Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. William Friderich Stede (1882-1958)

29/03/201103:01(Xem: 9227)
13. William Friderich Stede (1882-1958)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

W. F. STEDE (1882-1958)

William Friderich Stede, người Anh gốc Ðức, sinh ngày 9 tháng 6 năm 1882 tại Ðức. Ông lập gia đình năm 1912 và có duy nhất một người con gái, bà D.A.L. Maskell. Lúc nhỏ, Stede theo học tại các trường đại học Gottingen (Tây Ðức) và Leipzig (Ðông Ðức). Ông tốt nghiệp đại học Leipzig về các môn tiếng Phạn (San- skrit), Pali và ngôn ngữ học.

Từ năm 1908 đến 1911, ông làm giảng viên tiếng Phạn (Sanskrit) và Gô Tích (Gothic) tại đại học Liverpool (thành lập năm 1881), miền tây bắc nước Anh. Năm 1913, Stede đậu bằng tiến sĩ (Ph.D.) với luận án tiếng Ðứcmang tựa đề “Die Gespensterges-chichten des Peta-Vatthu” (Ngạ Quỷ theo quan niệm Phật Giáo) được ấn hành năm 1914.

Trong thời đệ nhất thế chiến (1914-1918), Stede bị quản thúc tại Anh Quốc và nhờ sự can thiệp của Dr. Rhys Davids (1843-1922), năm 1915 ông được trả tự do để hợp tác với Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali (The PaliText Society)và cùng với Rhys Davids bắt đầu soạn cuốn tự điển Pali-Anh. Stede dọn đến ở gần nhà giáo sư Rhys Davids tại Chipstead để mỗi chiều thứ ba ông đến gặp thảo luận với giáo sư về tài liệu soạn cuốn tự điển nói trên.

Mặc dù Rhys Davids lớn hơn Stede 39 tuổi nhưng họ đã kết bạn thân vớinhau không phải chỉ vì cả hai đều có chung cùng lý tưởng là ham thích nghiên cứu cổ ngữ Pali mà tình bạn đó còn được xây dựng trên tình thương, lòng từ bi của Phật Giáo.

Sau khi Rhys Davids qua đời năm 1922, để bày tỏ lòng kính mến, tri ânRhys Davids, Stede đã viết: “Khôngai biết rõ tình cảm giữa tôi và Rhys Davids, ngoại trừ tôi với giáo sư.Ðiều làm tôi khó quên giáo sư là khi tôi ngồi cạnh bên để trình bày chogiáo sư rõ các khó khăn trong việc nghiên cứu của tôi. Hay những lần tôi nhìn vào cặp mắt sáng ngời của giáo sư trong khi giáo sư cầm lấy taytôi. Trìu mến, dịu dàng, yêu thương, nói tắt trong một chữ ‘từ bi’, đó là đức tánh nổi bật của giáo sư. Tôi muốn giữ mãi hình ảnh của Rhys Davids trong tâm hồn và luôn luôn tưởng nhớ đến giáo sư như một thiện hữu trí thức của tôi”.

Công Tác Giáo Dục Tại Anh Quốc

Năm 1915, W. F. Stede khởi sự cùng với học giả Rhys Davids chung soạncuốn tự điển Pali-Anh (Pali-English Dic- tionary) và hoàn tất công trình này 10 năm sau vào năm 1925.

Tiếp đến ông bắt đầu hợp tác lâu dài với trường Nghiên Cứu về Ðông Phương và Phi Châu tại Luân Ðôn (London School of Oriental and African Studies).Năm 1926, Stede được mời làm phụ giảng sư môn Pali; năm 1928 làm giảng viên về Sanskrit và Pali; năm 1933 nhận làm giảng viên cao cấp đến năm 1945, Stede trở thành giáo sư chính thức về cổ ngữ San- skrit và Pali tại trường nói trên. Mặc dù sức khỏe yếu kém, Stede tiếp tục giữ chức vụnày, không bỏ lớp dạy ngày nào cho đến khi ông về hưu năm 1949.

Stede cũng làm giám khảo về môn Pali cho đại học Luân Ðôn (London University) vào những năm từ 1925 đến 1958; môn Pali và văn minh Phật Giáo cho các kỳ thi tuyển chọn công chức ngành Dân Chính (Civil Service)từ năm 1930 đến 1939; và Pali cho đại học Tích Lan (University of Ceylon) vào những năm 1944 đến 1958.

Những Ðóng Góp Của W. F. Stede Cho Nền Phật Học Tây Phương

Ngoài việc giảng dạy, làm giám khảo các kỳ thi môn Pali, viết nhiều bài nghiên cứu giá trị đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo bằng Anh ngữ,và soạn cuốn tự điển Pali-Anh; Stede còn góp phần giúp Hội Pali Text Society tại Luân Ðôn trong việc phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali) các bộ kinh dưới đây:

1918: Cullaniddesa, thuộc tập Niddesa (Nghĩa Thích) haynhững bài chú giải trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Ni- kaya) thuộc Kinh Tạng.

1927: Thera-therìgàthà Padas, kệ nói về chư Tăng và các Ni Sư trong Tiểu Bộ Kinh.

1931: Tập II, Sumangalavilàsini, tái bản năm 1971. Ðây là tập chú giải về Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) của ngài Phật Minh (Buddhaghosa)nhà đại luận sư ra đời tại miền bắc Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ 5 sau tây lịch.

1932: Tập III, Sumangalavilasini, tái bản năm 1971; tập chú giải của ngài Phật Minh về Trường Bộ Kinh.

1956: Tập Kankhàvitarani (chung soạn với con gái ông, bà D. A.L.Maskell), tái bản năm 1981. Ðây là tập chú giải cuốn Giới Bổn (Pati-mokkhas)trong Luật Tạng (Vinaya Pitaka) của ngài Phật Minh (Buddhaghosa).Tập này được ấn hành vài tháng sau khi bà Maskell qua đời vào năm 1956.

Sự ra đi quá sớm của Maskell đã làm cho Stede vô cùng buồn khổ, và hai năm sau, ông cũng theo gót con gái mình từ trần vào ngày 5 tháng 7 năm 1958 (hưởng thọ 76 tuổi), để lại nhiều tiếc thương cho các thân hữu,học giả Pali nổi tiếng và Phật tử Tây Phương khắp nơi trên thế giới.

Ðể bày tỏ lòng tri ân và ngưỡng mộ đối với học giả W.F. Stede, tạp chí nghiên cứu về Pali của Hội Pali Text Society bấy giờ đã viết: “Dr.Stede là một đạo hữu đồng nghiệp và giáo sư được mọi người kính trọng và mến yêu khi họ có dịp tiếp xúc với ông ta; con người có tâm hồn vị tha và tánh tình chánh trực với kiến thức rộng rãi về ngôn ngữ cũng như quảng bác, sâu sắc, hiểu biết nhiều vấn đề liên quan đến triết học Phật Giáo”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2015(Xem: 7347)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối. Chúng chỉ sống theo quán tính, thói quen, không có sự nhận định, suy xét, tìm tòi, quán chiếu soi sáng như loài người bởi nghiệp si mê chiêu cảm.
12/10/2015(Xem: 12112)
Thầy đi một sáng mùa thu Trong cơn lốc thổi Vô thường tử sinh
11/10/2015(Xem: 7952)
Khi chúng ta không còn kềm chế nỗi tính ghen tức của mình, nó sẽ sai khiến chúng ta làm những cú trả thù độc địa. Hành động kích thích bởi lòng ghen tức có thể tàn phá kinh hồn những mối tình cảm, tư cách, và sự sáng suốt của mình.
11/10/2015(Xem: 7213)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người.
10/10/2015(Xem: 9384)
Đây là hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chư Tôn Đức Tăng Ni lãnh Đạo Phật Giáo trên Thế giới tham dự đại hội về việc thọ giới Tỳ kheo ni, theo tin thần Tứ Phần Luật cho những vị ni cô tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Hamburg Đức Quốc ngày 20/7/2007. Trong đại hội này có HT Phương Trượng Thích Như Điển, HT Thích Quảng Ba (đến từ Úc), Giáo sư tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, và SC Thích Nữ Hạnh Trì đồng phó hội.
09/10/2015(Xem: 10487)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
09/10/2015(Xem: 9279)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
09/10/2015(Xem: 7531)
Chúng ta hãy kiểm lại ba điều. Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là tâm là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ta thường nhớ và thấy như vậy thì sẽ dễ dàng tập trung vào việc tu học để chuyển hoá, gạn lọc tâm buồn thương, giận ghét thành tâm thanh tịnh, sáng suốt. Làm chủ được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống không thể hấp dẫn và lôi kéo ta được nữa.
09/10/2015(Xem: 9409)
Con Bobby bị bệnh hiểm nghèo, phải mổ mắt, và bị mù cả hai mắt. Nhưng nó có bạn. Đứa bạn bùi ngùi sẻ chia. Luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, tuy nét mặt không tránh khỏi nỗi buồn rầu.
09/10/2015(Xem: 18040)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]