Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Frank Lee Woodward (1871-1952)

29/03/201103:01(Xem: 7423)
10. Frank Lee Woodward (1871-1952)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

F. L. WOODWARD(1871-1952)

F__L__WOODWARDFrank Lee Woodward sinh ngày 13 tháng 3 năm 1871, con thứ ba của mục sư W. Woodward ở Saham, Nor- folk (miền đông nước Anh). Lúc 8 tuổi, ông đã giỏi cổ ngữ La Tinh (Latin) và bắt đầu học các tiếng Hy Lạp, Pháp và Ðức. Năm 1879, Woodward nhập học trường Christ Hospi- tal, tại đây ông đã đoạt giải xuất sắc về tiếng La Tinh và Pháp ngữ. Ngoài ra, ông còn cóbiệt tài về các môn thể thao.

Năm 18 tuổi, Woodward ghi tên vào học ở Sidney Sussex College (thành lập năm 1588) thuộc trường đại học Cam- bridge (Anh quốc), tại đây ông được cấp học bổng đứng đầu môn cổ ngữ. Năm 19 tuổi, ông được thưởng huy chương vàng (Gold Medal) về thơ tiếng La Tinh.

Năm 20 tuổi, ông đỗ đầu hạng danh dự xuất sắc nhất trường về môn cổ điển và đoạt giải thưởng về các bài luận tiếng La Tinh. Ông cũng có khiếu chơi đại phong cầm và từng giữ các chức vụ như đội trưởng đội túc cầu và thư ký hội bóng đá.

Về sau, Woodward được mời dạy môn cổ điển trong 3 năm đến năm 1879 tại trường Royal Grammar ở Worchester (miền đông nước Anh). Tiếp đến, ông dạy cổ ngữ tại trường Stanford ở Lincolnshire (miền đông Anh quốc) trong thời gian 5 năm từ năm 1895. Một trong các học trò của Wood- ward bấy giờ sau này trở thành học giả nổi tiếng về thánh ngữ Pali là ông E. M. Hare (1893-1955), một thương gia người Anh chuyên buôn bán trà ở TíchLan. Chính Wood- ward đã khuyến khích Hare nghiên cứu về cổ ngữ Pali vàhai người về sau đã kết bạn chơi với nhau rất thân.

Trong thời gian dạy ở Standford, Woodward đã dành hết thì giờ vào việc nghiên cứu các tôn giáo, triết học Ðông lẫn Tây Phương, văn chương Anh, tiếng Phạn (Sanskrit) và cổ ngữ Pali. Năm 1902, Woodward gia nhập Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society) lúc bấy giờ do ông H.S. Olcott (1832-1907), một học giả Hoa Kỳ làm hội trưởng. Wood- ward xem đây như là “một biến cố trọng đại nhất trong đời mình” vì chính Hội này đã hướng dẫn ông trở về, tin theo giáo lý của đức Phật.

Công Tác Giáo Dục Tại Tích Lan

F. L. Woodward đến Tích Lan năm 1903 và cùng hoạt động với ông H. S. Olcott trong phong trào phục hưng Phật Giáo tại xứ này. Woodward đã đứngra thành lập và làm hiệu trưởng trường trung học Phật giáo Mahinda tọa lạc ở một ngôi nhà cũ xây cất theo kiểu Hòa Lan giữa khu đông dân cư tạiGalle, miền tây nam Tích Lan. Vào lúc ấy trường có khoảng 60 học sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm dạy học tại nước Anh, Woodward nhanh chóng trởthành một giáo sư nổi tiếng khắp Tích Lan bấy giờ khiến nhiều phụ huynhđã phải rút con em họ đang theo học ở các trường khác về để gửi vào họctrường Mahinda. Và không lâu sau đó, số học sinh của trường đã tăng lênđến 300. Woodward không những chỉ là nhân vật sáng lập mà còn là người đã giúp xây cất trường. Người ta thường thấy ông trên tay cầm bay làm việc với các thợ nề khác hoặc đứng trên giàn phụ trách việc đo đạc v.. v..

Ðời sống của Woodward rất có kỹ luật và tích cực hoạt động, nhờ vậy, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của ông, trường Mahinda đã phát triển nhanhchóng. Woodward được mọi người hết lòng kính mến vì sự hy sinh tận tụy,tính tình khoan dung, rộng lượng và tài đức của ông. Một trong những nỗlực đáng kể của Woodward là đã vận động cho việc công nhận tiếng Sinhalese (Tích Lan) trở thành một môn thi tại các kỳ thi lấy bằng Cambridge tổ chức tại Tích Lan bấy giờ. Ông cũng là nhân vật tiên phong trong phong trào vận động thành lập trường đại học Tích Lan (Ceylon University).

Woodward thường dùng y phục đơn giản áo quần vải trắng như người bản xứ Tích Lan. Vào ngày Rằm, ông thọ bát quan trai giới, nêu gương tốt chocác học sinh và thân hữu láng giềng. Woodward thường để bát cúng dường thức ăn cho chư Tăng tại phòng họp lớn của trường và chính ông đích thânphục vụ chăm sóc rửa chân cho các nhà Sư Tích Lan với lòng hết sức thành kính. Woodward phụ trách dạy nhiều giờ và nhiều lớp cho trường Mahinda mỗi ngày; ngoài ra ông còn tham dự vào những công tác quản trị điều khiển, xây dựng trường v.. v.. Ông biết và nhớ rõ từng khuôn mặt cùng tên tuổi của mỗi học sinh trong trường.

Những Ðóng Góp Của F. L. Woodward Cho Nền Phật HcTây Phương

Woodward là một con người đặc biệt. Học hỏi, nghiên cứu tiếng Pali chỉ trong thời gian ngắn sau khi đến Tích Lan, ông đã có thể dịch ra Anhvăn một số kinh điển Phật Giáo Nam Tông chép bằng cổ ngữ Pali. Năm 1913, Woodward bắt đầu dịch từ Pali ra tiếng Anh những kinh trong Tăng Chi Bộ Kinh (Angut- tara Nikaya). Năm 1915, ông dịch kinh Pháp Cú(Dhamma- pada) dưới tựa đề: “The Buddha’s Path of Virtue” (Conđường đạo đức của đức Phật). Woodward hợp tác với nữ học giả Pali, bà Rhys Davids (1858-1942) vào năm 1915 và Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali(The Pali Text Society) tại Luân Ðôn (Anh quốc) rất lâu mãi cho đến năm ông qua đời (1952).

Woodward rời Galle (Tích Lan) ngày 7-10-1919 và sang cư trú tại hải đảo Tasmania, một tiểu bang thuộc Úc Ðại Lợi (Australia), nằm ở phía namThái Bình Dương. Tại đây, ông trồng táo (apple) để sinh sống và dành hết thì giờ cho công tác phiên âm, dịch thuật kinh tạng Pali. Ngoài ra, Woodward vẫn thường xuyên liên lạc và gửi tài chánh qua Anh giúp đỡ Hội Pali Text Society.

Ðề cập đến công trình nghiên cứu, dịch thuật của Wood- ward, bà Rhys Davids đã hết lời ca ngợi, tán thán khi viết về ông như sau: “Trong những ngày đen tối của trận thế chiến thứ nhất, tại Tasmania, sau khi hoàn tất phần đầu bản dịch từ Pali ra Anh văn Tương Ưng Bộ Kinh (SamyuttaNikaya); với tâm hồn trong sáng, không vụ lợi và trí tuệ như Ngài XáLợi Phất (Sariputta), Woodwardđã hoan hỷ gửi tiếp cho chúng tôi bản thảo dịch thuật phần hai của bộ kinh trên... Trong vài tháng, bản đánh máy đã được thực hiện đầy đủ, cả đến phần chú thích... Chúng tôi thực vô cùng biết ơn bàn tay thân hữu của ông ta đã giúp Hội chúng tôi tiến bước. Thật hiếm có những người nhưWoodward từ nửa vòng trái đất bên kia, đã dùng hết thì giờ rảnh rỗi để đóng góp vào công việc hoằng pháp lợi ích như thế...

Vào năm 1927, khi nói đến công trình dịch thuật của Wood- ward về những phần khác của Tương Ưng Bộ Kinh nữ học giả Rhys Davids một lần nữađã phát biểu: “i tìm thấy nơi dịch bản của Woodward vừa chính xác và linh động. Chúng tôi đã mang ơn rất nhiều nơi ông ta như món qua pháp bảo của sự ân cần, kiên nhẫn, trong sáng và thành thực”.

Dưới đây là những bộ chú giải do F. L. Woodward đã dày công phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali):

- 1921: Tập I, Sàratthappakàsini (tái bản băm 1977). Ðây là tập chú giải về Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya) của ngài PhậtMinh (Buddhaghosa),nhà đại luận sư ra đời tại miền bắc Ấn Ðộ và đầu thế kỷ thứ 5 sau tây lịch và sang Tích Lan hoằng pháp khoảng vào năm 430 sau tây lịch.

- 1926: Udana Commentary: Tập chú giải về Kinh Phật Tự Thuyết (Udana)thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) của nhà đại luận sư Dhammapàla sinh tại miền nam Ấn Ðộ vào thời kỳ sau ngài Buddhaghosa (Phật Minh).

- 1932: Tập II, Sàratthappakàsini (tái bản năm 1977), chú giảivề Tương Ưng Bộ Kinh của ngài Phật Minh.

- 1937: Tập III, Sàratthappakàsini (tái bản năm 1977), chú giải về Tương Ưng Bộ Kinh của ngài Phật Minh.

- 1940: Tập I, Theragàthà Commentary: chú giải về Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragàthà) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) của nhà đại luận sư Dhammapàla sinh tại miền nam Ấn Ðộ .

- 1952: Tập II, Theragàthà Commentary: chú giải về Trưởng Lão Tăng Kệ của ngài Dhammapàla.

- 1959: Tập III, Theragàthà Commentary: chú giải về Trưởng LãoTăng Kệ của ngài Dhammapàla.

Ngoài ra, F. L. Woodward còn dịch từ nguyên bản Pali ra Anh văn các bộ kinh sau đây:

- 1924: Tập IIII, The Book of the Kindred Sayings (Sa- myutta Nikàya), Tương Ưng Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1975.

- 1927: Tập IV, The Book of the Kindred Sayings (Tương Ưng Bộ Kinh)tái bản năm 1980.

- 1930: Tập V, The Book of the Kindred Sayings (Tương Ưng Bộ Kinh)tái bản năm 1979.

- 1932: Tập I, The Book of the Gradual Sayings (Angut- tara Nikàya),Tăng Chi Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1979.

- 1933: Tập II, The Book of the Gradual Sayings (Tăng Chi Bộ Kinh),tái bản năm 1982.

- 1936: Tập V, The Book of the Gradual Sayings (Tăng Chi Bộ Kinh),tái bản năm 1972.

- 1935: Tập II, Verses of Uplift (Udàna), Kinh Phật Tự Thuyết và “As It Was Said” (Itivuttaka), Kinh Phật Thuyết Như Vậy; cả hai đều thuộc Tiểu Bộ Kinh, tái bản năm 1948.

Sau gần 40 năm (1913-1952) đóng góp cho sự truyền bá, phát triển PhậtGiáo tại các nước Tây Phương qua công trình nghiên cứu, dịch thuật kinhtạng Pali ra Anh ngữ, F. L. Woodward đã qua đời tại Tasmania (Úc Ðại Lợi) vào ngày 3 tháng 11 năm 1952 hưởng thọ 81 tuổi. Sự vĩnh viễn ra đi của học giả Woodward không những là một mất mát lớn lao cho hàng Phật tử hậu thế tạicác nước Âu Mỹ mà còn chung cho cả thế giới Phật Giáo chúng ta ngày nayvà mãi mãi sau này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2018(Xem: 6150)
TƯỜNG THUẬT NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562 TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018 Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức.
07/06/2018(Xem: 5817)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện hay chìm khuất đâu đó trong màn sương của những tham vọng của từng con người, vì cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhau và xã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ…
07/06/2018(Xem: 7070)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.
06/06/2018(Xem: 5897)
Quét Rác Vườn Tâm Quang Minh Như thường lệ, sáng sớm chú tiểu An Tâm dậy sớm tụng kinh niệm Phật và sau khi ăn sáng xong thì chú tiểu An Tâm quay lại với công việc hằng ngày của chú là quét lá sân chùa. Và nếu chú tiểu An Tâm mà không quét lá ngày nào thì ngày đó sân chùa sẽ toàn lá cây, bụi bặm không được sạch sẽ.
05/06/2018(Xem: 6796)
THÔNG BẠCH AN CƯ KIẾT HẠ TẠI NHƯ LAI THIỀN TỰ Từ 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 Tại NHƯ LAI THIỀN TỰ Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng - Ni và quý Đồng hương Phật tử. Trượng thừa ân đức Tam Bảo và vâng lời Tăng sai, năm nay NHƯ LAI THIỀN TỰ được ủy nhiệm của Giáo Hội V/v tổ chức An Cư Kiết Hạ 7 ngày từ 5 giờ chiều 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 tại Bổn Tự số 3340 Central Ave, San Diego, CA 92105.
05/06/2018(Xem: 6877)
Thông Báo: Tham Dự Khoá Tu "Returning Home" 2018 Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ - Số lượng dự kiến: 150 bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Khoá Tu "Returning Home" sẽ được diễn ra ngày 17/06/2018 tại Như Lai Thiền Tự (San Diego - California - Hoa Kỳ) dành cho các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt.
05/06/2018(Xem: 8230)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
03/06/2018(Xem: 6708)
Mùa đông gió bão năm 1973, Ôn về Phật học viện Hải Đức, trong hai tuần lễ làm Phật sự. Mấy lần lên hầu thăm Ôn, đều thấy Ôn bận chỉ vẽ cho mấy Thầy xây Non Bể Bản Đồ Việt Nam, tôi cũng giúp mấy Thầy tìm mua cho ra những ngôi chùa, cái tháp, cái cầu, tượng Phật, ông câu, voi, rùa, thỏ v.v...
03/06/2018(Xem: 5967)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
01/06/2018(Xem: 29832)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]