Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Ananda Metteyya (1872-1923)

29/03/201103:01(Xem: 7492)
11. Ananda Metteyya (1872-1923)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

ANANDAMETTEYYA (1872-1923)

Ananda_Metteyya-contentĐại Ðức Ananda Metteyya, tục danh là Charles Henry Allan Bennett, sinh ngày 8 tháng 12 năm 1872 tại Luân Ðôn (Anh Quốc). Thân sinh ông là một kỹ sư điện tử, nhưng ông lại thích học môn hóa học. Ngay từ nhỏ, ôngđã chối bỏ không chịu theo đạo Thiên Chúa là tôn giáo mà thân mẫu ông rất ngưỡng mộ, và tự tuyên bố mình như người không bao giờ có thể tin tưởng vào những điều phi lý, phản khoa học.

Năm 1890, vừa đúng 18 tuổi, nhờ đọc thi phẩm nổi tiếng của Edwin Arnold (1832-1904), cuốn “Ánh Sáng Á Châu” (The Light of Asia),ông bắt đầu biết đến Phật Giáo như một triết lý nhiệm mầu, mở ra trước mắt ông một khung trời chân lý mới lạ.

Từ đó, ông phát tâm tìm đọc nghiên cứu các kinh sách Phật Giáo hiện đang phát hành tại Anh quốc lúc bấy giờ.

Năm 1898, ông qua Tích Lan (Ceylon) như một Phật tử tự nguyện đi theocon đường của đức Phật. Tại đây, ông bắt đầu tìm học Phật Pháp với các nhà sư và học giả Phật tử danh tiếng của Tích Lan. Năm 1901, lần đầu tiên ông thuyết giảng về “Tứ Diệu Ðế” tại Colombo và bài pháp này về sauđã được in thành sách. Trong thời gian ở Tích Lan, ông nghĩ đến việc sẽhướng dẫn một phái đoàn Phật Giáo sang hoằng pháp tại nước Anh, và ông nhận thấy rằng muốn thành công, người đại diện phái đoàn phải là một vị Tăng.

Do đó, ông quyết định xuất gia. Ông qua Miến Ðiện đầu tiên đến trú tại Akyab, tỉnh Arakan, sau tới ở thành phố Ran- goon (Ngưỡng Quang), vàtại đây, ông cảm thấy là nơi thích hợp nhất cho việc tu tập, hành đạo tương lai của ông.

Tháng 12 năm 1901, ông chính thức xuất gia, thọ 10 giới Sa Di, và nămsau, vào ngày trăng tròn (21-05-1902), ông thọ đại giới Tỳ Kheo. Ban đầu ông lấy pháp hiệu Ananda Maitriya, sau đổi theo danh từ Pali là Metteyya. Trong ngày lễ xuất gia đầu tiên tại Miến Ðiện, Ðại Ðức Ananda Metteyya đã phát biểu:

Sau khi trở thành Tăng sĩ, công việc cần làm trước nhất mà tôi đã dành hết thì giờ và hy sinh cuộc sống của tôi để theo đuổi, thực hiệnlà tìm cách truyền bá Phật Giáo, chân lý của đạo Từ Bi tại các nước TâyPhương và thành lập tại đó một giáo hội của Tăng Già”.

Nhằm thực hiện chương trình hoằng pháp tại các quốc gia Âu Châu, Ðại Ðức Metteyya đã tìm cách liên lạc, tiếp xúc với nhiều học giả Phật tử tại Anh, Ðức quốc và Hoa Kỳ, với mục đích tiến tới việc thành lập một “Hội Phật Giáo Quốc Tế” (International Buddhist Society) ban đầu hoạt động tại Ðông Phương và sau mở rộng truyền qua các nước Tây Phương.

Trong phiên họp đầu tiên của Hội này, tổ chức vào ngày 15 tháng 3 năm1903, ban tổ chức cuộc họp đã giúp soạn thảo, duyệt xét bản nội quy, các điều lệ và bầu cử các thành viên để điều hành mọi công việc của Hội.Ðại Ðức Ananda Metteyya được bầu giữ chức tổng thư ký và Dr. E.R. Rost làm thư ký danh dự (Honorary Secretary). Ngoài ra còn có một số nhân vậtđược mời làm hội viên danh dự như thi hào Edwin Arnold, ông bà giáo sư T. W. Rhys Davids (1843-1922) cùng nhiều học giả Phật tử, danh tăng TíchLan và Miến Ðiện. Chỉ vài tháng sau khi Hội thành lập, một cuộc hội thảo đã được tổ chức tại Rangoon với 300 người tham dự, và các tổ chức Phật Giáo khắp nơi trên thế giới đã gửi thư về bày tỏ sự tán thán, ủng hộ nhiệt tình.

Công tác quan trọng của Hội bấy giờ là cho phát hành tờ tam cá nguyệtsan “Buddhism” (Phật Giáo) nhằm phổ biến rộng rãi những tin tức, sinh hoạt của Hội đến các Phật tử hội viên tại Anh quốc và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Số đầu tiên ấn hành vào tháng 9 năm 1903, dày 200 trang, trong đó có đăng bài thơ của thi hào Edwin Arnold, và chính ông ta đã hỷ cúng phần lớn tịnh tài để in số báo này. Mặc dù tờ tạp chí “Phật Giáo” (Buddhism) ấn hành chỉ được có 6 số, nhưng nội dung lẫn hìnhthức của nó đã gây ảnh hưởng to lớn, và chiếm một địa vị trọng yếu trong lịch sử văn học Phật Giáo bấy giờ. Một trong những người viết bài thường xuyên cho tạp chí này là Tỳ Kheo Silicara (1872-1951), vị Tăng người Anh.

Nhằm chuẩn bị giúp đỡ cho phái đoàn của Ðại Ðức Metteyya từ Miến Ðiệnsang nước Anh hoằng pháp, Hội Phật Giáo Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan (The Buddhist Society of Great Britain and Ireland)được thành lập với cuộc họp đầu tiên tổ chức vào ngày 26 tháng 11 năm 1907. Dr. Rhys Davids được bầu làm hội trưởng, giáo sư T. Mills phó hội trưởng và đạo hữu J. E. Ellam giữ chức tổng thư ký Ban Trị Sự của Hội. Hội này hoạt động đến năm 1923, và được thay thế tiếp tục bởi Hội Phật Giáo (The Buddhist Society) tại Luân Ðôn (London) hiện nay. Sau khi thành lập, Hội rất vui mừng đón nhận tin về phái đoàn của Ðại Ðức Metteyya chuẩn bị sẽ sang Anh quốc truyền bá chánh pháp.

Tháng 12 năm 1907, trong phiên họp thường niên của Hội Phật Giáo QuốcTế (International Buddhist Society)tại Rangoon, Ðại Ðức Metteyya thông báo về việc thành lập một chi nhánhcủa Hội này tại nước Anh, và quyết định gửi một phái đoàn sang Luân Ðônhoằng pháp trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1908. Tháng 4 năm 1908, với tư cách tổng thư ký của “Hội Phật Giáo Quốc Tế” tại Rangoon, Ð. Ð. Ananda Metteyya hướng dẫn một phái đoàn gồm có nữ Phật tửHla Oung, thủ quỹ, và người con trai của bà là đạo hữu Ba Hla Oung cùngvới vợ của ông ta sang Anh Quốc. Vé tàu thủy khứ hồi của Ð. Ð. Metteyyatừ Miến qua Anh do bà Hla Oung hỷ cúng. Chương trình hoằng pháp của phái đoàn tại Anh quốc đã được thông báo trước.

Ngày 23 tháng 4 năm 1908, các thành viên trong Hội Phật Giáo Anh Quốccùng với phóng viên nhà báo đã ra bến cảng Luân Ðôn để tiếp đón phái đoàn của Ðại Ðức Metteyya. Ngay khi phái đoàn vừa đến Anh Quốc, Hội PhậtGiáo tại đây đã phải gặp vài khó khăn cần giải quyết. Trước hết, theo luật Phật chế, nhà Sư không đuợc phép ở cùng chỗ với phái nữ, cho nên Dr. Rost đã phải thuê hai căn nhà nhỏ tại Barnes gần Luân Ðôn để một cáidành riêng cho Ð. Ð. Metteyya cư trú. Nhà Sư Nam tông cũng không được dùng bữa quá ngọ và nằm ngồi giường cao nên Hội đã phải dọn giường ngủ cho đại đức ngay trên sàn nhà.

Hơn nữa, nhà Sư lại không được phép giữ tiền, do đó Ðại Ðức Metteyya khi cần đi hoằng hóa ở đâu, phải có thiện nam tháp tùng chứ không thể đimột mình, để có ai cúng dường tịnh tài hay đại đức muốn mua sắm vật dụng gì thì phật tử đó sẽ tiếp nhận giùm hoặc trả tiền giúp thay cho ngài.

Chưa hết, thêm điều rắc rối khác là dân chúng tại Anh quốc thời ấy rất ngạc nhiên, nghĩ như điều quái gỡ dị kỳ trong một xã hội vật chất Tây Phương, khi nhìn thấy chiếc y vàng bằng vải thô sơ của Ð. Ð. Metteyya đang mặc, nên họ đã xầm xì phê bình chỉ trích, bàn ra tán vào, thêm thắt lời nọ tiếng kia. Bởi vậy mà để tránh sự tò mò dòm ngó của dânchúng, Hội Phật Giáo phải sắp xếp cho Ð. Ð. Metteyya dùng xe ngựa hoặc tắc-xi (taxi) làm phương tiện di chuyển khi cần đến dự các phiên họp Phật giáo hay thuyết giảng tại bất cứ nơi nào trong thành phố Luân Ðôn bấy giờ.

Vào lúc ấy Ðại Ðức Ananda Metteyya 36 tuổi, có hình dáng cao, mảnh khảnh, hiền lành và đạo mạo. Cặp mắt sâu thẳm, đầu cạo tóc, nói lên sự tu hành khắc khổ, nghiêm trì giới luật của ngài. Ðặc biệt với giọng nói từ hòa khiến mọi người đều có cảm tình khi lần đầu tiên mới gặp Ðại Ðức Ananda.

Ngoài sự thông bác giáo lý đức Phật, Ðại Ðức còn rất am tường các bộ môn khoa học hiện đại với óc suy luận sắc bén, tất cả được kết hợp để tạo ra cho đại đức trở thành một nhân vật rất đặc biệt. Một ký giả, sau khi tiếp xúc với đại đức đã viết: “Con người có một bộ óc toán học toàn hảo, là một trong những người hiểu biết nhiều về khoa học mà tôi chưa từng gặp từ trước đến nay”.

Nhưng điều rất tiếc không may bởi đại đức là con người hay đau ốm. Lúc 18 tuổi, đại đức đã mắc bịnh suyễn kinh niên. Cơn bệnh này đã dày vò, hành hạ làm suy yếu thân thể trong suốt cuộc đời của Ðại Ðức. Khi còn trẻ, để làm giảm bớt những cơn ho kéo dài khổ sở, đại đức đã dùng thuốc hê- rô-in (heroin) bào chế bằng mọt-phin. Loại thuốc này đã tàn phá rất nhiều đến cơ thể của đại đức.

Những lúc không bị cơn suyễn hành hạ, đại đức rất hăng say tham gia mọi công tác hoằng pháp lợi sanh. Qua thư từ hoặc bằng những cuộc tiếp xúc trực tiếp, đại đức đã quy tụ được nhiều Phật tử trí thức, và học giảcó nhiệt tâm ủng hộ việc phát triển Phật Giáo tại Anh quốc.

Những Phật tử đầu tiên tham gia, giúp đỡ phái đoàn truyền bá chánh pháp của đại đức Ananda là gia đình ông Francis J. Payne cùng với vợ và các con. Ngoài ra còn có Dr. Edward Greenly cũng đã góp phần to lớn vào công việc hoằng pháp của đại đức Metteyya.

Sau hơn năm tháng ở lại Anh Quốc giảng truyền Phật giáo cho đủ mọi tầng lớp dân chúng, ngày 2 tháng 10 năm 1908, Ðại Ðức Ananda Metteyya cùng với Dr. Rost, từ bến cảng Liverpool đã đi tàu thủy trở về Rangoon. Ký giả một tờ báo ấn hành tại Rangoon đã đến phỏng vấn ít lâu sau khi đại đức về tới Miến Ðiện, và ký giả bài báo đã viết: “Tỳ Kheo Ananda bày tỏ rất hài lòng về mọi công tác hoằng pháp mà đại đức đã thực hiện”.

Tuy nhiên, hài lòng thì có, nhưng hoàn toàn thỏa mãn như nguyện ước thì chưa. Lý do bở sức khỏe của đại đức ngày càng yếu kém vì bệnh suyễn hành hạ; còn tài chánh thì kiệt quệ, và số Phật tử tại Anh quốc bấy giờ thực tâm muốn tìm hiểu giáo lý đức Phật cũng bị giới hạn.

Mặc dù vậy, đại đức vẫn không nản chí. Trong bức thư ngõ gửi cho Phậttử tại Anh Quốc (Open letter to the Bud- dhists of England)vào tháng 12 năm 1908, Ðại Ðức đã kêu gọi tất cả những người hâm mộ giáo lý đức Phật nên tích cực ủng hộ cho Hội Phật Giáo Quốc Tế tại Luân Ðôn (London). Ðại Ðức cũng nhiệt tâm bày tỏ cho thấy rằng giáo lý cao siêu và giải thoát của đức Phật thực sự rất cần thiết cho dân chúng Tây Phương lúc bấy giờ.

Ðại Ðức vẫn nuôi ý định có dịp sẽ trở sang Anh Quốc hoằng pháp lần nữa, nhưng nỗ lực muốn thực hiện điều đó không dễ dàng vì lý do sức khỏesuy yếu và tài chánh eo hẹp của đại đức.

Tháng 12 năm 1913, Dr. Rost thực hiện cuộc giải phẫu lấy sạn trong mật cho đại đức, và vài tháng sau tin từ Ran- goon cho biết sức khỏe củađại đức có khá hơn đôi chút.

Tháng 5 năm 1914, một biến cố đau buồn nhất đã xảy ra là tin tức cho biết sức khỏe của đại đức ngày càng xuống dốc thê thảm. Nguồn hy vọng duy nhất để cứu vãn là đại đức cần tìm đến nơi nào có khí hậu tốt hơn Rangoon để tỉnh dưỡng một thời gian lâu dài.

Các Phật tử sau đó nhận thấy cần thu xếp sớm càng tốt để đại đức có thể qua sống chung với bà chị của đại đức bấy giờ đang ở California, HoaKỳ. Hay tin người chị sắp sang Anh Quốc, cho nên các đạo hữu đã sắp đặtcho đại đức gặp bà chị tại Liverpool để cả hai sẽ cùng đi California.

Các Phật tử tại Rangoon đã vận động quyên tiền cúng vé tàu thủy cho đại đức từ Rangoon sang Anh Quốc. Nhưng vì đại đức phải đi một mình, không ai có thể đi theo để giữ tiền cho đại đức theo đúng luật Phật chế,cho nên đại đức buộc lòng phải hoàn tục mặc Âu phục để qua Anh quốc, sau mười hai năm xuất gia sống đời Tăng sĩ. Sau khi đến Liverpool vào tháng 5 năm 1914 (vừa đúng 42 tuổi), đại đức sống chung với các đạo hữu trong Hội Phật giáo địa phương.

Ngày 12 tháng 9 năm 1914, khi tàu của bà chị từ Cali- fornia đến Anh quốc, các phật tử đã tiễn đưa đại đức ra bến tàu để gặp mặt và cùng với người chị đi Hoa Kỳ. Nhưng rất tiếc vì đang đau bệnh nặng, cho nên đại đức không được sở di trú Mỹ cho phép đến New York trong tình trạng sức khỏe tồi tệ như thế.

Cuối cùng, bà chị đã rời phòng ngủ ra ngoài để gặp thăm đại đức lần đầu tiên sau nhiều năm xa cách. Rồi người chị buộc lòng trở lên tàu để một mình đi Hoa Kỳ, còn đại đức Ananda đành phải ở lại. Vài tháng sau, đệ nhất thế chiến bùng nổ tạo thêm nhiều khó khăn cho mọi sinh hoạt Phậtsự địa phương.

Không rời Anh Quốc được, các Phật tử đã giúp đỡ sắp xếp cho đại đức cư trú tại Battersea. Trong thời gian này, mặc dù bệnh tình của đại đức ngày càng tăng thêm, nhưng đại đức vẫn cố gắng hoạt động, góp phần vào sự phát triển Phật Giáo tại Luân Ðôn.

Ðại Ðức viết bài thường xuyên cho tờ “The Buddhist Re- view” của Hội Phật Giáo ở đây và sau đó làm chủ bút cho tạp chí này. Nhưng rất tiếc đến năm 1923, hội đã ngưng hoạt động và tờ báo cũng đình bản.

Ðầu tháng 3 năm 1923, bệnh tình của đại đức sắp tiến đến giai đoạn kết thúc, hết phương chạy chữa. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1923, đại đức đã viên tịch, hưởng thọ 50 tuổi. Hiện diện trong giờ phút từ trần vĩnh viễnra đi, bên cạnh đại đức có đạo hữu Francis Payne và một số các Phật tử khác.

Cố bác sĩ C. A. Hewavitarane đã phát tâm cúng tiền mua phần mộ trên lô đất rộng 15 feet vuông tại Modern Cemetery làm nơi an nghỉ cuối cùng của đại đức. Tham dự lễ an táng có rất đông thân hữu và các Phật tử trong Hội Phật giáo địa phương. Nhiều vòng hoa và hương thơm được mọi người mang đến đặt trên mộ của đại đức để tri ân, tưởng nhớ vị tăng sĩ đầu tiên đã góp phần to lớn vào công cuộc truyền bá chánh pháp của đức Thế Tôn tại Anh quốc.

Ðại Ðức Ananda Metteyya là bút giả của các tác phẩm:

1. An Outline of Buddhism (Phật Giáo Ðại Cương) ấn hành đầu tiên năm 1910 và được in lại trong tạp chí “The Theosophist” số tháng 4-5 năm 1911.

2. The Wisdom of the Aryas (Trí Tuệ của dân tộc Aryas) xuất bản tháng 01 năm 1923.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8527)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 13001)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14739)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 13051)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14840)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12895)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7194)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 8285)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 10299)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8759)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]