Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7486)
Chương 3: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương III

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền

Phàm là việc hoằng dương Phật pháp thì tất cả sách vở, băng ghi âm đều không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền. Nếu có ý giữ bản quyển chỉnh là lộ rõ tâm địa hẹp hòi, tầm nhìn hạn hẹp, cản trở cho sự lưu thông của Phật pháp. Người có tâm này thì tội rất lớn.

2. Thuyết pháp cần đơn giản rõ ràng

Nói Phật pháp cho mọi người cần phải đơn giản, sáng tỏ để đối phương nghe hiểu được. Đối với người mới học đạo không nên nói cao xa khó hiểu. Nếu nói cao xa khó hiểu làm người nghe hoang mang thì sẽ xuống địa ngục.

3. Sửa đổi thói quen xấu

Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu. Sửa đổi thói quen không tốt của chính mình từ trước đến nay. Phần lớn thói quen của con người đều không lìa khỏi ba độc tham, sân, si.

4. Phản tỉnh

Người tu học Phật muốn biết mình tu có tinh tấn hay không, hãy xem lại sự hành trì của chính mình. Phản tỉnh lại chốc lát trong sinh hoạt ngày thường, coi tham , sân, si của chúng ta có giảm bớt hay không, liền có thể tự biết.

5. Cẩn thận lựa chọn đạo tràng

Phật dạy: ”Vào thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp tà nhiều như cát sông Hằng”. Người học Phật nên cẩn thận lựa chọn đạo tràng, chuyên tâm một chỗ, đúng như pháp mà tu hành. Người hay chạy loạn đạo tràng này tới đạo tràng khác, tu hành sáng thế này chiều thế khác, đối với sự tu hành của chính mình thêm một chút lợi ích cũng không có.

6.Linh Sơn chỉ tại trong tâm

Cổ đức nói rằng:

“Phật ở Linh Sơn chớ cầu xa

Linh Sơn vốn tại ở tâm ta

Người người có toà Linh Sơn báu

Hướng vào Tâm tu sẽ tiến xa”.

Học Phật chính là giác ngộ. Nên khéo léo ở trên thân thể của mình mà lỗ lực công phu. Từ trong tâm quán chiếu sửa đổi mỗi lời nói, hành động của chính mình. Không nên hướng ngoại phan duyên, bôn ba vất vả, rơi vào tri kiến mà ta chẳng tự biết.

7. Làm tốt bổn phận

Nếu bôn ba hết đạo tràng này tới đạo tràng khác, tin và tôn thờ tà sư tà thuyết, chẳng bằng ở trong nhà mình, khéo léo với bổn phận của chính mình làm cho thật tốt, là hãy hết lòng chân thành niệm Phật.

8. Thành khẩn và nề nếp làm tròn bổn phận.

Nói rằng: buông xuống không phải là buông xuống tất cả việc, bỏ đi mà không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của chính mình. Cứ một chiều hướng ngoại phan duyên tìm cầu, miệng nói là buông xuống, trong tâm vẫn tham lam chấp trước như cũ. Đại sư Ấn Quang dạy: “Chúng ta cần thành khẩn trong nề nếp và làm tròn bổn phận, không có sự gian tà mà luôn gìn giữ sự thành thật”. Mỗi vị đệ tử học Phật, khéo léo ở nhiệm vụ được giao, làm tốt bổn phận của chính mình.

9.Nhìn rõ, buông xuống

Chỉ nhìn rõ chính xác mới có thể thực sự buông xuống. Nhìn rõ chính xác chính là cần học cách quán chiếu của Bồ-tát Quán Tự Tại. Từ trong tâm quán chiếu sâu xa vật sở hữu của thế giới này, tất cả đều là hư huyễn không thật. Tất cả vật tượng trước mặt đều là nhân duyên hoà hợp, đều là vô thường chẳng được dài lâu.

Kim Kim Cang nói:

“Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyễn bọt bóng.

Như sương cũng như điện

Nên quán đúng như thế”.

Lại nữa, học pháp quán “không” của Bồ-tát Quán Tự tại, chỉ có chân không mới có thể diện hữu. Chỉ có buông xuống mới có thể thu được. Giống như trong bàn tay bạn nắm chắc các thứ đồ vật, thì làm sao còn lấy được bảo vật quý báu? Trong sự tu tập quán chiếu vào nơi thân tâm, nhân đó tìm được thâu suốt. Tiến tới nữa là thực sự buông xuống, không chấp trước tất cả, tuỳ duyên bất biến, rồng rang tự tại.

10. Quán

Phương pháp đối trị bực bội, tức là tuỳ chỗ tuỳ nơi quán chiếu chỗ khởi tâm động niệm của chính mình. Đối với mọi người nên xem họ như con cái, cha mẹ của chính mình để đối xử; luôn nhớ cẩn thận lời nói, dè dặt việc làm, xét lại chính mình. Lâu lại càng lâu, tự có thể có chỗ tiến bộ.

11. Như pháp sám hối

Ý nghĩa sám hối chính là bày tỏ lỗi của chính mình, nguyện không bao giờ tái phạm lại. Nếu chỉ có một lỗi đó mà phạm đi phạm lại mà sám hối hoài, thì nơi sự tu tập của chính mình một điểm sửa đổi cũng không có. Đây không chấp nhận được là chân chánh như pháp sám hối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12370)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 5887)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8219)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8154)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
08/04/2013(Xem: 8860)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
08/04/2013(Xem: 10685)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10165)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9808)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5465)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7639)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]