Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Nanamoli Thera (1905-1960)

29/03/201103:01(Xem: 7802)
18. Nanamoli Thera (1905-1960)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

NANAMOLITHERA (1905-1960)

Đại Ðức Nanamoli, có tục danh là Osbert Moore, sinh tại Anh Quốc ngày25-6-1905, tốt nghiệp học vấn ở trường Exeter College, Oxford, Vào lúc xảy ra cuộc thế chiến thứ hai (1939-1945), Moore phục vụ trong quân đội hoàng gia Anh Quốc đóng tại Ý Ðại Lợi (Italy). Lúc ấy, ông được gặp, kếtbạn thân với Harold Musson, cũng làm việc trong quân đội. Cả hai bắt đầu ham thích, tìm hiểu Phật Giáo, sau khi đọc đuợc tác phẩm “DottrinaDel Risveglio” viết bằng tiếng Ý nói về đạo Phật của Julius Evola.

Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, Moore trở về Anh Quốc làm việc tại đài phát thanh B.B.C và sống chung nhà với người bạn cũ trong thời chiến là Musson. Tại đây, cả hai người đã hợp tác cùng dịch tác phẩm Phật Giáo bằng tiếng Ý nói trên ra Anh văn mang tựa đề là “The Doctrine of Awak- ening” (Giáo Pháp của sự Tỉnh Thức).

Năm 1949, vì muốn tìm hiểu nghiên cứu thêm Phật Pháp, Moore và Mussoncùng rủ nhau qua viếng thăm Tích Lan (Ceylon). Tại đây, họ may mắn đượcgặp và có dịp học hỏi giáo lý với Thượng Tọa Nyanatiloka (1878-1957), vị tăng người Ðức ở Island Hermitage, Dodanduwa, miền nam Tích Lan và Thượng Tọa Pelane Vajiranama tại chùa Vajirarama, Colombo. Cũng trong năm 1949, Moore xin xuất gia, thọ giới Sa Di với T.T. Nyanatiloka và nămsau 1950, thọ đại giới (tỳ kheo) tại chùa Vajirarama, với pháp hiệu là Nanamoli.

Năm 49 tuổi, Ðại Ðức chuyên học hỏi tiếng Pali, Tích Lan (Sinhalese) và Miến Ðiện (Burmese); và chỉ trong một thời gian ngắn, ngài đã thông thạo các ngôn ngữ này. Từ đó, Ð.Ð. Nanamoli bắt đầu nghiên cứu Phật Pháp; và trong vài năm sau, trở thành một học giả thông bác về tiếng Pali. Về phương diện tu hành, đại đức là một nhà sư đạo hạnh, sống xa lìa mọi lợi danh trần tục. Từ ngày xuất gia đến lúc viên tịch, trong suốt thời gian 11 năm, lúc nào ngài cũng chỉ quấn mặc một chiếc y vàng đơn giản và luôn luôn đi chân không, ít khi người ta thấy đại đức mang giày, dép.

Những Ðóng Góp Của Ðại Ðức Nanamoli Cho Nền Văn HcPhật Giáo Tại Tây Phương

Dưới đây là những bản kinh Ðại Ðức Nanamoli đã dịch từ thánh ngữ Palira Anh văn:

- 1960: Minor Readings (Khuddaka Pathas), Tiểu Tụng hay “Nhữngbài Kinh Ngắn” trong Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) thuộc Kinh Tạng; tái bản năm 1978.

- 1960: The Path of Purification (Visuddhimagga), Thanh TịnhÐạo của nhà đại luận sư người Ấn Buddhaghosa (Phật Minh) viết không lâusau khi ngài sang Tích Lan hoằng pháp vào năm 430 sau tây lịch.

- 1962: The Guide (Nettippakarana), tái bản năm 1977. Tập sáchhướng dẫn, giải thích về các kinh tạng (Pitakas)mà theo truyền thuyết là do ngài Mahà Kaccàyana (Ma Ha Ca Chiên Diên), một trong các đệ tử lớn của đức Phật thuyết ra. Nhưng các học giả Tây Phương lại bảo rằng có thể cuốn này được viết ra vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất tây lịch, chứ không phải của ngài Mahà Kaccàyana.

- 1964: Pitaka Disclosure (Petakopadesa), tái bản năm 1979: Cuốn sách chỉ dẫn, giới thiệu về các bài kinh Phật Giáo, cũng của ngài Mahà Kaccàyana. Nhưng có thuyết cho rằng tác phẩm này được viết ra vào khoảng trước thế kỷ thứ 3 sau tây lịch.

- 1982: The Path of Discrimination (Patisambhidàmag- ga), Vô Ngại Giải Ðạo, tập luận lý phân tích, trong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

Ngoài ra, Ð.Ð. Nanamoli còn dịch từ Pali ra Anh văn rất nhiều bài kinh trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) và Tương Ưng BộKinh (Samyutta Nikaya) thuộc Kinh Tạng. Ðại Ðức Nanamoli cũng là bút giả tác phẩm “The Life of Buddha” (Cuộc đời đức Phật), xuất bản đầu tiên vào năm 1972, được tái bản lần thứ nhì năm 1978 và lần thứ ba năm 1984.

Rất tiếc Nanamoli đã viên tịch bất ngờ vì bịnh tim vào ngày 8 tháng 3năm 1960 tại ngôi làng yên tĩnh Veheragama gần Maho ở Tích Lan, hưởng thọ chưa đầy 55 tuổi.

Sự vĩnh viễn ra đi đột ngột của Ðại Ðức Nanamoli đã để lại nhiều tiếcthương cho số đông Phật tử Tây Phương trí thức lẫn bình dân khắp nơi trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/10/2011(Xem: 6917)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
06/10/2011(Xem: 8010)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7729)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8696)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9599)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 9151)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7321)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 17379)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7758)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9900)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]