Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Robert Chalmers (1858-1938)

29/03/201103:01(Xem: 8159)
7. Robert Chalmers (1858-1938)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

ROBERT CHALMERS (1858-1938)

Robert_ChalmersSinh ngày 18-08-1858 tại Anh quốc, Robert Chalmers:

- Tốt nghiệp Tiến Sĩ Văn Chương (D. Litt.) tại Ðại học Oxford (miền trung nam nước Anh).

- Hội viên trường Oriel College (thành lập năm 1326 thuộc đại học Oxford).

- Hội viên Bảo Tàng Viện Anh quốc (Trustee of the Brit- ish Museum).

- Hội viên Hàn Lâm Viện Anh quốc (Fellow of the British Academy).

- Chủ tịch Hội Hoàng Gia Á Châu (President of the Roy- al Asiatic Society).

Robert Chalmers là con trai độc nhất của ông John và bà Juliet Chalmers. Khi còn nhỏ, ông được gia đình gửi đến học trường City of London. Năm 1877, ông ghi tên nhập học trường Oriel College. Ðầu tiên ông chọn học môn cổ điển (classics); sau ông bỏ ngành cổ điển, chọn khoahọc làm môn chính và môn phụ là sinh vật học (biology). Có lần ông địnhđổi sang học ngành bác sĩ y khoa (medicine).

Năm 1822, ông đỗ đầu trong kỳ thi vào trường Hành Chánh Dân Sự Cao Cấp (Higher Administrative Division of Civil Service)để học ngành tài chính (Treasury). Ông tiến rất nhanh, xuất sắc về các môn kế toán và thống kê. Năm 1903, ông nhận giữ chức vụ Phó Thư Ký (Assistant-Secretary) và sau đó Trưởng Phòng Kế Toán (Accountant-General) ở Bộ Hải Quân. Năm 1907, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch suốt 4 năm ở Sở Thuế Vụ Nội Thương (Board of Inland Revenue) tại Anh quốc. Robert Chalmers lập gia đình lần đầu tiên năm 1888 với Maud Mary, con gái ông J.G. Forde Piggott. Bà này qua đời năm 1923 có được với Chalmers ba người con, hai trai một gái. Hai người con trai, một gianhập quân đội, và người kia làm luật sư. Cả hai đều hy sinh trong trận thế chiến thứ nhất năm 1915. Năm 1935, R. Chalmers tái kết hôn với Iris Florence, con gái của ông John Biles và là quả phụ của giáo sư R. Latta.Nhưng lần thứ hai lập gia đình này, R Chalmers không có người con nào.

Nghiên Cứu Phật Giáo Qua Thánh Ngữ Pali Trong Thời Gian LàmThống Ðốc Xứ Tích Lan

Một trong những lý do khiến R. Chalmers muốn đến Tích Lan (Sri Lanka)- nơi có nhiều chư Tăng, học giả thông suốt tiếng Pali, là vì ông thíchnghiên cứu thánh ngữ này khi ông còn theo học tại trường Hành Chánh, như trong một đoạn thư viết dưới đây của ông H. Butterfield, tổng thư kýtrường Pe- terhouse College (thành lập năm 1824 thuộc Ðại học Cam- bridge, Anh quốc) cho biết:

Tôi còn nhớ R. Chalmers có lần đã bảo với tôi rằng khi ông làm công chức ở ngành Hành Chính, ông cảm thấy ông có khả năng để học hỏi thêm một cổ ngữ, nên ông đã chọn Pali là thứ tiếng mà ông nghĩ rằng ông có thể nghiên cứu”.

Hơn nữa, trước khi đến nhận chức Thống Ðốc xứ Tích Lan (Governor of Ceylon) từ năm 1913 đến 1916, R. Chalm- ers đã theo học Pali nhiều năm với giáo sư Rhys Davids (1843-1922) tại Anh quốc, và ông ta cũng đã bắt đầu phiên dịch các kinh điển Phật Giáo từ Pali ra Anh văn.

Thực vậy, trong thời gian ở Tích Lan, R. Chalmers đã tỏ ra là một nhàngữ học Pali uyên bác khiến các học giả, chư Tăng Tích Lan bấy giờ rất khâm phục. Có lần ông được mời chủ tọa buổi lể phát thưởng tại trường đại học Ðông Phương (Vidyodaya Pirivena) ở Colombo (thủ đô TíchLan); chư Tăng Tích Lan tưởng R. Charlmers không thể nói rành tiếng Pali, nên họ đã yêu cầu ông trong buổi lễ phát biểu bằng Anh văn, và sẽ có người dịch ra tiếng Sinhalese (Tích Lan). Nhưng R. Chalmers đã từ chối bảo rằng ông có thể nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Pali. Và, trongsuốn hơn nửa giờ, trước đông đảo quần chúng, chư Tăng Tích Lan, R. Chalm- ers đã phát biểu tiếng Pali trôi chảy, rõ ràng từng chữ, với câu kết luận khiến mọi người hiện diện hôm đó vô cùng ngạc nhiên và thán phục: “Tôi cầu mong Thánh ngữ Pali sẽ được mãi mãi phát triển tại đảo Tích Lan” (May this noble Pali Language ever flourish in Lanka).

Tại Tích Lan, R. Chalmers tiếp tục công trình nghiên cứu Phật Giáo qua cổ ngữ Pali. Theo bà Rhys Davids (1858- 1942) cho biết, trong thời gian ở đây, ông ta đã chuẩn bị cho ấn hành (phiên âm Pali theo mẫu tự LaTinh) tập Papanca- Sùdani, chú giải về Trung Bộ Kinh (MajjhimaNikaya),với sự cộng tác của các học giả, chư Tăng Tích Lan bấy giờ, nhất là Thượng Tọa Ramalàne Dhammàràna. Trong thư đề ngày 25-06-1915 do bí thư của R. Chalmers ký thay ông ta để phúc đáp cho T.T. Dhammàràna có đoạn viết như sau:

Tôi đã trình bày sự việc với ông thống đốc (R. Chalm-ers) về lờithỉnh cầu ghi trong thư của Thượng Tọa đề ngày 24 tháng 6 vừa qua, việcThượng Tọa muốn gặp ông thống đốc để thảo luận về công tác hoàn tất và cho ấn hành cuốn Papanca-Sùdani mà ông R. Chalmers đã mong đợi từ lâu, tôi kính xin trả lời để Thượng Tọa rõ là hiện nay ông Thống Ðốc chưa có thì giờ, nhưng ông ta rất mong được gặp, tham khảo ý kiến với Thượng Tọatrong công trình phiên dịch này vào một ngày khác thuận tiện, mà tôi sẽthông báo cho Thượng Tọa biết sau”.

Những Ðóng Góp Của R. Chalmers Cho Nền Phật Học TâyPhương

a) Tham gia Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Phật Giáo Pali và Ban Dịch Thuật toàn bộ Kinh Bổn Sanh (Jataka)

Sau khi về hưu, R. Chalmers được mời làm giáo sư dạy ở trường Peterhouse College, và tại đây ông tiếp tục nghiên cứu cả hai cổ ngữ Sanskrit (Phạn) và Pali. Dưới sự hướng dẫn, khuyến khích của Tiến Sĩ RhyDavids (1842-1922), R. Chalmers đã tham gia Hội Phiên dịch Kinh Tạng Pali (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn, và Ban Dịch Thuật gồm nhiều học giả do giáo sư E.B. Cowell (1826-1903) thành lập tại Cambridge (Anh quốc) để dịch toàn bộ Kinh Bổn Sanh (Jatakas) gồm 550 mẩu chuyện tiền thân của đức Phật từ Pali ra Anh văn.

b) Công trình phiên âm, dịch thuật Kinh tạng Pali

Dưới đây là những bộ kinh do R. Chalmers đã phiên âm Pali theo mẫu tựLa Tinh (Romanized Pali):

- 1896-1898: Tập II, Majjhima Nikàya (Trung bộ Kinh) thuộc Kinh tạng (Sutta Pitaka).

- 1899-1902: Tập III, Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh) thuộc Kinh tạng.

R. Chalmers cũng đã dịch từ nguyên bản Pali ra Anh văn các bộ kinh:

- 1895: Tập (Vol.) I, Stories of Buddha’s Former Births (Jatakas),gồm 150 mẩu chuyện Tiền thân của đức Phật, trong Tiểu bộ Kinh (KhuddakaNikàya) thuộc Kinh Tạng. Tập này được xuất bản trong toàn bộ 6 tập (Vols.) dưới sự chủ biên của học giả E.B. Cowell.

- 1926: Tập I, Further Dialogues of the Buddha (Majj-hima Nikàya),Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1927: Tập II, Further Dialogues of the Buddha (Majj-hima Nikàya),Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1932: Woven CAdences (Sutta Nipàta), Kinh Tập hay “Những bàiPháp sưu tập” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) thuộc Kinh Tạng.

Tập này gồm 300 trang do Ðại học Harvard tại Boston (Hoa Kỳ) xuất bảncuốn thứ 37 trong bộ “Ðông Phương Học” (Harvard Oriental Series).

R. Chalmers qua đời năm 1938 tại Anh quốc, hưởng thọ 80 tuổi. Trước khi mất, ông đã hiến tặng toàn bộ thư viện gồm nhiều kinh sách Pali giá trị của ông cho bà I. B. Horner, một học giả Pali lúc ấy đang làm quản thủ thư viện tại trường Newnham College, thuộc đại học Cambridge; và saunày bà được bầu làm chủ tịch “Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali” (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn từ năm 1959-1981.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2016(Xem: 20565)
Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng. Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.
02/07/2016(Xem: 28356)
Có một ông Lão kéo một xe gạo nặng nề lê bước trên đường vừa đi vừa thở hổn hển​,​ vô tình bánh xe chao đảo ​vì ​va vào một cục đá bên đường, làm cả xe gạo​lật ngang.​ Ông lão cố hết sức nâng xe gạo lên, nhưng​ không nâng lên nổi. Ông mệt mõi​,​ mồ hôi nh​ễ nhại, trời nắng chang chang​.​ Ông ​bất lực, ngồi bệch xuống đ​ường.​ ​​N​hìn xung quanh​, ô​ng thấy một ngôi Chùa​. Bên ngoài ngôi Ch​​ùa là những chiếc xe hơi lộng lẫy​.
29/06/2016(Xem: 6895)
Là người con Phật ai ai trong chúng ta cũng luôn tưởng nhớ đến Ngài và những lời dạy quý giá hơn vàng của Ngài. Là con Phật, chúng ta luôn quán tưởng và ứng dụng Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và 37 Phẩm Trợ Đạo. Đây là những gì căn bản nhất, cốt túy nhất. Đây là những thứ mà ta luôn nhớ nằm lòng. Tôi cũng vậy.
21/06/2016(Xem: 11339)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời Ngài Dalai Dama Thứ 14 giảng pháp cho đại chúng trong 2 ngày thứ 7 và Chủ Nhật ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2016. Đây là một thiện duyên cho cộng đồng người Việt hải ngoại mà đặc biệt là người Việt tại Hoa Kỳ.
19/06/2016(Xem: 8920)
Xin tưởng niệm một ân nhân nước Việt - Sáng lập con tàu ánh sáng cứu người… - (Thời cộng sản mới “yêu tự do tha thiết” - Biển muôn trùng cố chèo chống đến nơi)
19/06/2016(Xem: 10349)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang kheo sắc dưới những tia nắng ấm áp ban mai. Trong số những loài hoa đó, có hai đoá hoa hồng tuyệt đẹp, nổi bất hơn cả
18/06/2016(Xem: 12968)
Bài phát biểu lay động của Thủ tướng Bhutan, Xuất hiện trong TED - chương trình phi lợi nhuận với những câu chuyện truyền cảm hứng từ những con người thành công trên toàn thế giới, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có những chia sẻ cảm động về vấn đề biến đổi khí hậu ở quốc gia mình. Bhutan nằm trên dãy Himalaya vùng Nam Á, được bao trọn xung quanh bởi núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn nghèo khó, lạc hậu nhưng được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những con người hiền lành, sống chan hòa với thiên nhiên và hạnh phúc nhất thế giới.
14/06/2016(Xem: 6600)
Ở miền bắc Việt Nam, tiếc thay, đến chùa phần nhiều là người lớn tuổi thậm chí phần lớn là các cụ bà, rất ít các cụ ông. Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” tồn tại biết bao năm nay. Tuy nhiên, mừng thay, quan niệm sau lầm này đang đần dần thay đổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Tuổi nào bắt đầu tu, tuổi nào nên đến chùa?
13/06/2016(Xem: 7591)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
13/06/2016(Xem: 9149)
Khi vị Đạt Lai Lạt Ma hai mươi bốn tuổi thấy đám đông, ngài nhủn người ra và lau nước mắt liên tục. Mọi thứ ngài đã trải nghiệm trong vài tháng huyên náo đó - sự gia tăng áp lực của Trung Cộng ở Lhasa, sự đào thoát khốn khổ qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, việc cuối cùng nhận ra rằng ngài đã trở thành một người tị nạn - tất cả đã kết tụ lại trong giây phút ấy. Những cảm xúc mâu thuẩn ấy ngài đã từng kềm chế vở òa. Và ngài đã lau nước mắt như ngài chưa từng làm như vậy bao giờ trước đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]