Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Giới Không Sát Sanh

07/05/201103:14(Xem: 10646)
4. Giới Không Sát Sanh

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 2

GIỚI KHÔNG SÁT SANH

Gạt bỏ những lối nghiên cứu lịch sử của các học giả về khía cạnh chính thống hay không chính thống của văn tự chữ nghĩa, chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm thực của người Phật Giáo về vấn đề không ăn thịt cá này qua giới luật, đặc biệt là giới cấm sát sinh.

Như trên đã nói, ăn chay là chính sách dinh dưỡng nhằm bảo tồn sức khỏe, thức ăn chỉ là những chất dinh dưỡng, là những thuốc bổ để nuôi cơ thể, đồng thời ăn chay cũng là chính sách thực hành giáo pháp, thực hành giới luật cấm sát sinh và do đó tâm từ bi được phát triển.

Như vậy ăn chay có liên hệ mật thiết với giới cấm sát sinh và vì thế khi nói đến ăn chay mà không nói đến giới cấm này là một việc thiếu sót hay cố tình tách rời hai vấn đề như là khác nhau!

Theo Trường Bộ Kinh và Trường A Hàm, thì Giới là một trong tam học của đạo Phật: Giới Học, Định Học và Tuệ Học và là bước đầu tiên của tiến trình năm bước dẫn đến giải thoát: Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát và Giải Thoát Tri Kiến.

Giới là bước đi căn bản, do giới mà có thiền định và do thiền định mà phát sinh trí tuệ. Nếu bước đi đầu không vững vàng hay sai trái thì không thể nào đi được các bước kế tiếp.

Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật đã để lại không biết bao nhiêu là kinh điển, nhưng không ngoài ba điều, mà hai điều đầu tiên thu nhiếp tất cả về giới luật: không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm ý thanh tịnh(chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý).

Phật tử tại gia giữ 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Nếu giữ thêm 3 giới nữa là không nằm giường cao, không ướp hoa, xoa phấn, và không ăn trái giờ, được gọi là bát quan trai giới. Nếu là xuất gia, Sa di và Sa di ni giữ 10 giới, Tỳ kheo giữ 250 giới, Tỳ kheo ni giữ 348 giới, Bồ Tát giới, xuất gia hay tại gia giữ 10 giới trọng và 48 giới khinh.

Căn cứ theo từng giới cấm một, cũng như toàn thể giới bổn, thì năm giới căn bản áp dụng chung cho cả hai hàng xuất gia và tại gia, áp dụng cho tất cả mọi người muốn được sống an lạc hạnh phúc cho mình và cho chúng sinh ở hiện tại cũng như tương lai.

Trên ý nghĩa cơ bản, giới được đặt trên nền tảng từ bi thương sót đến tất cả muôn loài chúng sinh, là không làm các điều ác và làm các việc tốt lành hay nói một cách khác, không làm những gì có hại cho mình, cho chúng sinh, hoặc hại cả hai, và tích cực làm những gì về cả ba phương diện thân, khẩu và ý mà có lợi cho mình và cho chúng sinh.

Giới không sát sinh là giới thứ nhất, không phải là những điều răn dạy hay cấm đoán trong nền tảng luân lý thông thường mà được đặt trên cơ sở bình đẳng Phật tánh nơi mỗi chúng sinh, nơi lòng từ bi của con người và nơi định luật nhân quả của vũ trụ vạn vật.

Kinh Đại Bát Niết Bàn dạy: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng vì bị vô lượng phiền não che phủ nên chúng sinh chẳng nhận thấy được.[9]

Đối tượng chúng sinhtrong giới cấm thứ nhất của đạo Phật là hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác, biết đau đớn và vui sướng.. Chúng sinh ấy bao gồm từ người cho tới các loài động vật trên bộ, trên không và dưới nước, từ những con vật lớn như voi tượng, như cá ông cho đến các con vật nhỏ bé như kiến, như sâu trùng.

Do nghĩa trên mỗi cá thể chúng sinh đều đồng có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật nên có đặc tính bình đẳng, do đó người Phật tử chúng ta không những không dám sát hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh.

Bản chất của chúng sinh, dù loài nào, cũng đều ham sống sợ chết. Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh một sự đau đớn về thân thể và một sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị đe dọa và xâm phạm. Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự chia lìa thân quyến. Khi một chúng sinh bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng có những phản ứng tự vệ, ít nhất là phát ra những nỗi oán hờn thù hận đến những ai định tâm sát hại chúng. Tại sao chúng ta làm đau đớn hay hủy mạng sống của chúng trong khi chúng ta muốn sống và không muốn ai hành hạ chúng ta?

Không sát sinh tức là không tước đoạt sự sống, hay tôn trọng sự sống chính là nền tảng căn bản của nếp sống an lạc cho cá nhân và hoà bình cho xã hội. Sát sanh là nguyên nhân của chiến tranh tàn phá. Con người giết thú vật một cách si mê ngu muội, đâu biết rằng niềm oán hận không thể nào xóa bỏ cứ chồng chất theo năm tháng khó mà cản ngăn nỗi thù sâu oán trả.

Đạo Phật chủ trương cấm sát sinh, thể hiện qua việc ăn chay, như là một chính sách dinh dưỡng tốt và cần thiết cho sự hành trì Phật pháp của mỗi cá nhân, ổn định cho gia đình, xã hội, và tận diệt nguồn gốc của chiến tranh.

Căn cứ vào đời sống gương mẫu của Phật, chúng ta hiểu rằng khi đặt ra giới cấm này, Phật không chỉ giới hạn vào việc tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người, mà còn là tôn trọng và bảo vệ sự sống của tất cả mọi sinh vật. Ngay cả đến cỏ cây hoa lá, dù không phải là hữu tình chúng sinh, không có tình cảm khổ vui, Ngài cũng dạy rằng nên tôn trọng. Đó là thói quen tốt của người Phật tử, không bao giờ sử dụng bạo lực. Chúng ta hãy xem quan điểm của Hòa Thượng Thích Minh Châu, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh:

"Trong vũ trụ bao la, hành tinh chúng ta cực kỳ nhỏ bé, sự sống mong manh, trước đe dọa của một thảm họa hạch nhân. Do vậy chúng ta sống trên hành tinh này, phải tôn trọng và bảo vệ hành tinh chúng ta, tôn trọng và bảo vệ sự sống còn của con người, tôn trọng và bảo vệ sự sống của sinh vật, tôn trọng và bảo vệ sự sống của cỏ cây hoa lá. Sự sống tự nó là thiêng liêng, đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ, dầu là sự sống động vật hay thực vật. Hủy hoại đời sống người khác, các loài hữu tình khác để duy trì đời sống của mình, không những trái với đạo lý con người, mà còn nghịch lại với luật thiên nhiên.

Tôn trọng và bảo vệ đời sống của con người, của mọi loài, là động lực hay nhất và thiết thực nhất để bảo vệ và tôn trọng đời sống của chính bản thân mình.

Bảo vệ sự sống ở nơi đây còn có nghĩa bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự dinh dưỡng trong lành của đất, nước, cỏ cây hoa lá, bảo vệ sự trong sạch của bầu khí quyển khỏi bị ô nhim, để nuôi dưỡng sự sống con người. Chỉ bằng cách bảo vệ hữu hiệu môi trường sống mới có khả năng bảo đảm sự sống của muôn loài và sự sống còn của chúng ta.

Nguyên lý này đặt trên nền móng, trên lời khuyên của Đức Phật, chớ có sát sinh, chớ có khuyến khích sát sanh, chớ có chấp nhận sát sanh, chớ có làm hại các sinh vật nhỏ bé trong nước, thậm chí chớ có đạp trên cỏ xanh. Đối với Đức Phật, từ bỏ sát sanh có nghĩa là bố thí không sợ hãi, bố thí không hận thù, bố thí không làm hại cho vô lượng chúng sanh. Đây là bố thí đệ nhất, bố thí tối thượng, bố thí vượt ngoài thời gian, bố thí được tồn tại lâu dài.

Ỏ đây lời dạy của Đức Phật về lòng từ, về tôn trọng sự sống, về không sát sanh sẽ đi rất xa trong sự nghiệp thay đổi tâm trí của nhân loại. Chúng ta phải tu tập lòng từ (metta) để nhiếp phục lòng sân và bất mãn. Chúng ta cần phải tu tập lòng bi (karunà) để gìn giữ không làm hại một ai, một sinh vật nào. Chúng ta cần phải tu tập lòng hỷ (mudita) để hoan hỷ trước sự thành công của người khác. Chúng ta phải tu tập lòng xả (upekkhà) để diệt nỗi căm thù và oán hận." [10]

Không những giới không sát sanh được đặt trên căn bản bình đẳng và chúng sinh đồng thể đại bi mà còn được đặt trên căn bản là tất cả chúng sinh hữu tình đều đã từng là bà con quyến thuộc của nhau, là cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của nhau trong muôn vàn kiếp trước, hiện tại hay tương lai trong vòng luân hồi nhân quả trùng trùng.

Đức Phật đã thấy tất cả chúng sinh hữu tình đều trải qua những vòng sinh tử luân hồi và thấy rõ những mối liên hệ với nhau qua nhiều dạng thể khác nhau. Bây giờ một số chúng sinh đang sống dưới hình thức những con vật thấp kém nhưng trước đây họ có thể đã mang dạng thể con người. Có thể chúng đã có lúc cùng một loại với chúng ta. Vì lòng từ bi vô bờ bến Ngài không muốn chúng ta ăn thịt lẫn nhau nên Ngài đã ban hành giới cấm đầu tiên là giới không sát sanh.

Ngài nói: "Tất cả chúng sinh vì tâm tưởng khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú." [11] Ngài nói rõ thêm "Hữu tình luân hồi thọ sanh trong sáu đường như bánh xe quay không có đầu mối trước sau, hoặc làm cha mẹ, hoặc làm con cái, đời đời kiếp kiếp mang ân lẫn nhau. Với kẻ nam, người nữ thấy đồng như cha mẹ, do vì chẳng chứng Thánh trí nên không làm sao biết được. Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta, tại sao chưa báo đền cái ân đời trước, mà trở lại sanh ý nghĩ xấu để thành oán hận." [12]

Nói về giới không sát sanh này, Ngài Trần Thái Tông, vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, cũng đã viết trong Khóa Hư Lục như sau: "Phàm các loài sinh từ trứng, thai, ẩm, hóa, tính vẫn đồng, thấy nghe hiểu biết đâu khác. Chỉ do tạo nghiệp kết oán, nên thọ tên khác hiệu khác. Ngày trước vốn loài người, nay sanh đàn giống khác nhau. Hoặc là bạn bè, hoặc là anh em. Thay đổi áo xiêm đai mũ, biến làm mai vẩy cánh lông. Vợ quên chồng, chồng quên vợ, con trái cha, cha trái con. Đã thấy đổi đầu khác mặt, lôi về mổ bụng chặt chân. Luống lo tham sống sợ chết, lại không một lời kêu đau khổ. Ngươi giết nó, nó giết ngươi, hắn ăn mày, mày ăn lại hắn, hằng không ngày dứt, mãi tạo oan trái. Kiếp kiếp trả nhau, đời đời thù nhau.

Người quay đầu liền đến quê nhà, kẻ phóng tâm hằng chìm địa ngục. Sách Nho dạy: "Thi ân bố đức". Kinh Đạo dạy: "Ái vật háo sanh". Phật chỉ cấm sát là giữ giới, ngươi phải để ý tuân hành chớ phạm". [13]

Nói một cách khác, giới không sát sanh được đặt trên định luật nhân quả, của tác động và phản động, đây là định luật thiên nhiên. Nhân là nguyên nhân gây nên và quả là kết quả. Như trồng hạt lúa thì có cây lúa, trồng cam thì có cây cam. Định luật nhân quả chi phối tất cả chúng sinh hữu tình lẫn vô tình. Tất cả hành động của chúng ta bao gồm thân làm, miệng nói và tâm ý mà đạo Phật gọi là ba nghiệp thân khẩu ý. Nghiệp là hành động sẽ đưa đến kết quả tốt hay xấu. Do đó nếu chúng ta làm những điều ác dữ thì chúng ta sẽ bị quả xấu mà thường hay gọi là nghiệp báo.

Những tai họa, tật nguyền hay dạng thể của chúng sanh khác nhau đều có nguyên nhân nếu không kiếp này thì kiếp trước hay những kiếp trước nữa chúng ta đã tạo nghiệp. Do sức mạnh của nghiệp, nghiệp lực thúc đẩy những hành động thiện hay bất thiện đã tồn trữ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ hiện hành dưới dạng thể khác.

Như Ngài Trần Thái Tông nhắc nhở người cư sĩ tại gia trong bài văn giới sát sanh trên; "ngày nay chúng ta là anh em, bạn bè, có người làm thiện, có người làm ác. Sau kiếp này, khi sanh trở lại, chúng ta hoặc làm người hay làm súc sanh, hay các loài khác hoàn toàn không biết nhau nên mổ bụng chặt chân không chút xót thương. Rồi thù oán nhau mãi không có ngày thôi dứt nên oan trái chập trùng. Giết nhau để được ăn ngon mặc đẹp, kiếp sau nó cũng giết lại mình để trả thù và được ăn ngon mặc đẹp".

Nói tóm lại, sát sanh nghĩa là giết hại sinh vật, cưỡng đoạt sự sống nối tiếp, đi ngược lại ước muốn của chúng sinh. Nếu có ý dẫn đến thực hiện thì tất cả hành động sát sanh, bất luận loại nào, tuy có nặng nhẹ khác nhau, cũng đều phạm tội sát sanh.

Đó là quan điểm của Phật Giáo Đại Thừa về giới không sát sanh và vấn đế ăn chay. Thật ra người Phật Giáo Đại Thừa không cho rằng quan điểm nêu trên là của họ mà là quan điểm chung của Phật Giáo. Điều này không sai vì như trên chúng tôi đã trích dẫn những lời giảng của Hòa Thượng Thích Minh Châu, một vị cao tăng thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy. Tâm tư của ngài là tâm tư của những người con Phật không mang cặp kính mầu. Lòng từ bi của ngài cũng giống như của tất cả mọi người, không thêm không bớt, chỉ khác chăng là làn mây ô nhiễm mỏng dày của mỗi người che phủ.

Trong phần kế tiếp chúng tôi trích dẫn những lời dạy của Đức Phật trong các kinh điển Đại Thừa như Kinh Lăng Gìa, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Lăng Nghiêm nói về vấn đề cấm không ăn thịt của Đức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2016(Xem: 10390)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang kheo sắc dưới những tia nắng ấm áp ban mai. Trong số những loài hoa đó, có hai đoá hoa hồng tuyệt đẹp, nổi bất hơn cả
18/06/2016(Xem: 13012)
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan, Xuất hiện trong TED - chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới.
14/06/2016(Xem: 6649)
Ở miền bắc Việt Nam, tiếc thay, đến chùa phần nhiều là người lớn tuổi thậm chí phần lớn là các cụ bà, rất ít các cụ ông. Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” tồn tại biết bao năm nay. Tuy nhiên, mừng thay, quan niệm sau lầm này đang đần dần thay đổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Tuổi nào bắt đầu tu, tuổi nào nên đến chùa?
13/06/2016(Xem: 7629)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
13/06/2016(Xem: 9526)
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
11/06/2016(Xem: 9514)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.
10/06/2016(Xem: 9851)
Ngày học ở nước ngoài, cuối tuần tôi rất thích vào nhà thờ nghe các cha giảng( ở Nga, Úc, Mỹ,.. và những nơi tôi học tập và công tác rất ít chùa, và nếu có thì rất ít các buổi thuyết pháp). Phải công nhận là các bài giảng rất hay, rất ý nghĩa. Có nhiều nội dung của các bài giảng tôi nhớ đến tận bây giờ. Từ ngày về Việt Nam tôi may mắn hay được nghe quý thầy thuyết pháp.
08/06/2016(Xem: 6834)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
08/06/2016(Xem: 9861)
Nhân dân Việt Nam đánh giá rất tích cực chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ 22-25/5/2016, vào thời điểm gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông ở nhà Trắng. Dùng khái niệm “Cơn sốt Obama”, tôi muốn phân tích bài diễn văn của Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, vào lúc 12 giờ 10 phút, ngày 24/5/2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]