Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Ven. Ernest Hunt (1876-1967)

29/03/201103:01(Xem: 5871)
12. Ven. Ernest Hunt (1876-1967)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

VEN. ERNEST HUNT (1876-1967)

Ernest_Hunt-contentThượng Tọa Ernest Hunt sinh ngày 16 tháng 8 năm 1876 tại Hoddesdon, quận Hertford (Anh Quốc). Ðầu tiên, Hunt theo học trường St. Paul ở LuânÐôn (London) và sau tốt nghiệp đại học Eastbourne tại Sus- sex. Ngay lúc nhỏ ông đã thích tìm hiểu các tôn giáo. Ban đầu ông có ý muốn đi tu theo giáo phái Anh Quốc (Anglican Orders), nhưng cuối cùng ông đổi ý bỏ Thiên Chúa và theo Phật Giáo. Hành động này khiến cho song thân ông vô cùng sửng sốt và phiền muộn không ít.

Là chuẩn úy hải quân của một tàu buôn Anh quốc (British Mercantile Marine), Hunt có dịp quen biết với một Phật tử thủy thủ Ấn Ðộ và anh nàyđã giới thiệu đưa cho ông ta đọc mấy tập sách nói về thuyết Nghiệp Báo và Luân Hồi đã giúp cho Hunt ngưỡng mộ tin theo Phật Giáo.

E. Hunt cảm thấy giáo lý từ bi và trí tuệ của đức Phật phù hợp với tinh thần hiểu biết của ông ta hơn là những lời dạy thần quyền nặng phầnđức tin cuồng tín và phản khoa học trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo.

Năm 1915, Hunt tới Hawaii làm nhân viên kế toán giữ sổ sách cho đồn điền Waipahu tại Oahu. Sau đó ông dọn nhà đến ở Kohala. Trong thời gian này ông chú tâm nghiên cứu Phật giáo và viết cuốn “Outline of Buddhism” (Phật Giáo Ðại Cương) để làm luận án cho cấp bằng “Doctor of Dharma” (Tiến Sĩ Phật Học) của ông.

Ðầu năm 1920, E. Hunt cùng với vợ là Dorothy mở những lớp chủ nhật dạy Phật Pháp ở các trại nhân viên trong đồn điền và cho những thanh thiếu niên Nhật Bản cư trú tại các làng dọc theo bờ biển phía đông Hawaii hiểu biết Phật Giáo và kính trọng những lời răn dạy đạo đức của mọi tôn giáo. Ngày 11 tháng 8 năm 1924, lần đầu tiên tại Hawaii trong một buổi lễ trang ng- hiêm, Hunt cùng với vợ, bà Dorothy được hòa thượngImamura nhận cho xuất gia làm tân Tăng theo Phật Giáo đại thừa của NhậtBản. Từ đó Hunt có pháp hiệu là Shinkaku (Tâm Giác).

Sau khi thọ giới, hai vợ chồng Hunt bắt đầu hoạt động tham gia công tác soạn thảo, thuyết trình những đề tài Phật Giáo tại các đại hội thường niên của Hội Thanh Niên Phật Tử và phụ trách lớp dạy giáo lý vào mỗi chủ nhật giúp cho giới trẻ Nhật Bản thấm nhuần những lời dạy từ bi và trí tuệ của đức Thế Tôn. Cả hai cũng thường xuyên thuyết giảng tại chùa Bổn Nguyện (Honganji) thuộc phái Tịnh Ðộ Chân Tông ở đảo Hilo về các đề tài như “Phật Giáo là gì?” (What is Buddhism?) và “PhậtGiáo Giải Thích Thế Nào về Thế Giới Chúng Ta”(What does Buddhism Mean to the World) v.. v.. Ngoài việc thuyết tháp hướng dẫn quần chúng, Thượng Tọa Shinkaku cũng thường đến viếng thăm cácngười đau ốm ở nhà thương, phạm nhân trong nhà tù cũng như an ủi những kẻ tật nguyền, mù lòa và mắc các chứng bệnh nan y.

Tháng 01 năm 1927, T.T. Shinkaku được mời làm trưởng ban hoằng pháp bằng Anh ngữ tại chùa Bổn Nguyện (Honganji) ở Honolulu. Thượng tọa bắt đầu mở lớp dạy giáo lý vào ngày chủ nhật cho các em thiếu nhi và phụ trách giảng Phật Pháp hằng tuần bằng tiếng Anh cho những thanh thiếu niên Phật tử Nhật Bản. Ngoài ra, để giúp các em học sinh hiểu biết giáo lý, thực hành các đức tính tốt như hiếu thảo, nhẫn nhục, bố thí của đức Phật, T. T. Shinkaku đã giúp chúng học tập theo cuốn “A Buddhist Catechism” (Phật Giáo Vấn Ðáp) và đọc các chuyện tiền thân đức Phật trong tập “Buddhist Stories for Children”(Những Mẫu Chuyện Ðạo Cho Trẻ Em). Hai cuốn này đều do Thượng Tọa biên soạn. Nhờ vậy mà các em có được sự hiểu biết căn bản về lịch sử cuộc đờèức Phật. Thượng Tọa cũng soạn cuốn “Nghi Thức Tụng Niệm” bằng Anh ngữ trong khi vợ ông sáng tác nhiều bài ca Phật Giáo để dùng trong những buổi lễ tại các chùa Nhật trên khắp đảo Hawaii.

Tháng 07 năm 1928 có khoảng 60 người Caucasians (quê ở miền nam nước Nga) bắt đầu muốn tìm hiểu Phật Giáo và do sự khuyến khích của T. T. Shinkaku, họ thành lập một tổ chức nhằm truyền bá giáo lý đức Phật cho những người Tây Phương. Họ cũng cho ấn hành một bản tin trình bày lý do tại sao họ quay trở về theo đạo Phật. Ðại khái họ bày tỏ rằng Phật Giáo là tôn giáo của lý trí, lòng từ bi, sự khoan dung độ lượng và rất phù hợp với tinh thần khoa học. Phần cuối bản tin họ khuyến khích kêu gọi những ai ngưỡng mộ Phật Giáo nên đến nghe thuyết giảng và dự khóa lễ bằng Anh ngữ mỗi cuối tuần tại chùa Bổn Nguyện (Honganji). Trước sự kiệnPhật Giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các đảo ở Hawaii đã khiến những mục sư Tinh Lành bấy giờ phải than thở bảo rằng sau 108 năm cố gắng truyền giáo của họ tại đây, số người theo đạo Tinh Lành chỉ chiếm được 3 phần 100 tổng số dân trên đảo trong khi Phật Giáo có khoảng 125.000 tín đồ trên tổng số 330.000 dân chúng.

Sau khi nhận làm trưởng ban hoằng pháp bằng biếng Anh tại chùa Bổn Nguyện (Honganji), T. T. Shinkaku đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Phật và Thiên Chúa Giáo nên hợp tác làm việc với nhau và nhiều vị Tăng Nhật Bản bấy giờ đã cố gắng thuyết phục những người Nhật và Mỹ nên cùng nhau hợp tác trong việc duy trì các truyền thống tín ngưỡng tốt đẹp của hai dân tộc. Năm 1932, T. T. Shinkaku thành lập Viện Phật Học Quốc Tế tại Hawaii (International Buddhist Insti- tude of Hawaii) và giáo Hội Phật Giáo Tây Phương (Western Buddhist Order) do Thượng Tọa làm chủ tịch.

Trong thời gian xảy ra cuộc thế chiến thứ hai, khi các nhà sư Nhật phần đông bị giam giữ hay cô lập bởi nhà cầm quyền địa phương, T. T. Shinkaku một mình tại Hawaii đã can đảm đứng ra tìm mọi cách để bảo vệ các chùa và nhiều Phật tử Nhật thoát khỏi sự kỳ thị, đàn áp, phá hủy củaquân đội Hoa Kỳ cũng như các thường dân Mỹ địa phương yêu nước. Thượng Tọa vẫn thường nói với dân chúng và các nhân viên chính quyền trên đảo rằng: “Phật Giáo chúng tôi không có dính dấp gì đến cuộc chiến tranh này” (Buddhism had nothing to do with this war).

Năm 1952, sau khi hòa thượng Imamura viên tịch, Thượng Tọa Shinkaku rời chùa Bổn Nguyện (Honganji) đến tu tập làm đệ tử và kế nghiệp hòa thượng Komagata ở chùa Thiền Tào Ðộng, Honolulu. Tại đây, T. T. Shinkakuđảm trách việc thuyết giảng Phật Pháp bằng tiếng Anh cho các du khách đến viếng Hawaii từ Anh Quốc và Hoa Kỳ. Thượng Tọa cũng soạn và xuất bảncuốn “Gleanings from Soto Zen” (Những Kiến Thúc về Thiền Tào Ðộng)và “Buddhist Ser- mons” (Những Bài Giảng Phật Pháp).

Năm 1962, T. T. Shinkaku đúng 86 tuổi, được ngài Phó Viện Chủ chùa Tổng Trì (Soji) tấn phong lên hàng “Trưởng Lão” (Choro) và năm 1963 đượchòa thượng Rosen Takushi- ma, giáo trưởng phái Thiền Tào Ðộng hết lòng tán dương về sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Thượng Tọa trong nhiều năm qua. Uy tín và đức độ của T. T. Shinkaku không những chỉ được các tổchức, tông phái Phật Giáo Nhật Bản ngưỡng mộ, kính nể mà ảnh hưởng của Thượng Tọa còn lan rộng đến nhiều quốc gia theo Phật Giáo tại Á và Âu Châu.

Về mặt văn hóa, ngoài các sách đã kể trên, T. T. Shinkaku còn là bút giả của nhiều tác phẩm Phật giáo Anh văn giá trị khác gồm những cuốn dưới đây:

1. The Buddha and His Teachings (Ðức Phật và Giáo Pháp của Ngài).

2. How to Meditate (Thiền Ðịnh Như Thế Nào).

3. Essentials and Symbols of Buddhist Faith (Những Ðiểm Quan Yếu và Biểu Tượng của Phật Giáo).

Thượng Tọa cũng làm chủ biên tạp chí “Phật Giáo tại Hawaii” xuất bản hằng năm (The Buddhist Annual of Ha- waii) trong đó có đăng nhiều bài khảo cứu Phật Giáo giá trị của các học giả: Bà Rhys Davids, ông Hari Singh Gour và thiền sư Komagata v.. v.. T. T. Shinkaku (Tâm Giác) viên tịch vào tháng 2 năm 1967 tại Hawaii, hưởng thọ 91 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2013(Xem: 8647)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
05/11/2013(Xem: 8973)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
30/10/2013(Xem: 10263)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 34162)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 7177)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 9327)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 53387)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 11262)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 6915)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 7070)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567