Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7140)
Chương 16: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XVI

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Đầy đủ lòng tin và tâm nguyện

Đại sư Ngẫu Ích trong “Di-đà yếu giải” giảng rất rõ ràng: ”Được sinh Cực Lạc hay không, phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn do nơi niệm Phật sâu hay cạn”. Người niệm Phật chỉ cần đầy đủ niềm tin và tâm nguyện, khiến khi lâm chung mười niệm cũng quyết được vãng sinh. Nhưng sao hiện nay người niệm Phật rất nhiều mà người vãng sinh thì rất ít? Then chốt chính là niềm tin và tâm nguyện không rõ ràng, sự tu hành quá thô thiển không cố gắng tới cùng.

2. Nói nhiều nhưng làm ít

Lại bảo chúng ta cứ tự nhiên đối mặt với chính mình ư? Không thể được! Bởi chúng ta đều là người nói nhiều song lại làm quá ít. Miệng nói chán cõi Ta-bà muốn cầu về Cực Lạc. Nhưng trên hành vi, tâm tưởng lại không quên Ngũ dục và sáu trần, trong tâm vẫn còn vướng vít tình riêng, gia đình và con cái, đầu óc còn suy nghĩ về danh vị và sự giàu sang. Nếu có học Phật, chỉ cầu lợi ích cho tự thân, cầu được khoẻ mạnh và bình an, cầu công danh, phú quý. Người thực sự không cầu các thứ ở trên, chỉ đơn thuần cầu sinh Tây Phương Cực Lạc đã ít lại càng ít. Nhân vì niềm tin không sâu, tâm nguyện không tha thiết. Tâm tham luyến Ta-bà nên dần xa cõi Cực Lạc, tâm với Phật ngăn cách. Vì thế, chúng ta niệm Phật tuy nhiều, người thành tựu lại rất ít, chẳng khác nào lông phượng sừng lân.

3. Người có tín nguyện chân thật rất ít

Chúng ta thường giảng tín, nguyện, hạnh. Nhưng thật sự đối với pháp môn Tịnh độ, có niềm tin sâu hay không? Thật sự đối với thế giới Cực Lạc có nguyện tha thiết hay không? Nên hỏi lại lương tâm. Người niệm Phật có khả năng chân chánh khởi lòng tin sâu, phát nguyện tha thiết, cuối cùng không được nhiều, chính là vì niềm tin không sâu, nguyện chẳng tha thiết. Vì thế, người niệm Phật rất nhiều nhưng người đạt đến chỗ thành tựu rất ít.

4. Kiểm nghiệm lòng tin và nguyện hạnh

Kiểm nghiệm chính mình có thật đủ niềm tin sâu và nguyện tha thiết hay không? Xem lại chính mình nơi chữ “xả” được khoảng chừng bao nhiêu công phu? Xả và buông xuống một phần niềm tin và tâm nguyện của mình đạt được một phần; xả bỏ và buông xuống mười phần thì niềm tin và tâm nguyện của mình đạt được mười phần. Nếu trên miệng cứ khăng khăng nói tự mình đã đầy đủ lòng tin và tâm nguyện, nhưng trên hành vi đều lo nghĩ về danh lợi, bám vào chuyện thế gian, dính mắc vào tình ái, gặp một chút trở ngại xả bỏ và buông xuống không được. Đây chính là lòng tin và tâm nguyện giả tạo, khinh mình dối người. Nghĩ cầu vãng sinh chỉ là leo cây tìm cá, trọn không thể được.

5. Nên phát nguyện

Phát nguyện là việc làm hết sức quan trọng. Vì thế, trong kinh A-di-đà, đức Phật nhiều lần tận tình căn dặn chúng ta “cần phải phát nguyện”. Kinh nói rằng: ”Này Xá-lợi-phất, chúng sinh nghe đó cần phải phát nguyện, nguyện sinh về cõi nước kia”… ”Nếu có chúng sinh nghe được lời này, cần phải sinh về cõi nước kia”… ”Các thiện nam cũng người thiện nữ, nếu có lòng tin cần phát nguyện, nguyện sinh về cõi nước kia”. Nơi mỗi đoạn trong kinh A-di-đà, đức Thế Tôn đều liên tiếp ba lần dạy bảo chúng ta “cần phải phát nguyện”, “cần phải phát nguyện”. Có thể thấy rõ tâm phát nguyện quan trọng biết bao!

6. Phát nguyện

Chúng ta niệm Phật cần phải phát nguyện cầu sinh thế giới Cực Lạc. Đã có tâm nguyện rồi, tâm nguyện của ta với bi nguyện của Phật hợp nhau mới có thể cùng Phật cảm ứng qua lại. Có tâm nguyện mới có thể chân thật chán lìa Ta-bà, mừng sinh về Cực Lạc. Có tâm nguyện mới chân chánh đoạn ác tu thiện và tinh tấn trì danh niệm Phật. Không phát nguyện mà chỉ có niệm Phật, dù niệm đến chỗ công phu được thuần thục, nhất tâm bất loạn cũng không cách gì vãng sinh. Bởi tâm ta và nguyện lực của Phật còn ngăn cách. Bạn không nguyện sinh về Cực Lạc, đức Phật cũng không có biện pháp gì tiếp dẫn bạn được!

7. Nhân duyên căn lành và phước đức

Kinh A-di-đà nói rằng: ”Không thể dùng một ít nhân duyên căn lành và phước đức mà được sinh về nước Cực Lạc”. Người niệm Phật muốn cầu sinh về Tịnh độ, cần phải tích chứa nhiều phước thiện. Nhân duyên căn lành và phước đức càng nhiều càng có thể thành tựu tâm nguyện niệm Phật vãng sinh của chúng ta. Nhưng muốn được nhiều nhân duyên căn lành và phước đức cần phải có hai phương pháp:

Một là không sát sinh, ăn chay trường, không tạo nghiệp sát để công đức đã tạo không tán mất. Không cùng chúng sinh kết mối thù truyền kiếp để khi lâm chung không bệnh tật, đau đớn hành hạ, cùng oan gia bức bách làm trở ngại cho chánh niệm không được vãng sinh.

Hai là chuộc mạng phóng sinh. Phóng sinh là công đức rất lớn, cũng là nhân duyên căn lành phước đức bậc nhất, lại là phương pháp tốt nhất để đền trả nợ giết hại chồng chất từ kiếp trước. Trong khi phóng sinh, căn lành trồng thêm và thu hoạch được rất nhiều, phước đức sinh thêm và thu hoặch được rất lớn. Nhân vì cứu vô số mạng chúng sinh là tạo vô số nhân duyên tốt đẹp. Vì thế, ăn chay trường và phóng sinh là bài tập ban đầu mà người học Phật cần phải chuẩn bị. Đối với đạo nghiệp phóng sinh đã có ảnh hưởng quyết định. Mỗi hành giả niệm Phật phải chuyên chú ở nơi đây, chớ coi thường và chểnh mảng.

8. Quả đất

Có một hạng người cứ cho quả đất quá ư thấp kém. Kỳ thật, quả đất rất đáng tôn quý. Quả đất nhận chịu tất cả gió táp mưa sa, lửa mặt trời đốt nóng vẫn cứ như bất động. Quả đất bị vạn loại chúng sinh xô lấn, dẫm đạp rồi lại tiểu tiện vung vãi trên đó, đất vẫn oán chịu mà không oán hờn. Quả đất bảo bọc và nuôi dưỡng tất cả sinh mạng của chúng sinh, cung dưỡng tất cả sinh mạng của chúng sinh nhưng vẫn không một lời kể lể công trạng. Một lòng vô tư, vô ngã thản nhiên không giá cả. Quả đất vẫn nặng trĩu tấm lòng che trở chúng sinh, để cho chúng sinh luôn sống và luôn phiên sinh nở, còn quả đất vẫn cứ khiêm cung, hạ thấp mình với tất cả vạn loài.

9. Pháp môn tâm địa

Chúng ta thường nghe nói hai chữ “tâm địa”. Vậy tâm địa chính là nhắc nhở chúng ta cần phải học tập đức tin và tinh thần của quả đất, luôn luôn hạ thấp mình với tâm hổ thẹn. Không kể công, không cầu danh lợi. Mãi hạ thấp mình mà không cần nổi tiếng và hết sức bình thường. Không mong để ý và lặng lẽ gánh chịu tất cả mà không cần trả giá. Khi tâm hành giả đạt đến giai đoạn này gọi là pháp môn tâm địa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2013(Xem: 5991)
Mới đây nhất, ngày thứ hai 15 tháng 4 năm 2012, có vụ khủng bố nổ bom tại cuộc chay đua ở Boston (Boston Marathon) đã gây thiệt mạng cho 3 người và gây thương tích gần ba trăm người khác (282).
29/04/2013(Xem: 5346)
Nếu có một lúc nào đó bạn thử dành đôi chút thời gian để nhìn lại những suy nghĩ của chính mình trong một ngày, bạn sẽ thấy ra được nhiều điều rất thú vị. Hầu hết những gì bạn suy nghĩ dường như đều hướng về tương lai hoặc quay lại quá khứ. Có rất ít những suy nghĩ được dành cho hiện tại, trừ khi bạn là người đã có thực hành nếp sống tỉnh thức.
26/04/2013(Xem: 6900)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Đó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh, đón nhận phiền não như là nhân của quả hạnh phúc. Nếu không thể chấp nhận cách suy nghĩ nầy, ta không thể luyện tâm có được cái nhìn như thế.
24/04/2013(Xem: 7549)
Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 9 năm 2012 một ngôi chùa Phậtgiáo tại thị trấn Ramu của tỉnh Cox's Bazar thuộc miền nam xứ Bangladesh đã bịthiêu rụi, thế nhưng nơi chính điện thì pho tượng Phật vẫn còn nguyên vẹn.
23/04/2013(Xem: 18948)
Phần nhiều người ta hay lo lắng những việc về quá khứ và tương lai, chính đó là nguyên nhân gây ra cho họ đời sống vô cùng đau khổ và rối loạn tâm tư. Những việc gì ở quá khứ thì nó đã qua rồi; còn những gì ở tương lai thì nó chưa đến. Như vậy, tại sao họ phải quá lo lắng những gì liên quan đến quá khứ và tương lai? Thế thì, những gì có thể tồn tại ở đời này, họ cần phải quan tâm đến và sống với nó.
23/04/2013(Xem: 5762)
Con người đối xử với nhau và muôn loài dễ thương, là bởi trong con người có thiện tánh biểu hiện. Và con người đối xử với nhau và muôn loài dễ ghét là vì trong con người biểu hiện ác tánh. Ác tánh trong con người do được nuôi dưỡng bởi thầy tà, bạn ác, bởi những nhận thức sai lầm từ các giáo thuyết, . . .
22/04/2013(Xem: 9928)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 10596)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
22/04/2013(Xem: 9459)
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được.
22/04/2013(Xem: 18101)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]