Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7469)
Chương 3: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương III

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền

Phàm là việc hoằng dương Phật pháp thì tất cả sách vở, băng ghi âm đều không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền. Nếu có ý giữ bản quyển chỉnh là lộ rõ tâm địa hẹp hòi, tầm nhìn hạn hẹp, cản trở cho sự lưu thông của Phật pháp. Người có tâm này thì tội rất lớn.

2. Thuyết pháp cần đơn giản rõ ràng

Nói Phật pháp cho mọi người cần phải đơn giản, sáng tỏ để đối phương nghe hiểu được. Đối với người mới học đạo không nên nói cao xa khó hiểu. Nếu nói cao xa khó hiểu làm người nghe hoang mang thì sẽ xuống địa ngục.

3. Sửa đổi thói quen xấu

Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu. Sửa đổi thói quen không tốt của chính mình từ trước đến nay. Phần lớn thói quen của con người đều không lìa khỏi ba độc tham, sân, si.

4. Phản tỉnh

Người tu học Phật muốn biết mình tu có tinh tấn hay không, hãy xem lại sự hành trì của chính mình. Phản tỉnh lại chốc lát trong sinh hoạt ngày thường, coi tham , sân, si của chúng ta có giảm bớt hay không, liền có thể tự biết.

5. Cẩn thận lựa chọn đạo tràng

Phật dạy: ”Vào thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp tà nhiều như cát sông Hằng”. Người học Phật nên cẩn thận lựa chọn đạo tràng, chuyên tâm một chỗ, đúng như pháp mà tu hành. Người hay chạy loạn đạo tràng này tới đạo tràng khác, tu hành sáng thế này chiều thế khác, đối với sự tu hành của chính mình thêm một chút lợi ích cũng không có.

6.Linh Sơn chỉ tại trong tâm

Cổ đức nói rằng:

“Phật ở Linh Sơn chớ cầu xa

Linh Sơn vốn tại ở tâm ta

Người người có toà Linh Sơn báu

Hướng vào Tâm tu sẽ tiến xa”.

Học Phật chính là giác ngộ. Nên khéo léo ở trên thân thể của mình mà lỗ lực công phu. Từ trong tâm quán chiếu sửa đổi mỗi lời nói, hành động của chính mình. Không nên hướng ngoại phan duyên, bôn ba vất vả, rơi vào tri kiến mà ta chẳng tự biết.

7. Làm tốt bổn phận

Nếu bôn ba hết đạo tràng này tới đạo tràng khác, tin và tôn thờ tà sư tà thuyết, chẳng bằng ở trong nhà mình, khéo léo với bổn phận của chính mình làm cho thật tốt, là hãy hết lòng chân thành niệm Phật.

8. Thành khẩn và nề nếp làm tròn bổn phận.

Nói rằng: buông xuống không phải là buông xuống tất cả việc, bỏ đi mà không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của chính mình. Cứ một chiều hướng ngoại phan duyên tìm cầu, miệng nói là buông xuống, trong tâm vẫn tham lam chấp trước như cũ. Đại sư Ấn Quang dạy: “Chúng ta cần thành khẩn trong nề nếp và làm tròn bổn phận, không có sự gian tà mà luôn gìn giữ sự thành thật”. Mỗi vị đệ tử học Phật, khéo léo ở nhiệm vụ được giao, làm tốt bổn phận của chính mình.

9.Nhìn rõ, buông xuống

Chỉ nhìn rõ chính xác mới có thể thực sự buông xuống. Nhìn rõ chính xác chính là cần học cách quán chiếu của Bồ-tát Quán Tự Tại. Từ trong tâm quán chiếu sâu xa vật sở hữu của thế giới này, tất cả đều là hư huyễn không thật. Tất cả vật tượng trước mặt đều là nhân duyên hoà hợp, đều là vô thường chẳng được dài lâu.

Kim Kim Cang nói:

“Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng.

Như sương cũng như điện

Nên quán đúng như thế”.

Lại nữa, học pháp quán “không” của Bồ-tát Quán Tự tại, chỉ có chân không mới có thể diện hữu. Chỉ có buông xuống mới có thể thu được. Giống như trong bàn tay bạn nắm chắc các thứ đồ vật, thì làm sao còn lấy được bảo vật quý báu? Trong sự tu tập quán chiếu vào nơi thân tâm, nhân đó tìm được thâu suốt. Tiến tới nữa là thực sự buông xuống, không chấp trước tất cả, tuỳ duyên bất biến, rồng rang tự tại.

10. Quán

Phương pháp đối trị bực bội, tức là tuỳ chỗ tuỳ nơi quán chiếu chỗ khởi tâm động niệm của chính mình. Đối với mọi người nên xem họ như con cái, cha mẹ của chính mình để đối xử; luôn nhớ cẩn thận lời nói, dè dặt việc làm, xét lại chính mình. Lâu lại càng lâu, tự có thể có chỗ tiến bộ.

11. Như pháp sám hối

Ý nghĩa sám hối chính là bày tỏ lỗi của chính mình, nguyện không bao giờ tái phạm lại. Nếu chỉ có một lỗi đó mà phạm đi phạm lại mà sám hối hoài, thì nơi sự tu tập của chính mình một điểm sửa đổi cũng không có. Đây không chấp nhận được là chân chánh như pháp sám hối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 9203)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 9812)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 6853)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 11896)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 7190)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 6186)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
25/09/2012(Xem: 9604)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 7264)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
23/09/2012(Xem: 6963)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
21/09/2012(Xem: 13023)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]