Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Frank Lee Woodward (1871-1952)

29/03/201103:01(Xem: 7419)
10. Frank Lee Woodward (1871-1952)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

F. L. WOODWARD(1871-1952)

F__L__WOODWARDFrank Lee Woodward sinh ngày 13 tháng 3 năm 1871, con thứ ba của mục sư W. Woodward ở Saham, Nor- folk (miền đông nước Anh). Lúc 8 tuổi, ông đã giỏi cổ ngữ La Tinh (Latin) và bắt đầu học các tiếng Hy Lạp, Pháp và Ðức. Năm 1879, Woodward nhập học trường Christ Hospi- tal, tại đây ông đã đoạt giải xuất sắc về tiếng La Tinh và Pháp ngữ. Ngoài ra, ông còn cóbiệt tài về các môn thể thao.

Năm 18 tuổi, Woodward ghi tên vào học ở Sidney Sussex College (thành lập năm 1588) thuộc trường đại học Cam- bridge (Anh quốc), tại đây ông được cấp học bổng đứng đầu môn cổ ngữ. Năm 19 tuổi, ông được thưởng huy chương vàng (Gold Medal) về thơ tiếng La Tinh.

Năm 20 tuổi, ông đỗ đầu hạng danh dự xuất sắc nhất trường về môn cổ điển và đoạt giải thưởng về các bài luận tiếng La Tinh. Ông cũng có khiếu chơi đại phong cầm và từng giữ các chức vụ như đội trưởng đội túc cầu và thư ký hội bóng đá.

Về sau, Woodward được mời dạy môn cổ điển trong 3 năm đến năm 1879 tại trường Royal Grammar ở Worchester (miền đông nước Anh). Tiếp đến, ông dạy cổ ngữ tại trường Stanford ở Lincolnshire (miền đông Anh quốc) trong thời gian 5 năm từ năm 1895. Một trong các học trò của Wood- ward bấy giờ sau này trở thành học giả nổi tiếng về thánh ngữ Pali là ông E. M. Hare (1893-1955), một thương gia người Anh chuyên buôn bán trà ở TíchLan. Chính Wood- ward đã khuyến khích Hare nghiên cứu về cổ ngữ Pali vàhai người về sau đã kết bạn chơi với nhau rất thân.

Trong thời gian dạy ở Standford, Woodward đã dành hết thì giờ vào việc nghiên cứu các tôn giáo, triết học Ðông lẫn Tây Phương, văn chương Anh, tiếng Phạn (Sanskrit) và cổ ngữ Pali. Năm 1902, Woodward gia nhập Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society) lúc bấy giờ do ông H.S. Olcott (1832-1907), một học giả Hoa Kỳ làm hội trưởng. Wood- ward xem đây như là “một biến cố trọng đại nhất trong đời mình” vì chính Hội này đã hướng dẫn ông trở về, tin theo giáo lý của đức Phật.

Công Tác Giáo Dục Tại Tích Lan

F. L. Woodward đến Tích Lan năm 1903 và cùng hoạt động với ông H. S. Olcott trong phong trào phục hưng Phật Giáo tại xứ này. Woodward đã đứngra thành lập và làm hiệu trưởng trường trung học Phật giáo Mahinda tọa lạc ở một ngôi nhà cũ xây cất theo kiểu Hòa Lan giữa khu đông dân cư tạiGalle, miền tây nam Tích Lan. Vào lúc ấy trường có khoảng 60 học sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm dạy học tại nước Anh, Woodward nhanh chóng trởthành một giáo sư nổi tiếng khắp Tích Lan bấy giờ khiến nhiều phụ huynhđã phải rút con em họ đang theo học ở các trường khác về để gửi vào họctrường Mahinda. Và không lâu sau đó, số học sinh của trường đã tăng lênđến 300. Woodward không những chỉ là nhân vật sáng lập mà còn là người đã giúp xây cất trường. Người ta thường thấy ông trên tay cầm bay làm việc với các thợ nề khác hoặc đứng trên giàn phụ trách việc đo đạc v.. v..

Ðời sống của Woodward rất có kỹ luật và tích cực hoạt động, nhờ vậy, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của ông, trường Mahinda đã phát triển nhanhchóng. Woodward được mọi người hết lòng kính mến vì sự hy sinh tận tụy,tính tình khoan dung, rộng lượng và tài đức của ông. Một trong những nỗlực đáng kể của Woodward là đã vận động cho việc công nhận tiếng Sinhalese (Tích Lan) trở thành một môn thi tại các kỳ thi lấy bằng Cambridge tổ chức tại Tích Lan bấy giờ. Ông cũng là nhân vật tiên phong trong phong trào vận động thành lập trường đại học Tích Lan (Ceylon University).

Woodward thường dùng y phục đơn giản áo quần vải trắng như người bản xứ Tích Lan. Vào ngày Rằm, ông thọ bát quan trai giới, nêu gương tốt chocác học sinh và thân hữu láng giềng. Woodward thường để bát cúng dường thức ăn cho chư Tăng tại phòng họp lớn của trường và chính ông đích thânphục vụ chăm sóc rửa chân cho các nhà Sư Tích Lan với lòng hết sức thành kính. Woodward phụ trách dạy nhiều giờ và nhiều lớp cho trường Mahinda mỗi ngày; ngoài ra ông còn tham dự vào những công tác quản trị điều khiển, xây dựng trường v.. v.. Ông biết và nhớ rõ từng khuôn mặt cùng tên tuổi của mỗi học sinh trong trường.

Những Ðóng Góp Của F. L. Woodward Cho Nền Phật HcTây Phương

Woodward là một con người đặc biệt. Học hỏi, nghiên cứu tiếng Pali chỉ trong thời gian ngắn sau khi đến Tích Lan, ông đã có thể dịch ra Anhvăn một số kinh điển Phật Giáo Nam Tông chép bằng cổ ngữ Pali. Năm 1913, Woodward bắt đầu dịch từ Pali ra tiếng Anh những kinh trong Tăng Chi Bộ Kinh (Angut- tara Nikaya). Năm 1915, ông dịch kinh Pháp Cú(Dhamma- pada) dưới tựa đề: “The Buddha’s Path of Virtue” (Conđường đạo đức của đức Phật). Woodward hợp tác với nữ học giả Pali, bà Rhys Davids (1858-1942) vào năm 1915 và Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali(The Pali Text Society) tại Luân Ðôn (Anh quốc) rất lâu mãi cho đến năm ông qua đời (1952).

Woodward rời Galle (Tích Lan) ngày 7-10-1919 và sang cư trú tại hải đảo Tasmania, một tiểu bang thuộc Úc Ðại Lợi (Australia), nằm ở phía namThái Bình Dương. Tại đây, ông trồng táo (apple) để sinh sống và dành hết thì giờ cho công tác phiên âm, dịch thuật kinh tạng Pali. Ngoài ra, Woodward vẫn thường xuyên liên lạc và gửi tài chánh qua Anh giúp đỡ Hội Pali Text Society.

Ðề cập đến công trình nghiên cứu, dịch thuật của Wood- ward, bà Rhys Davids đã hết lời ca ngợi, tán thán khi viết về ông như sau: “Trong những ngày đen tối của trận thế chiến thứ nhất, tại Tasmania, sau khi hoàn tất phần đầu bản dịch từ Pali ra Anh văn Tương Ưng Bộ Kinh (SamyuttaNikaya); với tâm hồn trong sáng, không vụ lợi và trí tuệ như Ngài XáLợi Phất (Sariputta), Woodwardđã hoan hỷ gửi tiếp cho chúng tôi bản thảo dịch thuật phần hai của bộ kinh trên... Trong vài tháng, bản đánh máy đã được thực hiện đầy đủ, cả đến phần chú thích... Chúng tôi thực vô cùng biết ơn bàn tay thân hữu của ông ta đã giúp Hội chúng tôi tiến bước. Thật hiếm có những người nhưWoodward từ nửa vòng trái đất bên kia, đã dùng hết thì giờ rảnh rỗi để đóng góp vào công việc hoằng pháp lợi ích như thế...

Vào năm 1927, khi nói đến công trình dịch thuật của Wood- ward về những phần khác của Tương Ưng Bộ Kinh nữ học giả Rhys Davids một lần nữađã phát biểu: “i tìm thấy nơi dịch bản của Woodward vừa chính xác và linh động. Chúng tôi đã mang ơn rất nhiều nơi ông ta như món qua pháp bảo của sự ân cần, kiên nhẫn, trong sáng và thành thực”.

Dưới đây là những bộ chú giải do F. L. Woodward đã dày công phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali):

- 1921: Tập I, Sàratthappakàsini (tái bản băm 1977). Ðây là tập chú giải về Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya) của ngài PhậtMinh (Buddhaghosa),nhà đại luận sư ra đời tại miền bắc Ấn Ðộ và đầu thế kỷ thứ 5 sau tây lịch và sang Tích Lan hoằng pháp khoảng vào năm 430 sau tây lịch.

- 1926: Udana Commentary: Tập chú giải về Kinh Phật Tự Thuyết (Udana)thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) của nhà đại luận sư Dhammapàla sinh tại miền nam Ấn Ðộ vào thời kỳ sau ngài Buddhaghosa (Phật Minh).

- 1932: Tập II, Sàratthappakàsini (tái bản năm 1977), chú giảivề Tương Ưng Bộ Kinh của ngài Phật Minh.

- 1937: Tập III, Sàratthappakàsini (tái bản năm 1977), chú giải về Tương Ưng Bộ Kinh của ngài Phật Minh.

- 1940: Tập I, Theragàthà Commentary: chú giải về Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragàthà) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) của nhà đại luận sư Dhammapàla sinh tại miền nam Ấn Ðộ .

- 1952: Tập II, Theragàthà Commentary: chú giải về Trưởng Lão Tăng Kệ của ngài Dhammapàla.

- 1959: Tập III, Theragàthà Commentary: chú giải về Trưởng LãoTăng Kệ của ngài Dhammapàla.

Ngoài ra, F. L. Woodward còn dịch từ nguyên bản Pali ra Anh văn các bộ kinh sau đây:

- 1924: Tập IIII, The Book of the Kindred Sayings (Sa- myutta Nikàya), Tương Ưng Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1975.

- 1927: Tập IV, The Book of the Kindred Sayings (Tương Ưng Bộ Kinh)tái bản năm 1980.

- 1930: Tập V, The Book of the Kindred Sayings (Tương Ưng Bộ Kinh)tái bản năm 1979.

- 1932: Tập I, The Book of the Gradual Sayings (Angut- tara Nikàya),Tăng Chi Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1979.

- 1933: Tập II, The Book of the Gradual Sayings (Tăng Chi Bộ Kinh),tái bản năm 1982.

- 1936: Tập V, The Book of the Gradual Sayings (Tăng Chi Bộ Kinh),tái bản năm 1972.

- 1935: Tập II, Verses of Uplift (Udàna), Kinh Phật Tự Thuyết và “As It Was Said” (Itivuttaka), Kinh Phật Thuyết Như Vậy; cả hai đều thuộc Tiểu Bộ Kinh, tái bản năm 1948.

Sau gần 40 năm (1913-1952) đóng góp cho sự truyền bá, phát triển PhậtGiáo tại các nước Tây Phương qua công trình nghiên cứu, dịch thuật kinhtạng Pali ra Anh ngữ, F. L. Woodward đã qua đời tại Tasmania (Úc Ðại Lợi) vào ngày 3 tháng 11 năm 1952 hưởng thọ 81 tuổi. Sự vĩnh viễn ra đi của học giả Woodward không những là một mất mát lớn lao cho hàng Phật tử hậu thế tạicác nước Âu Mỹ mà còn chung cho cả thế giới Phật Giáo chúng ta ngày nayvà mãi mãi sau này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2018(Xem: 7766)
Khóa tu mùa Hè Hoa Phượng Đỏ tại Tu viện Khánh An vào đầu tháng 7 đã qua nhưng đọng lại trong tôi dấu ấn cảm xúc vì rất nhiều hoạt động ý nghĩa làm sân chơi rất lành mạnh cho trẻ vừa học tập vừa rèn luyện. Cho con đi xong khóa hè về lòng nhẹ nhỏm đi rất nhiều vì những thay đổi rất tích cực của con mà đáng nói hơn là cảm xúc của chính bản thân tôi cũng được cơ hội gột rửa những phiền muộn khi tham gia Đêm Thắp Nến tri ân với nhiều ý nghĩa. TT Thích Trí Chơn đã cho các em giây phút trang nghiêm thanh tịnh dâng ngọn đèn cầu nguyện lên Tam Bảo. Giọng trầm ấm của Thầy đã dẫn đại chúng vào lời kinh thiêng trầm hùng, thanh thoát.
20/07/2018(Xem: 13699)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/07/2018(Xem: 7186)
“Thử Đề Nghị Một Phương Thức Kết Hợp Những Người Con Phật Trong Nhiều Chi Nhánh Phật Giáo Việt Nam Cùng Sinh Hoạt Với Nhau” là một đề tài tế nhị, khó nói, và nói ra cũng rất khó tìm được sự đồng thuận của hầu hết chư Tôn Đức và đồng bào Phật tử hiện đang sinh hoạt trong nhiều chi nhánh Phật Giáo Việt Nam. Đề tài này hàm ngụ hai lãnh vực nội dung và hình thức sinh hoạt, và bao gồm ba hình thái tổ chức là các Giáo Hội Phật Giáo, các Hội Cư Sĩ, và các hệ thống Gia Đình Phật Tử.
19/07/2018(Xem: 4454)
Không hiểu từ lúc nào mà tôi đã tập được thói quen công phu mỗi ngày hơn một tiếng đồng hồ và dành thời gian tương tự cho việc lướt qua các trang mạng phật giáo để chọn lựa những bài thật bổ ích cho cái trí óc còn non kém của mình, hầu học hỏi thêm dù biết rằng kiến thức đó phải được tư duy và trải nghiệm . Và tôi rất hài lòng về thói quen này vì đần dần tự nhiên giống như tôi được khích lệ và ngày nào tôi cũng cảm nhận được cái không gian êm dịu đã ghé vào thăm cuộc đời tôi và cứ như thế tôi trôi theo dòng chảy của cuộc đời dù không phải là thuận duyên lắm, do vậy con cái tôi thường nói đùa rằng " Mẹ không thể nào trầm cảm được đâu "
18/07/2018(Xem: 6434)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
17/07/2018(Xem: 5415)
Ông Thắng và bà Loan cưới nhau đã được bốn mươi năm. Năm nay ông được bảy mươi hai tuổi và bà Loan được bảy mươi. Thời thanh xuân ông bà đã trải qua với nhau một mối tình thơ mộng, đã tranh đấu chết sống với gia đình hai bên để vượt qua vấn đề môn đăng hộ đối. Cuối cùng được sự nhượng bộ của gia đình, một đám cưới tươm tất đã được diễn ra trong niềm hân hoan tột cùng của cô dâu, chú rể.
17/07/2018(Xem: 6077)
PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
16/07/2018(Xem: 6226)
Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật và Trì Danh Niệm Phật. Trong bốn pháp quán này, Trì Danh Niệm Phật thường được số đông hành giả chọn để hành trì vì phương thức tương đối đơn giản hơn. Đây cũng chỉ là quan điểm của đại chúng. Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loài giải. Pháp như thế, Phật chỉ dạy như thế, chúng sanh tùy căn cơ mà hành, mà giải.
14/07/2018(Xem: 8900)
Sau 2 năm hoạt động độc lập, LAN vẫn tiếp tục thực hiện nhiều chương trình Phật pháp, cùng với đó là quỹ cộng đồng ý nghĩa mang tên Phụng Sự - Đóng góp xây dựng Chùa, tạc tượng và giúp người nghèo khó. Được lời mời từ Mỹ vào tháng 7/2017 vừa qua LAN đã đi qua các tiểu bang CA, Virginia, Marry Land, Philadelphia, Indianapolis..vv để thực hiện phim tư liệu cho các Chùa cùng phóng sự về khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 7 ở San Diego
13/07/2018(Xem: 7585)
Sống ở đời người ta hay xem trọng sắc diện, dáng vẻ bề ngoài. Thói thường người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, hay một nam tử tốt tướng "đẹp trai" diện đúng mốt thời trang... vẫn thu hút được sự chú ý của người xung quanh; ngược lại người có nét mặt buồn rầu u tối, ăn mặc xốc xếch... đi đến đâu cũng thường hay chịu thiệt thòi, dù không bị dè bỉu khinh thường ra mặt nhưng họ không được mọi người thực tâm ưu ái dành cho một chỗ đứng trang trọng, ngay trong giây phút gặp gỡ đầu tiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]