Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phật Giáo Nguyên Thủy: Truyền Thống Của Những Vị Trưởng Lão

14/05/201107:52(Xem: 6936)
14. Phật Giáo Nguyên Thủy: Truyền Thống Của Những Vị Trưởng Lão

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Ba
TRUYỀN THỪA LỜI PHẬT DẠY

XIV. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY:
TRUYỀN THỐNG CỦA NHỮNG VỊ TRƯỞNG LÃO

 

Phật giáo ở Tích Lan và Đông Nam Á

Hình ảnh những nhà sư mặc y vàng, những vòng hoa thơm ngát dâng cúng ở những ngôi chùa, âm điệu tụng niệm trầm bổng bằng tiếng Pali và tư thế thiền định lặng lẽ đến chỗ sâu thẳm của bình an là những đặc điểm nổi bật của truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy.

Phật giáo Nguyên Thủy là truyền thống được tu tập rộng rãi ở Ấn Độ sau khi Phật Niết bàn. Vào thế kỷ thứ 3 trước TL truyền thống này được thiết lập ở Pakistan và Afghanistan, đồng thời cũng lan sang tận Trung Á vào những thế kỷ đầu TL. Nhưng những cuộc xâm lăng của Hồi giáo vào thế kỷ thứ 11 và 12 đã hầu như hoàn toàn phá huỷ Phật giáo ở lục địa Ấn Độ và trung tâm châu Á.

Vào thế kỷ thứ ba trước TL, vua Asoka của Ấn Độ đã gởi các đoàn truyền bá Phật giáo sang Tích Lan. Nhờ vậy, Phật giáo đã được thiết lập vững vàng ở đất nước này và cho đến ngày nay vẫn còn phát triển rực rỡ. Phật giáo từ Ấn Độ và Tích Lan đã lan tỏa và mở rộng đến Đông Nam Á châu. Đã từ lâu Phật giáo đã được thiết lập bền vững và đã thấm sâu vào tâm hồn người dân Thái Lan và Miến Điện. Trong những năm gần đây, ở những nước giàu có và phát triển thuộc Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore và Malaysia, càng ngày càng đông đảo những người tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy.

Bắt đầu từ thế kỷ 19, những nhà trí thức Tây phương bắt đầu cảm thấy thích thú hệ thống tư tưởng trong sáng của Phật giáo Nguyên Thủy. Ngày nay, truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy đã thu hút dân chúng từ mọi thành phần của xã hội; chùa chiền, trung tâm truyền giáo và thiền viện thuộc Phật giáo Nguyên Thủy đã được xây dựng khắp nơi ở phương Tây.

Dựa trên thánh tạng Pali, Phật giáo Nguyên Thủy trình bày giáo lý mà Đức Phật dạy trước hết là Tứ thánh đế, Ba pháp tu học cao thượng và Bát thánh đạo. Những đề tài này đã được thảo luận trong những chương trước đây.

Truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy tuyên bố rằng số người có thể chứng được Phật quả rất là ít ỏi. Thời kỳ hay kiếp mà chúng ta đang sống nằm trong thời kỳ gọi là Hiền kiếp. Trong Hiền kiếp này lần lượt sẽ xuất hiện 1000 vị Phật trong đó Đức Bổn Sư Thích-ca mâu-ni là vị thứ tư. Chín trăm chín mươi sáu vị đang là Bồ Tát sẽ thành Phật trong tương lai. Những vị Phật tương lai đang là những vị Bồ Tát, như vậy, hầu hết chúng ta sẽ không thành Phật vì vậy chúng ta nên hướng đến mục đích trở thành những vị A-la-hán. A-la-hán được định nghĩa là những vị đã thoát khỏi hệ lụy của biển khổ luân hồi và chứng đạt Niết bàn. (Sự khác biệt giữa chư Phật và những vị A-la-hán đã được thảo luận trong chương thứ 8 nói về "Bốn Sự Thật Cao Thượng")

Những người muốn chứng đạt Niết bàn thì nên quy y Tam Bảo và hành trì 5 giới của người tại gia. Trong một mức độ nào đó, những người ấy cũng có thể thọ lãnh những giới điều của người xuất gia. Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, thọ giới cụ túc được xem là một tiền đề quan trọng để chứng đạt Niết bàn.

Có sự khác biệt đáng kể giữa hội chúng Tăng-già và hội chúng cư sĩ thể hiện trong các pháp môn tu tập ở những quốc gia theo Phật giáo Nguyên Thủy ở châu Á. Sự nghiệp chính của các nhà sư là giữ giới tinh nghiêm, học hỏi giáo lý, tu tập thiền định và hồi hướng những thiện nghiệp công đức đã gây tạo được cho sự khang lạc của mọi người. Sự nghiệp tu hành đúng theo tinh thần đạo Phật của cộng đồng Tăng-già có tác dụng làm lợi lạc an vui, đồng thời củng cố tận chiều sâu của nền tảng đạo đức toàn xã hội. Đáp lại, những người cư sĩ tại gia hoan hỷ và thành kính cúng dường cho tăng sư những nhu yếu hằng ngày như thức ăn, đồ mặc, chỗ ở và thuốc men.

Tuy vậy, quan niệm về vai trò của Tăng sư và cư sĩ dần dần chuyển biến khác đi khi truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy du nhập và bắt rễ vào các quốc gia phương Tây. Đặc điểm của hầu hết những người cư sĩ phương Tây theo Phật giáo Nguyên Thủy là ưa thích thiền định. Rất nhiều người thực tập thiền định mỗi ngày trước khi đi làm và sau khi đi làm về. Hằng năm, trong những ngày nghỉ họ thường đến những trung tâm Phật giáo để học hỏi về giáo lý phổ thông và tham vấn chuyên sâu về thiền định. Lại có những người xin nghỉ phép nhiều tháng để tham dự những khóa ẩn cư dài hạn. Một đặc điểm nữa của Phật giáo ở phương Tây là người học không chú trọng nhiều đến vấn đề vị truyền giáo đó là người xuất gia hay vẫn còn là một cư sĩ; họ cũng không quan tâm nhiều đến việc đó là người nam hay là một phụ nữ.

Phương pháp tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy

"Càng nghiên cứu pháp môn niệm tức tâm thức tôi càng có nhiều điều tâm đắc sâu sắc về pháp môn này, đúng là một hệ thống rèn luyện tâm thức. Pháp môn niệm tức tương đồng với tinh thần khoa học phương Tây của chúng ta ở chỗ nó không chấp nhận một thành kiến nào có sẵn trước đó. Nó có tính khách quan và tính phân tích. Pháp môn này dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của một cá nhân đang tu tập mà không lệ thuộc vào ý kiến hay quan điểm của ai khác. Nó giải thoát cho chúng ta khỏi những lối mòn và xiềng xích của bản thân; khỏi những thành kiến có sẵn, những rập khuôn mù quáng và cái ý niệm riêng của cái tôi. Nó phóng thích bạn để bạn thấy và chứng nghiệm một thế giới chân thực" (Bác sĩ E. Graham Howe, vị y sĩ nổi tiếng người Anh).

Tất cả truyền thống Phật giáo đều rèn luyện hai phẩm tính căn bản trong công phu thiền định là: samatha(tịnh trú) và vipassana(biệt quán). Nói một cách tổng quát, trước hết chúng ta tu tập tịnh trú để giải phóng tâm thức khỏi những mảnh vụn vô tổ chức nằm trong tâm thức và phát triển năng lực tập trung. Trong Phật giáo Nguyên Thủy hơi thở được vận dụng làm đối tượng của thiền định và thiền giả rèn luyện một tâm thức tỉnh giác, tập trung vào những trạng thái của hơi thở trong mỗi giây phút.

Lúc mới cố gắng tập trung, tâm thức chúng ta bừa bộn những mảnh vụn lớn nhỏ hay những tiếng thì thầm của tạp niệm giống như một người bị nhốt trong một gian phòng có 15 cái radio đồng thanh bắt 15 đài phát thanh khác nhau. Chúng ta cần học tập và vận dụng một số kỹ thuật thiền định để hóa giải tình trạng này. Chúng ta có thể thư giãn từng bộ phận của thân thể song song với việc xả bỏ những tạp niệm gây phân tán. Theo một kỹ thuật khác, thiền giả chỉ đơn thuần ghi nhận sự hiện diện của những ý tưởng hay những cảm thọ đang khởi lên mà thôi chớ không để tâm đến cũng không truyền thêm năng lực cho chúng. Làm như vậy thì những ý tưởng và những cảm thọ tự khởi lên rồi cũng tự lặng xuống thôi. Một kỹ thuật nữa là lặp lại hai âm "Tỉnh" và "Giác" theo hơi thở vô và hơi thở ra để tập trung tâm ý.

Ngoài khóa thiền toạ chính thức chúng ta còn đi thiền hành. Bước từng bước chậm, chúng ta tập trung tâm ý vào từng cử động và cảm thọ trong các động tác nhấc chân lên, đưa chân tới và đặt chân xuống. Thực ra, trong tất cả những động tác hằng ngày như ngồi, đứng, nằm xuống, nói chuyện... một thiền giả cố gắng ý thức được cử động và sự việc từng giây phút ngắn ngủi.

Bằng cách tập trung tâm ý vào các cảm giác của hơi thở trong khi thiền tọa và vào từng cử động trong khi thiền hành, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn sự phong phú của từng giây phút trong hiện tại. Hơn thế nữa, tâm ý của chúng ta sẽ thoát khỏi tình trạng mở mắt chiêm bao và những niệm tưởng tạp nhạp chướng ngại. Đây là hai nguồn dưỡng chất hay là hai nguồn năng lượng cho những tâm thái nhiễu loạn. Khi tâm thức ở trong trạng thái tĩnh lặng thì thiền giả sẽ hoàn toàn trải nghiệm từng phút giây của đời sống.

Công phu tu tập biệt quán (vipassana) sẽ làm phát triển một trạng thái tâm thức tỉnh giác và biện biệt sắc bén có thể trực tiếp nhận chân được thực tại tối hậu, vô ngã và không có tự thể kiên cố. Trong pháp môn tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy thì biệt quán được tu tập với 4 niệm xứ (satipathana): chánh niệm về thân, về những cảm thọ, về tâm thức và về các pháp.

Khi quán sát tường tận 4 pháp này, thiền giả nhận thức được 3 đặc điểm (hay tình trạng): tình trạng mỏng manh, khổ não và không có tự thể kiên cố. Bằng cách quán chiếu hay quán sát hơi thở, quán sát những cảm giác của thân thể, quán sát những dạng tâm tưởng khác nhau và những tâm sở trong từng giây phút một, thiền giả ngay lúc ấy nhận ra không hề có mảy may một kẻ nào trong tâm thức của mình đang điều động chúng. Bản chất của chúng ta là vô ngã, trong tính chất vô ngã như vậy không có một tự thể kiên cố nào cần bảo vệ. Không có cái ta nào cần làm cho thỏa mãn.

Năng lực biệt quán càng ngày càng được phát triển nhờ công phu thiền tọa đồng thời nó còn có thể được phát triển nhờ vào những công phu khác. Cụ thể như nhờ vào năng lực nhận thức sắc bén về mỗi động tác, cảm thọ và tư tưởng, vị thiền giả quán xét ai đang thực hiện và ai đang lãnh thọ những pháp như vậy. Khi vị thiền giả chỉ thấy một dòng chảy liên tục của những biến động tâm thức và biến động vật lý mà không có một chủ thể kiên cố hay một cái ngã nào làm "chủ nhân ông" thì vị thiền giả ngay lúc đó nhận chân được tính vô ngã.

Kết hợp pháp môn biệt quán với pháp môn nhất tâm tịnh trú, vị thiền giả có thể tẩy sạch dòng chảy của tâm thức, làm cho dòng chảy tâm thức thoát khỏi sự ô nhiễm của tâm thái nhiễu loạn và sự ô nhiễm của nghiệp lực, làm cho dòng chảy tâm thức không còn những pháp gây ra đau khổ. Đạt được trạng thái giải thoát như thế vị thiền giả chứng được quả vị A-la-hán.

Thiền quán về tâm từ (metta)cũng là pháp môn rất phổ biến trong Phật giáo Nguyên Thủy. Vị thiền giả bắt đầu bằng cách tâm niệm: "Nguyện cầu cho con được an vui và hạnh phúc," rồi dần dần trải rộng cảm giác hạnh phúc này đến bạn bè, những người xa lạ và kẻ thù. Lần lượt quán xét từng đối tượng vị thiền giả khởi lên tâm niệm: "Nguyện cầu cho những người này được an vui và hạnh phúc." Vị thiền giả cần phải để cho những lời nguyện này có âm vang trong tâm thức, làm cho chúng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu bền trong tâm thức cho đến khi chúng trở thành trạng thái tâm thức của mình. Pháp tịnh trú cũng có thể tăng trưởng nhờ vào thiền quán về tâm từ.

Ở phương Tây, pháp môn tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy đã phổ biến rộng khắp, đặc biệt là đến với những người đã nhận ra giá trị hời hợt ê chề của việc làm cho giác quan được thỏa mãn đồng thời nhận chân được những giá trị tâm linh vững bền và sâu thẳm của việc thiền định. Với ý thức đã được thăng hoa như vậy những vị thiền giả hướng đến việc làm cho dòng tâm thức cũng như những trạng thái cảm xúc như ngựa không cương của họ trở nên tĩnh lặng, đồng thời tập trung phát triển những trạng thái tâm thức tích cực. Thực tế, càng ngày càng có nhiều người, ngay trong giới kinh thương, cũng đã thấy rằng phương pháp thiền niệm tức có tác dụng vô cùng ích lợi. Thiền quán về lòng từ lại có tác dụng giúp cho đời sống của bản thân người có tu tập an vui hơn đồng thời cải thiện được mối quan hệ với gia đình và đồng nghiệp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2012(Xem: 35691)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 11914)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 8945)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 7889)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 8695)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 7619)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
25/05/2012(Xem: 9948)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
25/05/2012(Xem: 9852)
Đây là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
20/05/2012(Xem: 8317)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
20/05/2012(Xem: 9412)
Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]