho một buổi lễ cầu nguyện để tạo những thiện nghiệp chung hầu có một cuộc sống gia đình hạnh phúc sau này. Lúc đó chư tăng hay chư ni tụng một thời thiền tụng hay đọc lên lời chú nguyện chúc phúc cho hai vợ chồng được nhiều phước lạc an vui, lợi lạc cho tất cả mọi người.

Trong những lúc cuộc sống vợ chồng có vấn đề người ta thường đến chùa thỉnh cầu chư tăng niệm kinh, thiền tụng hay cầu nguyện. Tuy nhiên, người Phật tử không cầu nguyện Đức Phật giống như cầu nguyện một vị thần toàn năng và yêu cầu Phật giải quyết những vấn đề của mình. Người Phật tử có niềm tin chân chánh rằng không người nào, kể cả Đức Phật, là toàn năng. Nếu có một người toàn năng thì người ấy chắc chắn đã giải quyết tất cả vấn đề của tất cả mọi người rồi.

Chúng ta cũng không nên cầu xin Đức Phật hãy tha thứ và đừng có phạt tội chúng ta nữa dù chúng ta đã làm những hành động tai hại. Chư Phật có lòng từ bi vô hạn và không bao giờ làm hại bất cứ người nào, dù là làm hại với danh nghĩa của "công lý." Những nỗi đau khổ của chúng ta là do những bất thiện nghiệp mà chúng ta đã làm trong đời này hay nhiều đời trước.

Những khi gặp cảnh khổ trong đời sống thì việc đọc kinh điển, thiền tụng hay cúng dường có hai lý do. Một, những việc làm này xóa đi những dấu ấn ác nghiệp trong tâm thức chúng ta và khiến cho những ác nghiệp này không trổ quả trong tương lai. Hai, tạo nên những nghiệp thiện để trổ quả phước lạc sau này. Có khi những lễ cầu an như vậy được cử hành ở gia đình của thiện tín cư sĩ, cũng có khi được tổ chức tại chùa hay tu viện.

Khi người ta mệnh chung, chư tăng thường được cung thỉnh đến để thiền tụng cầu siêu, hồi hướng phước lạc cho người vừa mất. Nội dung bài kinh có khi là những lời chỉ dạy dành cho người đang hấp hối hay là người đã chết nhằm giúp người ấy sinh vào cảnh giới tốt đẹp. Những bài kinh khác thì lại có tác dụng vun bồi thiện nghiệp, hồi hướng cho tất cả chúng sinh, đặc biệt là cho người đang hấp hối hay đã chết.

Mặc dầu trong văn hóa Á Đông, thì người ta thường thỉnh mời chư tăng hay chư ni làm lễ cầu siêu nhưng thật ra ngay cả những người thiện tín cư sĩ cũng có thể làm làm lễ cầu siêu được. Trong những trung tâm Phật giáo ở phương Tây, thường thường cả cư sĩ lẫn chư tăng cùng làm lễ chung với nhau. Chúng ta không nên có ý tưởng, "Tôi là người đời nên tôi không thể nào thực hiện thiền tụng được." Cũng không nên có ý nghĩ rằng tôi mướn quý thầy đến tụng niệm, thế thì tôi khỏi tụng. Khi chúng ta có mối tương quan mật thiết với người bệnh hay mệnh chung thì tự thân chúng ta cầu nguyện, tụng kinh, cúng dường để hồi hướng phước lạc cho người đó là có tác dụng rất lớn.

Lễ hội Phật giáo thì rất nhiều và phong phú. Những điều được nêu lên ở đây chỉ là một số nét đặc trưng tiêu biểu mà thôi. Hãy thoải mái đi đến những ngôi chùa, tu viện hay trung tâm tu học Phật giáo trong những ngày lễ hội. Hãy thưa hỏi những nhà tu về ý nghĩa của những lễ nghi và lễ hội. Cũng vậy, mỗi khi bạn viếng thăm chùa bạn không cần phải tham dự vào những chương trình tu tập mà bạn chưa hiểu. Ngay cả việc lạy Phật bạn cũng nên tìm hiểu nội dung ý nghĩa như thế nào. Tinh thần của đạo Phật là tự do thắc mắc và tự do tìm hiểu. Hãy sử dụng tinh thần rộng mở này để học hỏi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 7575)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8756)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6812)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7935)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7861)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9639)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7476)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9859)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12939)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12542)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]