Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7304)
Chương 11: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XI

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Ăn chay, phóng sinh

Học Phật, điều tối quan trọng chính là cần thực hành. Trong cuộc sống không nên làm các điều ác, siêng năng làm các việc lành. Nghiệp sát sinh nặng nhất, nên kinh Lăng Nghiêm nói rằng: ”Ăn thịt với sát sinh tội nặng giống nhau”. Ăn thịt tội bằng việc sát sinh. Vì thế, trong việc đoạn ác, phải lấy không sát sinh và ăn chay làm trước. Trong tất cả các điều thiện, phóng sinh là bậc nhất. Bởi vì phóng sinh chính là cứu mạng sống chúng sinh, nên công đức rất lớn. Vì thế, trong các nghiệp thiện phải lấy hạnh phóng sinh cứu chuộc mạng sống chúng sinh làm đầu. Cho nên, Luận Đại Trí Độ nói rằng ”Trong các tội, tội giết hại rất nặng; trong các công đức, phóng sinh là bậc nhất”.

2. Bài tập quan trọng

Nói đơn giản, học Phật thực tiễn phải lấy việc ăn chay làm đầu cho hạnh tu thiện. Vậy việc ăn chay và phóng sinh là hai bài tập quan trọng nhất của người học Phật

3. Thường xuyên quán chiếu chính mình

Người học Phật cần thường xuyên quán chiếu lại chính mình, xem xét lời nói, hành động và cử chỉ trong cuộc sống hằng ngày của bản thân. Nếu có những ý nghĩ không tốt, phải luôn hổ thẹn sám hối. Bằng không, chúng ta vẫn mãi là kẻ phàm phu còn trói buộc, luôn làm và nói những điều phạm phải sai lầm. Vậy quán chiếu chính mình, lo tu sửa cho tốt mới có khả năng tiến bộ trên đường học Phật, ngày càng có thêm công đức và dần dần hướng đến cảnh giới tốt.

4. Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả

Quả từ nhân đem đến. Người có trí tuệ nếu gặp sự không tốt, với vấn đề này phải biết kiểm thảo lại chính mình để tìm ra nguyên nhân, Phải tìm ra chỗ thắc mắc không giải quyết được để sửa lỗi lầm. Phải biết nhân chánh thì quả tròn. Người ngu si ở trên quả báo tính toán, tìm tòi, cuối cùng chỉ uổng công vô ích, một việc nhỏ cũng không thành, cho nên Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ qủa. Người học Phật cần phải phần nhiều từ nơi nhân hạ thủ công phu.

5. Nhà mình chính là đạo tràng

Học Phật là để đạt đến sự giác ngộ, chứ không phải hướng theo duyên ngoài. Nhà chúng ta ở chính là đạo tràng tu học. Công tác sinh hoạt bản thân thể hiện sự tu hành. Trong sinh hoạt nỗ lực thật tốt làm tròn bổn phận. Hiếu thuận với cha mẹ, tôn kính các bậc sư trưởng. Tuỳ thời, tuỳ chỗ quán chiếu chính mình,quay về xem xét những ý nghĩ, lời nói, hành động và cử chỉ của bản thân. Từ đó, gia sức hành trì đúng đắn, sửa việc xấu thành tốt. Đây chính là người chân chánh học Phật

6. Người học Phật gương mẫu

Thông thường, có thể ở ngay cương vị và công tác, chúng ta hết lòng làm tốt bổn phận, đồng thời có thể trong sinh hoạt, tuỳ thời soi xét lại thân tâm, theo đó nên hổ thẹn sám hối lỗi lầm. Dùng tâm khiêm tốn đối với người. Trong sinh hoạt phải thưởng trì tụng một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Nên hết lòng chân thật chấp trì danh hiệu Phật, mới xứng đáng là người học Phật gương mẫu

7. Khó hành đạo - dễ hành đạo

Ước muốn được thành Phật, chúng ta chọn pháp tu như Thiền tông, Mật tông hay Luật tông đều phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, ròng ra tu hành mới có thể thảnh công, bởi chỉ nương vào tự lực nên rất khó. Khi chọn tu pháp môn Tịnh độ, chúng ta nương vào một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, liền có thể một đời thành tựu vượt phàm vào Thánh. Nguyên do là chúng ta nương tựa vào sức bổn nguyện của Ngài sẽ được ngài gia hộ cho nên dễ dàng thành tựu.

8. Sự quan trọng của thiện tri thức

Thời đại mạt pháp, chúng sinh nghiệp chướng nặng nề, phước báo mỏng manh. Người học đạo thì nhiều, song người được đạo lại rất ít. Rất nhiều người đã dùng hết tâm huyết, hao tổn hết tinh thần, tiền của và sức lực để học đạo, cuối cùng lại không được gì cả. Nguyên nhân chính là do thiếu thiện tri thức dẫn đường, không chọn đúng phương pháp, lại đi lầm đường lạc mất phương hướng. Vì thế, nương tựa một vị thiện tri thức sáng suốt để tu hành là điều không thể thiếu. Dưới sự quan tâm và chỉ dẫn của thiện tri thức mà dụng công tu hành, tuỳ thời thưa hỏi mà tu sửa lấy mình, mới không đến nỗi phí công vô ích.

9. Không nên phát nguyện suông

Đã phát nguyện thì cần phải thực hiện, không nên phát nguyện suông. Có một dạng người có hứa nhưng không làm tròn còn thấy không được, huống chi là đệ tử chân chánh của Phật đối trên chư Phật và Bồ-tát chứng minh phát nguyện. Vì thế, cần nên thận trọng, lượng sức mà làm. Không nên tham vinh dự hão huyền, hào nhoáng bên ngoài hay vì hư danh phẩm vị, đành để lời nguyện siêu xuất của chính mình biến thành nguyện suông.

10. Nền tảng của sự tu hành

Giới luật là nên tảng của đời sống tu hành. Như nhà lầu nhiều tầng nhưng móng không chắc, lại xây cao thì về sau bất cứ sự chống đỡ nào cũng là uổng công vô ích, không sao chánh khỏi sụp đổ. Vì thế, Phật dạy chúng ta phải lấy “giới làm thầy” Tuỳ lúc, tuỳ nơi xem xét lại thân tâm để kiểm khảo lời nói và cử chỉ, hành động của chính mình. Hãy nhớ thôi thúc và tu sửa hành vi của mình cho được ngay thật, mới xứng đáng là đệ tử của Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2014(Xem: 7551)
Theo tin được phổ biến bởi “Tin Tức Nhân Dân” (People’s News) của Trung Quốc thời có một chuyện bất ngờ xảy ra ở Hong Kong, nghe có vẻ khó tin nhưng lại có thật. Tờ “Tin Tức Thế Giới Hàng Tuần” (Weekly World News) tường thuật rằng có một nhóm nhân công dắt một con trâu vào trong một lò sát sinh để sửa soạn giết thịt làm bíp-tết và hầm ra-gu.
02/12/2014(Xem: 8275)
Springdales. Ngài đã được hiệu trưởng, bà Ameeta Mulla Wattal và hội đồng cùng người sáng lập trường, Rajni Kumar, năm nay đã 90 tuổi, cung đón nồng nhiệt tại trường. Trường Springdales được bà thành lập vào năm 1955 với mục đích đem lại cho người học một chương trình đào tạo toàn diện và một hệ thống giá trị nhân văn bao gồm các giá trị phổ quát như tình yêu thương, chân lý và trí tuệ.
27/11/2014(Xem: 11738)
Gần cả cuộc đời dành cho nghiên cứu và truyền bá Phật pháp, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc kết ra triết lý sống, thể hiện trong những câu nói giàu tính suy tưởng và chiêm nghiệm, khiến người ta nhớ mãi.
27/11/2014(Xem: 8126)
Nhìn là cái gì quen thuộc với chúng ta , mà cũng là rất xa lạ. Cái gần nhất có khi lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như dòng thác lũ phiền não nhận chìm con người. Có lúc khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật. Nó gây kinh ngạc, và chính nó là sự kinh ngạc.
25/11/2014(Xem: 19433)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: "Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định..."
23/11/2014(Xem: 9725)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
22/11/2014(Xem: 28423)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/11/2014(Xem: 7058)
Cái ngày ấy con lang thang vô định. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” bao nhiêu thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu dong ruổi kiếm tìm, bao nhiêu trượt ngã, thất bại, thất vọng não nề, bao nhiêu chán nản buồn thương uất hận với kiếp sống, con quyết định dừng cuộc phiêu lưu, vào Thiền môn “tìm lãng quên trong tiếng Kệ câu Kinh”. Bộ dạng của con hôm đó thật thiểu não, bơ phờ, thất thểu. Cửa Thiền vẫn rộng mở, lòng Từ Bi của Thầy bao dung tất cả, âu đó là cái duyên và con được nhận vào hàng ngũ xuất gia, nếu không thì chẳng biết đời con sẽ trôi giạt về đâu.
20/11/2014(Xem: 7101)
Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua quí vị thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
19/11/2014(Xem: 9200)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu. Kỳ thật không phải như vậy. Trên thế gian, sự nghèo giàu thật khó phân biệt. Người giàu vẫn có chỗ nghèo thiếu, và người nghèo khó vẫn có cái phú quý tàng ẩn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]